Bé gái 4 tuổi nghi bị ba mẹ hành hạ hơn thời trung cổ
Bé gái 4 tuổi ở Bình Dương được cho là đã bị chính ba mẹ của cháu hành hung đến bầm tím, biến dạng mặt mũi.
Bé gái 4 tuổi nghi bị ba mẹ hành hạ hơn thời trung cổ
Theo tin tức trên 1 tờ báo điện tử, khoảng 16h30 ngày 12/9, người dân ở dãy trọ thuộc khu phố Nội Hoá 2, phường Bình An, nghe tiếng gào khóc khàn đặc của bé Đỗ Thị Kim Ngân (gần 4 tuổi) suốt nhiều giờ cùng với tiếng la hét của vợ chồng Đỗ Trọng Minh (27 tuổi, quê Đồng Nai) và Nguyễn Thị Thuỳ Trang (26 tuổi, quê Vĩnh Long). Sau khi nhiều người xông vào phòng trọ C3 thì phát hiện, bé gái bị trói nằm ngất lịm dưới sàn với gương mặt sưng húp, biến dạng, kiến bu đầy người.
“Lúc phát hiện cháu bé với bộ dạng thảm thương, nhiều người định xông vào đánh Minh nhưng lực lượng công an kịp đến ngăn chặn”, anh Lê Đức Mỹ – người đưa bé Ngân đi cấp cứu – nói.
Bé Ngân được người dân chăm sóc tại bệnh viện
Ngay sau đó, người dân đã đưa bé Ngân đến bệnh viện Đa Khoa Dĩ An. Sau khi được bác sĩ cho thở oxy và sơ cứu khoảng nửa giờ, bé Ngân tiếp tục được chuyển lên cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Các bác sĩ tại đây cho biết, sau gần một ngày được cứu chữa sức khoẻ bé Ngân hiện đã tạm ổn nhưng những vết sưng tấy, bầm tím vẫn còn nguyên trên khuôn mặt cháu. Những lúc mơ màng, bé khóc thét rồi la lớn: “Ba ơi đừng đánh con. Ba đừng chích điện con”.
Liên quan đến vụ việc, chiều tối ngày 12/9, sau khi nhận được tin báo của những người sống chung khu trọ về việc bé Ngân bị hành hung, Công an phường Bình An, TX.Dĩ An đã mời ba mẹ cháu bé về trụ sở công an để điều tra làm rõ.
“Khi nhận được tin báo của người dân, tôi đã cho lực lượng đưa ba mẹ cháu về trụ sở công an để xác minh làm rõ. Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra”, Trung tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng Công an phường Bình An, thị xã Dĩ An trao đổi với phóng viên báo Bình Dương.
Bước đầu, tại cơ quan công an, Minh và Trang không thừa nhận đã đánh bé Ngân mà cho đó là cách dạy con. Cặp vợ chồng này không đưa ra bất kỳ giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống với bé gái.
Người dân khu trọ bức xúc kể về việc bé Ngân bị ba của bé đánh đập.
Video đang HOT
Theo tin tức trên báo Bình Dương thì được biết, cách đây khoảng 3 tháng, khi bé Ngân ra chơi ở quán tạp hóa của bà Dương Thị Thu Hồng thì được bà Hồng phát hiện toàn thân bầm đen. Bà Hồng lên tiếng cảnh báo nếu tiếp tục đánh bé Ngân bà sẽ báo công an nên sau đó, ba bé đã nhốt kín bé Ngân nhiều tháng nay không cho ra ngoài.
Trong khi đó, theo thông trên báo Người lao động, qua xác minh của công an, ba mẹ của bé Ngân là Đỗ Trọng Minh, SN 1987, thường trú phường Tân Vạn, TP.Biên Hòa, Đồng Nai và Nguyễn Thị Thùy Trang, SN 1988, quê ở Vĩnh Long. Gia đình Ngân dọn đến khu trọ của ông Hoàng Minh Đức ở khu phố Nội Hóa 2, phường Bình An từ tháng 4/2014.
Phóng viên tiếp tục tìm đến khu trọ này để tìm hiểu vụ việc, nhiều người ở đây bày tỏ bức xúc. Anh Lê Văn Cơ, trọ ở phòng D3, cho biết: “Chính chúng tôi là người phát hiện và đưa cháu Ngân nhập viện. Tôi sẵn sàng chăm sóc cháu Ngân, thậm chí nhận nuôi cháu như con ruột của mình. Tôi chỉ mong ngành chức năng phải làm rõ việc ba mẹ lại hành hung con ruột của mình một cách quá dã man. Ở khu trọ này, nhiều người từng chứng kiến bé Ngân bị cha ruột hành hạ, đánh đập tàn nhẫn nhiều lần”.
Anh Nguyễn Duy Hưng, chồng chị Nhàn, người tận tình chăm sóc bé Ngân 2 ngày qua kể: Khoảng 16 giờ 30 ngày 12-9, khi anh Hưng cùng anh Cơ đang ngồi uống cà phê với vài người bạn thì có một đứa em ở sát phòng cháu bé chạy ra bảo rằng: “Con bé không đưa vào viện chắc nó sẽ chết. Mới tối hôm qua, ba nó lại đánh đập con bé tơi tả, bây giờ nó nằm bất động, mặt xanh tái”.
Nghe đến đây, anh Hưng và nhóm bạn của mình vội quay về khu trọ để tìm hiểu thực hư.
“Thấy con bé nằm co ro dưới nền nhà bất động, đầu và mặt đầy thương tích nên tôi gọi vợ và đứa em đến đưa con bé vào viện thì bị ba nó ngăn cản. Sau đó, người cha vô lương tâm này định trốn chạy, liền bị tôi giữ lại tại phòng trọ và điện thoại cho công an phường xuống làm việc. Ngay sau đó, mẹ của bé đi làm về cũng bị Công an phường Bình An đưa về trụ sở” – anh Hưng thuật lại sự việc.
Bà con trong khu trọ này cho biết mẹ của Ngân đang làm công nhân trên địa bàn. Ba Ngân trước đây làm bảo vệ, nhưng đã thất nghiệp 3 tháng nay. Cặp vợ chồng này sống khép kín, không quan hệ, chuyện trò với bất kỳ ai trong khu trọ.
Theo Xahoi
Trong tù vẫn học được, sao ở ngoài lại không?
Câu hỏi đó của chàng tân sinh viên xứ Huế Nguyễn Hoàng Tín khiến gần cả trăm người có mặt trong hội trường A1 của Trường ĐH Khoa học Huế lặng đi.
Ông Đặng Phước Mỹ, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế trao học bổng cho các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: Tiến Thành
Ông Nguyễn Dung (giữa) trao hoa cho đại diện các đơn vị và nhà tài trợ chương trình "Tiếp sức đến trường - Ảnh: Tiến Thành
Phụ huynh chăm chú theo dõi buổi trao học bổng "Tiếp sức đến trường" tại Thừa Thiên Huế - Ảnh: Tiến Thành
Tân sinh viên Nguyễn Hoàng Tín (phải) giao lưu, chia sẻ cảm xúc tại buổi trao học bổng "Tiếp sức đến trường" tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: Tiến Thành
PGS.TS Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao học bổng cho tân sinh viên - Ảnh: Tiến Thành
Ông Vũ Văn Bình, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên nghèo - Ảnh: Tiến Thành
Đại diện ban tổ chức chương trình và 91 tân sinh viên tỉnh Thừa Thiên Huế chụp hình lưu niệm tại buổi lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên nghèo - Ảnh: Tiến Thành
Cả hội trường xúc động trước ý chí đến với con đường đại học của một chàng trai trẻ trở về từ sau song sắt nhà tù.
Trước 90 tân sinh viên, 90 tấm gương nghèo vượt khó của vùng đất học cố đô, Nguyễn Hoàng Tín (nhân vật trong bài Từ nhà tù đến giảng đường đại học, Tuổi Trẻ ngày 23-8) nói: "Nhiều đêm em đã suy nghĩ vì sao mình vấp ngã mà không thể vực dậy được, mình phải vượt qua tất cả để làm lại cuộc đời như bạn cùng trang lứa".
Nén cảm xúc, Tín kể tiếp, nhiều lần ba mẹ thăm Tín trong nhà giam. Ba mẹ rưng rưng nước mắt nhưng vẫn kìm nén nỗi đau đó lại để không khóc mà vẫn luôn đặt kỳ vọng vào đứa con trai đã vì một phút lầm lỡ, thiếu suy nghĩ mà vướng vào vòng lao lý để giờ phải chịu hình phạt của luật pháp.
Tín cho biết với mong muốn làm lại cuộc đời ngay từ sau song sắt, Tín đã xin ba mẹ mang theo sách báo và các tài liệu ôn thi đem vào tù cho mình để em bắt đầu ôn thi. "Nhiều khi trong tù cơ cực, việc học khó khăn, em đã tự hỏi rằng mình có thế thi tiếp nữa được không. Và rồi em luôn tự nhủ phải tiếp tục học, phải tự học từ nay cho đến khi mãn hạn tù".
Thế rồi, hằng đêm chàng trai trẻ vượt qua nghịch cảnh để tự mình rèn bồi những kiến thức đã được thầy cô truyền giảng từ những năm học THPT.
"Nhiều đêm nằm gần nhà vệ sinh, gần những người bạn tù khó tính... mà mình vẫn có thể học được mà tại sao các bạn ở ngoài xã hội với sự quan tâm của gia đình lại không học được. Nếu có ước mơ, dù hoàn cảnh nào cũng phải vực dậy niềm tin bởi cha mẹ nào cũng ước ao con cái của mình thành công trên con đường học vấn." - Tín nói.
Bước qua những lỗi lầm của quá khứ, Tín có lời khuyên chân thật với những bạn bè cùng trang lứa rằng trước bắt cứ một việc gì thì cũng cần phải suy nghĩ thật kỹ bởi hậu quả của một việc xấu không đơn thuần chỉ bản thân mình hứng chịu mà còn là gánh nặng của cả gia đình mình.
PGS.TS Nguyễn Dung, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, chia sẻ tại buổi lễ: "Các suất học bổng sẽ là niềm động lực để các sinh viên nghèo của tỉnh Thừa Thiên - Huế bước qua những khó khăn bước đầu đển với ước mơ giảng đường." "Đồng thời, đây cũng là hoạt động thể hiện sự quan tâm của xã hội đến với những học trò nghèo vùng đất học Cố đô".
Ấy là một trong những phần giao lưu đầy xúc động của chương trình trao học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2014 cho tân sinh viên nghèo tại tỉnh Thừa Thiên - Huế do báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
91 suất học bổng (5 triệu đồng/ suất) đã được trao cho 91 tân sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, kinh phí chương trình do các mạnh thường quân trong câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" tỉnh Thừa Thiên - Huế tài trợ.
Tại buổi lễ, nhiều tân sinh viên dù đã nhận được học bổng lần này đã là những tấm gương vượt khó, nhưng khi nghe cô nữ sinh bán vé số Nguyễn Thị Như Quỳnh kể về hành trình vừa học vừa bán vé số cũng đã phải bày tỏ sự thán phục.
Quỳnh kể từ năm lớp 6 đã đi bán vé số trên các nẻo đường của TP Huế, chặng đường 6 năm bán vé số của Quỳnh giờ nhìn lại với lắm cơ cực, nhiều hôm phải bán đến mịt khuya mới về tới nhà.
"Năm lớp 12, xác định là phải giành nhiều thời gian học để đạt được ước mơ là chạm tay đến giảng đường đại học nhưng gánh nặng đồng tiền học phí vẫn cứ đè nặng lên đôi vai của mẹ nên em vẫn lặn lội bán từng tờ vé số bất kể ngày nắng hay ngày mưa" - Quỳnh nói.
Xen lẫn trong hàng ghế các tân sinh viên nhận học bổng có một cụ già đầu tóc bạc phơ đến hội trường từ rất sớm, đây là cụ Nguyễn Thị Hồng (82 tuổi, TP Huế), bà ngoại của tân sinh viên Nguyễn Thị Thùy Trang.
Bà Hồng cho biết Trang đã vào Sài Gòn để kịp nhập học vào ngày thứ 2 tuần tới, nhà neo người nên mình đã thay cháu đến nhận học bổng rồi đầu tuần nhờ người quen mang tiền vào cho cháu.
Theo Tuoitre
Sập mái nhà, cháu bé 2 tuổi chết thảm Ngày 11.4, Công an huyện Chơn Thành (Bình Phước) cho biết đã hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm khiến 2 người thương vong, trong đó có một bé 2 tuổi chết thảm. Hiện trường vụ tai nạn Trước đó, vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 10.4, anh Nguyễn Thành Nhân (31...