Bé gái 5 tuổi hết động kinh sau nhiều năm điều trị không khỏi
Sau một thời gian dài điều trị căn bệnh động kinh bằng thuốc, bé gái vẫn không kiểm soát được cơn động kinh. Ngày nào cũng xuất hiện 2, 3 cơn động kinh khiến bé gái phải nhập viện.
Kết quả chụp MRI cho thấy não của bé gái H.Q.H. (5 tuổi, ngụ tại TP.HCM) bị tổn thương xơ hóa mặt trong thùy thái dương trái – Ảnh: BVCC
Ngày 27.9, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay các bác sĩ ở đây vừa điều trị dứt điểm tình trạng động kinh ở một bé gái 5 tuổi sau nhiều năm điều trị bằng thuốc tại một bệnh viện nhi trên địa bàn TP.HCM vẫn không khỏi.
Bé gái này là cháu H.Q.H. (5 tuổi, ngụ tại TP.HCM) nhập viện trong tình trạng cơn động kinh không kiểm soát. Qua điều tra bệnh sử cho biết, bé H. bị chứng bệnh động kinh vào năm 2016 và được người nhà chữa trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh viện này đã điều trị cho bệnh nhi với liều thuốc trị động kinh tăng dần và thay đổi nhiều nhóm thuốc khác nhau nhưng suốt 3 năm qua, nhưng bé vẫn không kiểm soát được cơn động kinh.
Cách thời gian nhập viện khoảng 1 tháng, ngày nào bé H. cũng lên cơn động kinh từ 2, 3 lần, kéo dài khoảng 10 – 20 giây. Tình trạng trên ngày càng nặng, gia đình liền đưa cháu đến Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị.
Tại đây, sau khi chụp MRI não, các bác sĩ phát hiện não của bé bị tổn thương xơ hóa mặt trong thùy thái dương trái. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị xơ hóa hồi hải mã thùy thái dương trái/ động kinh kháng trị.
Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt bỏ ổ xơ hóa hồi hải mã thùy thái dương trái bằng vi phẫu, dưới hướng dẫn Navigation (hệ thống định vị không khung).
Video đang HOT
Sau khi phẫu thuật bệnh nhi tỉnh táo, không yếu liệt, không có cơn động kinh nào, vết mổ khô sạch, không sốt. Các bác sĩ tiến hành điều trị bằng thuốc Depakine 200mg. Sau đó, bệnh nhân giảm liều Depakine 100mg và dừng hẳn sử dụng thuốc này. Sau 2 tháng phẫu thuật, bệnh nhi tiếp tục chụp MRI não để kiểm tra thì phát hiện ổ xơ hóa hồi hải mã đã được cắt bỏ hoàn toàn.
Bác sĩ Chu Tấn Sĩ – khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết bệnh động kinh có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật tuy là phương pháp ít phổ biến hơn, nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, nhất là khi họ không còn đáp ứng tốt với bất kỳ phương pháp nội khoa nào khác.
Theo bác sĩ Sĩ, động kinh là bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não (chất xám) và gây ra sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát.
Điều này đã làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động. Tần suất chung khoảng 4-10/1000 dân. Xuất hiện đều nhau ở cả nam và nữ. 50% ở trẻ dưới 10 tuổi và giảm dần theo tuổi.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh động kinh đều không rõ nguyên nhân, còn gọi là động kinh vô căn. Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ khác do yếu tố duy truyền; bất thường về yếu tố hóa học trong não; mất cân bằng giữa chất dẫn truyền thần kinh dạng ức chế; tổn thương não bộ; sử dụng một số loại thuốc, hóa chất gây ảnh hưởng đến não…
Hồ Quang
Theo motthegioi
Ăn đồ nướng nhiều làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột già
Đồ nướng đang trở thành một món ăn được yêu thích hàng đầu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và phù hợp với thời tiết. Vậy việc thường xuyên ăn đồ nướng liệu có tốt?
Với hương vị và màu sắc hấp dẫn bắt mắt nên đồ nướng được rất nhiều người ưa chuộng (Ảnh minh họa)
Ăn đồ nướng tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hại đối với sức khỏe
Đồ nướng là một trong những nét ẩm thực độc đáo được rất nhiều người ưa chuộng và yêu thích. Đồ ăn này gây hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt và kĩ thuật nấu ăn đơn giản. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều đồ nướng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Huy - trưởng khoa ngoại tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, khi ăn thực phẩm bị đốt cháy trên ngọn lửa gas, chất dinh dưỡng kèm theo AGE - là hợp chất glycate hóa bền vững giúp thực phẩm có màu hấp dẫn sẽ đi vào tế bào, mạch máu, các mô... AGE xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương tổ chức mô lành, còn gây các bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh.
Đồ nướng bằng than có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tuột già (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, đồ nướng được nướng trực tiếp trên bếp than củi hay than hoa cũng cực kì gây hại cho sức khỏe. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thịt hay cá nướng trên than sẽ khiến mỡ nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng, chất này khi ăn vào cơ thể sẽ đến gan và biến thành chất độc, chất độc đó xuống ruột, gây nguy cơ ung thư ruột già. Bên cạnh đó việc nướng trên bếp than cũng tạo ra nhiều khí CO. Đây là loại khí rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu chẳng may hít phải.
Những lưu ý khi ăn đồ nướng để tránh gây hại sức khỏe
Mặc dù đồ nướng tuy ngon nhưng ăn nhiều đều không tốt. Mỗi người chỉ nên ăn vừa phải, ăn cách quãng và ăn có mức độ. Sau khi ăn đồ nướng một lần thì nên nghỉ một tuần đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn quá nhiều đồ nướng không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, khi ăn đồ nướng thường ăn nhiều chủ yếu thịt, cá, hải sản... sẽ làm tăng nguy cơ làm mất cân đối khẩu phần ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng như quá tải các cơ quan khác, do đó để đảm bảo sức khỏe nên ăn kèm với nhiều loại rau củ quả, trái cây và không nên uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt, nước có ga.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, khi ăn đồ nướng bạn tuyệt đối không nên để đồ ăn cháy khét. Nguyên nhân vì khi đồ ăn bị khét sẽ có một lớp HCA độc hại ảnh hưởng tới hệ gen của bạn. Đây là mấm mống có thể gây ra bệnh ung thư trực tràng và ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Không nên ăn đồ nướng bị cháy để tránh gây hại sức khỏe (Ảnh minh họa)
Trước khi nướng, nên bọc thực phẩm vào giấy thiếc hoặc đất sét. Lớp bọc này chịu được nhiệt độ cao, lại bảo vệ thức ăn không bị quá lửa, nên món ăn sẽ giữ được nước, giảm nguy cơ bị cháy cho thực phẩm, dùng dụng cụ nướng phải đảm bảo vệ sinh và an toàn. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng bếp nướng halogen ánh sáng hoặc lò nướng chân không đa năng để không sinh ra khí độc hại cho môi trường xung quanh.
Theo giadinhvietnam
Bác sĩ ơi: Làm thế nào để giảm nguy cơ bệnh tim mạch? Bác sĩ ơi, ở lứa tuổi nào thì có nguy cơ bị bệnh tim mạch và cần phải bắt đầu chú ý đến việc đề phòng bệnh? Làm thế nào để giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở mỗi lứa tuổi khác nhau? (Ngô Nguyên Khánh, 36 tuổi, ngụ Cần Thơ) Ở lứa tuổi nào cũng cần quan tâm tới những biện pháp...