Bé gái 5 tháng tuổi khốn khổ với đủ thứ bệnh hành hạ cơ thể
Mới 5 tháng tuổi mà bé đã nhập viện gần chục lần với đủ thứ bệnh như viêm họng, viêm phổi, sốt cao… Mỗi lần ho, bé như ngừng thở vì bệnh tim hành hạ, tay chân co cứng, gương mặt tím tái và đôi mắt như dại đi vì mệt mỏi.
Đó là hoàn cảnh đáng thương của bé Lê Thị Mộng Cầm (sinh ngày 26/11/2013). Anh Lê Văn Hóa (sinh năm 1990) và chị La Thị Cẩm Tấn (sinh năm 1995) là cha mẹ Mộng Cầm. Trẻ tuổi lại ít học nên thiếu hiểu biết, Hóa và Cẩm Tấn “vỡ kế hoạch”, trong 3 năm sinh 2 lần được 3 đứa con. 2 bé đầu sinh đôi gần 2 tuổi thì Mộng Cầm ra đời. Em bất hạnh hơn hai chị gái vì mới sinh ra đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh, có bất thường vách ngăn tim.
Mới sinh ra Mộng Cầm đã liên tục đau yếu. Nay bệnh này, mai bệnh khác, nhiều nhất là bị viêm phổi do cơ thể quá yếu ớt. Mẹ bé, chị Cẩm Tấn cho biết: “Tháng 30 ngày thì nó bệnh hết 29 ngày. Cứ nhập viện chữa hết bệnh về nhà được vài ngày nó lại bệnh tiếp, cứ ho và sốt miết!”.
Cứ đặt nằm xuống sàn nhà là Mộng Cầm trăn qua, trở lại và ho không dứt, miệng phì phèo nước bọt như khó thở
Thấy cơ thể bé quá yếu ớt lại đau ốm liên miên, các bác sĩ ở bệnh viện tỉnh Đồng Tháp cho bé chuyển lên bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) thăm khám chuyên sâu mới biết bé bị bệnh tim bẩm sinh, vách ngăn tim bất thường, hẹp nhẹ van động mạch chủ cần phẫu thuật sớm. Để có thể phẫu thuật cho bé, các bác sĩ phải chờ bé khỏe lại, bồi bổ sức khỏe để đảm bảo cho ca mổ thành công. Thế nhưng, tháng 3 bé nhập viện 1 lần, vừa hết sốt bác sĩ bảo đi nộp tiền ứng để làm xét nghiệm chuẩn bị phẫu thuật là vợ chồng Hóa – Tấn lại ôm con về nhà.
Hóa bảo: “Để tiện chữa trị cho con, em đưa cả nhà lên Bình Dương ở trọ rồi kiếm việc làm thuê. Vợ em ở nhà trông con cả ngày, còn em làm trong xưởng mộc mỗi tháng được chừng 2 triệu đồng chẳng đủ gạo mắm nuôi mấy mẹ con nó nữa thì làm sao mà mổ tim. Trong túi em đến khi lãnh lương mới có được mấy trăm ngàn, mà cứ mỗi lần ứng viện phí là mấy triệu bạc, làm sao em có tiền đóng mà mong mổ cho con!”.
Ông Võ Văn Phố, Chủ tịch xã Hòa Long, Lai Vung, Đồng Tháp xác nhận gia đình Hóa là hộ nghèo ở địa phương, hoàn cảnh rất khó khăn nên việc chữa trị cho con nhỏ là không có khả năng. Ở nhà, cha Hóa làm nghề đan nơm cho bà con xung quanh bắt cá, khi có ai thuê thì đi làm mướn, thu nhập thất thường. Cha mẹ Cẩm Tấn thì quá nghèo nên bỏ nhà, bỏ xứ đi làm công nhân ở Bình Dương, chỉ đủ nuôi thân và em nhỏ của Tấn.
Gia đình Hóa túng bấn đến nỗi không thuê nổi căn phòng trọ để ngã lưng. Cả nhà 5 người phải xin ở ké cha mẹ vợ trong căn phòng trọ ẩm thấp, nóng hầm hập và rộng chưa đến 10m2. Tối đến, cả nhà Hóa được chia cho 2m2 dưới sàn nhà và ưu tiên cái võng cho Mộng Cầm nằm. Còn cái gác tầm 5m2 thì cha mẹ vợ Hóa, cậu vợ Hóa và em vợ Hóa chen chúc nhau nằm.
Cái góc nhỏ chừng 2m2 này là không gian của 5 cha con Hóa được cha mẹ vợ cho ở ké mà không mất tiền thuê nhà
Từ ngày ở bệnh viện Nhi đồng 1 trở về, Mộng Cầm cũng chẳng khỏe hơn. Cứ dăm ba ngày lại sốt li bì cả tuần lễ mới hết, vợ chồng Hóa mua thuốc về chăm con tại nhà mà chẳng dám đi viện. Mà Mộng Cầm chẳng bao giờ sốt không, bao giờ cơn sốt cũng đi kèm với những đợt ho không dứt.
Trong đơn thuốc bác sĩ ghi rõ phải đi khám lại ngay nếu bé có 1 trong những triệu chứng như co giật, ngủ li bì hay vật vã, bứt rứt, thở mệt, nôn ói nhiều, sốt cao liên tục… Thế nhưng, cuối tháng không tiền nên Hóa đành để con nằm nhà chăm sóc, không dám đưa đi viện vì chẳng còn đủ tiền bắt 1 cuốc xe ôm.
Chị Nguyệt trọ ở cạnh phòng Hóa tặc lưỡi cho hay: “Mỗi lần nó ho cứ như là muốn ngừng thở, mặt tím bầm lên, môi tái nhợt và miệng thì thở khò khè, nước miếng phun thành bong bóng. Cứ tối đến là bé lại khóc nức nở vì khó chịu và đau đớn. Cha mẹ dỗ sao cũng không nín. Cô chủ nhà cũng ngại, cứ sợ nó mất trong nhà trọ sẽ xui xẻo mà không đành lòng đuổi nhà bé đi”.
Video đang HOT
Đầu tháng 4, Mộng Cầm lại sốt cao liên tục hơn tuần lễ không dứt nhưng gia đình Hóa chẳng dám đi viện vì trong túi không còn đồng nào. Đến giữa tháng, vừa lãnh lương được 2 triệu, trả nợ tiền mua chịu gạo mắm tháng trước còn vài trăm ngàn Hóa lại bắt xe buýt dẫn vợ con đi nhập viện. Được tuần lễ thì bệnh viêm phổi của Mộng Cầm mới tạm lui, các bác sĩ lại đề nghị gia đình nên cho bé mổ tim để tránh hại sức, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nhưng mới nghe số tiền 1 triệu đồng đóng tạm ứng để xét nghiệm, vợ chồng Hóa lại bồng con về…
Hóa bảo: “Giờ em cũng chẳng biết tính sao. Được đến đâu hay đến đó chứ giờ nhà em có muốn vay mượn cũng chẳng ai dám cho thì lấy đâu ra tiền mà mổ tim cho nó. Làm được đồng nào em cũng ráng bòn mót mua thuốc cho nó uống bớt sốt, bớt đau thôi cứ còn biết làm sao!…”.
Nhìn cậu thanh niên mới 24 tuổi mà khắc khổ, nhỏ thó ngồi bên cô vợ ở cái tuổi chưa lớn cùng 3 đứa con nheo nhóc mà xót xa. Cẩm Tấn ôm con chờ chụp tấm hình mà bé Mộng Cầm cứ trằn qua, trở lại vì khó thở, chốc chốc lại ho ngặt nghẽo tưởng chừng như không dứt…
19 tuổi, Cẩm Tấn đã thành người phụ nữ hốc hác vì chăm bẵm 3 đứa con thơ, bất lực trước căn bệnh quái ác đang hành hạ con mình
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1393: Anh Lê Văn Hóa (bố của bé Lê Thị Mộng Cầm), phòng trọ cuối, nhà số 403B/27 tổ 27, khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0967.405.517 (gặp Hóa hoặc Cẩm Tấn) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Dựng 'pháo đài' cách ly bệnh nhi sởi ở TP.HCM
"Ngay khi bệnh sởi gia tăng và nghe tin Hà Nội có ca sởi tử vong, trong này chúng tôi đã tổ chức lọc bệnh sởi, cách ly ngay lập tức. Có lẽ nhờ vậy mà diễn biến bệnh sởi vẫn trong kiểm soát" - một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ.
Cách ly ngay từ khâu khám bệnh
Trong đợt kiểm tra công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhi sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 tại TP.HCM ngày 19/4, Bộ Y tế đã công nhận cách làm của các bệnh viện này là khá bài bản, chuyên nghiệp, cần nhân rộng.
Sởi được sàng lọc ngay từ khâu khám bệnh. Ảnh: Thanh Huyền.
Trao đổi với TS, bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Phó trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã cho biết về cách tổ chức, điều trị sởi tại đây.
Theo đó, ngay khi nhận thấy bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng và có ca tử vong ở Hà Nội, Ban giám đốc đã họp khẩn.
"Lãnh đạo bệnh viện cho lập ngay một phòng chuyên lọc bệnh sởi ở Khoa Khám bệnh với 40 bàn chuyên khám sởi. Khi bệnh nhân sởi có chỉ định nhập viện, phải qua một phòng sàng lọc nữa để xem có cần thiết tới mức nhập viện hay chưa", bác sĩ Huyên cho biết.
Ngoài ra, phụ huynh đưa con tới khám sởi sẽ được tiếp nhận truyền thông 2 lần. Lần thứ nhất tại phòng truyền thông về bệnh sởi, lần thứ 2 được chính bác sĩ khám bệnh tư vấn, hướng dẫn.
Phụ huynh được chỉ cách nhận biết các dấu hiệu khi bệnh sởi biến chứng, dạy cách chăm sóc trẻ lúc bị bệnh tại gia, khuyên trẻ đi chích ngừa sởi ở y tế địa phương... Dù các bé bị phát ban tới khám, không phải sởi cũng được khuyên đi chích ngừa.
"Chúng tôi cố gắng hạn chế các ca nhập viện. Bởi sởi là bệnh do siêu vi, chủ yếu chăm sóc nâng đỡ về thể trạng. Có nhập viện thì bác sĩ cũng chỉ can thiệp, cho dùng kháng sinh nếu bệnh nhi bị biến chứng, còn tất cả trông chờ vào sức đề kháng của cơ thể.
Vì thế nếu chưa nặng nhập viện làm gì để còn bị lây nhiễm thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác?", bác sĩ Huyên nói.
"Sởi thì không lo, lo nhất là biến chứng hậu sởi. Vì thế chúng tôi dặn dò cha mẹ phải theo dõi kỹ khi con có các biểu hiện viêm phổi để nhập viện kịp thời. Nhắc nhở phụ huynh nhớ vệ sinh răng miệng cho bé thật kỹ, bởi khi bị sởi trong miệng trẻ lở loét, nếu không chăm sóc tốt sẽ xảy ra biến chứng", bác sĩ Huyên nhấn mạnh.
Làm gì để tránh lây chéo
Việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân ngoại viện và khu vực điều trị cho bệnh nhân sởi nội trú được Bệnh viện Nhi Đồng 2 bố trí khá rạch ròi, bài bản.
Hãy bảo vệ trẻ bằng cách đưa con đi chích ngừa sởi. Ảnh: Thanh Huyền.
Trong Khoa Nhiễm của bệnh viện không chỉ có mỗi bệnh sởi mà còn nhiều loại bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu...
Chính vì thế, để tránh lây chéo sởi cho các bệnh nhi của khoa này, bệnh viện đã bố trí một "pháo đài" để cách ly hẳn với các bệnh nhi sởi.
Một dãy nhà trên lầu của Khoa Nhiễm được trưng dụng thành khu vực nội bất xuất, ngoại bất nhập, thậm chí còn bố trí nhà vệ sinh riêng. Phụ huynh chăm sóc con cái mình trong khu này phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách.
Ngay cuối dãy nhà chuyên điều trị cho bệnh nhi sởi có một phòng bố trí nhân viên y tế túc trực 24/24h, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ, theo dõi biến chứng sởi cho các bệnh nhi.
Chỉ cần ca sởi nào vừa bị viêm phổi, lập tức được các bác sĩ cho sử dụng dụng cụ thở NCAP ngay.
Bác sĩ Huyên chia sẻ: "Dụng cụ trợ thở này khá đơn giản, giá thành chỉ bằng 1/10 máy thở và vô cùng hiệu quả khi trẻ mới viêm phổi nhẹ. Chờ tới lúc biến chứng nặng mới cho dùng máy trợ thở thì lúc đó tính mạng mấy bé chỉ có...trời cứu".
Để khống chế được dịch sởi, các khoa của Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn phải biết..."chia lửa" với nhau.
Các khoa không chuyển bệnh nhi về Khoa Nhiễm nữa, tự giải quyết vấn đề của khoa mình, để Khoa Nhiễm tập trung lo cho bệnh nhi sởi. Nhờ thế tình trạng lây chéo bệnh sởi trong bệnh viện là rất ít.
Khống chế dịch sởi không chỉ mỗi ngành y tế mà đủ, cần có sự hợp tác của người dân. Bác sĩ Kim Huyên kêu gọi các phụ huynh hãy cho con đi tiêm ngừa sởi. Ngành y tế đã chuẩn bị mọi nhân lực, vật lực, sẵn sàng phục vụ tại các trạm y tế địa phương.
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 20 ca sởi nhập viện. Hiện tại, Khoa Nhiễm của bệnh viện này đang điều trị cho 70 trường hợp mắc sởi. Sởi nguy hiểm nhất với trẻ dưới 12 tháng tuổi do cơ thể bé còn mong manh, sức đề kháng kém. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng phụ huynh ở phía Nam có thể yên tâm hơn vì virus sởi tại TP.HCM lành hơn ở Hà Nội.
Thanh Huyền
Theo VNN
Xe cứu thương bỏ chạy, nạn nhân thoi thóp bị 'hôi của' Khi các tài xế xe cứu thương "bỏ chạy", cư dân mạng tỏ ra thông cảm. Tuy nhiên, thông tin nạn nhân bị hôi của khiến nhiều người thật sự phẫn nộ. Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang cho biết thân nhân của người bị nạn trong vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc TP.HCM - Trung...