Bé gái 3 tuổi ngã từ tầng 12 ở chung cư không bị chấn thương sọ não
Mặc dù ngã từ tầng cao ở chung cư xuống nhưng bé gái 3 tuổi được anh Nguyễn Ngọc Mạnh đỡ đã không bị chấn thương sọ não.
Bác sĩ xem xét, kiểm tra tình trạng sức khoẻ bé H. (Ảnh – BV)
Đây là ý kiến của BS. Lê Giang – Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Nhi trung ương – khi đánh giá về tình trạng sức khoẻ của bé gái 3 tuổi ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung rơi tự do từ tầng 12A.
Video đang HOT
BS. Lê Giang cho hay: Kết quả chụp cắt lớp vi tính vi tính cho thấy sọ não của bé không có tổn thương tụ hay các vấn đề khác. Đối với trường hợp rơi từ độ cao như em bé 3 tuổi này, nếu không biết cách đỡ sẽ có chấn thương sọ não và các tạng trong ổ bụng, đồng thời, bé có thể gãy chân, gãy tay. Đối với người đỡ, nếu không biết cách đỡ có thể gãy cột sống cổ, gãy tay.
“Trong trường hợp này nếu không đỡ đúng cách thì cả 2 sẽ bị chấn thương. Tuy nhiên, bạn Mạnh là người biết cách đỡ khi vật nặng rơi từ trên xuống. Trường hợp của bệnh nhi này cực kỳ may mắn. Tôi không thể tưởng tượng được bệnh nhi lại có thể được cứu không bị chấn thương gì khi rơi từ tầng 13 xuống. Những trường hợp rơi tự do từ độ cao như vậy tử vong là chắc chắn xảy ra. Hiện, sức khoẻ của bé vẫn khá ổn, tỉnh táo, không nôn” – BS. Giang nói.
bé gái rơi từ trên cao xuống (Ảnh cắt từ video)
Qua thăm khám sơ bộ, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi chỉ bị trật khớp háng bên phải. Vì thế, bé đã được các bác sĩ nắn lại khớp, toàn trạng của bé cũng đã ổn định.
Trước đó, khoảng hơn 16h30 chiều 28/2, một bé gái khoảng hơn 2 tuổi ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can. Sau đó, bé treo mình lơ lửng ở tầng 12A và rơi tự do xuống.
May mắn, bé đã được anh Nguyễn Ngọc Mạnh, 30 tuổi, sống ở xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội nhanh tay hứng đỡ khi bé gái rơi xuống từ tầng cao. Sau sự việc anh Mạnh trao cháu bé cho người bảo vệ tòa nhà và cháu bé được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
Thuốc mới trị chứng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp
Hầu hết bệnh nhân tử vong trong thời thơ ấu do nhiễm trùng. Trước khi thuốc này được phê duyệt các lựa chọn điều trị duy nhất bao gồm chăm sóc hỗ trợ và các liệu pháp hướng đến các biến chứng phát sinh từ căn bệnh này.
Thuốc tiêm nulibry (fosdenopterin) vừa được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để giảm nguy cơ tử vong do thiếu hụt Molybdenum Cofactor typ A, một chứng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp, di truyền, thường xuất hiện trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời, gây ra những cơn co giật khó chữa, chấn thương sọ não và tử vong sớm.
Theo đó, bệnh nhân bị thiếu hụt Molybdenum Cofactor typ A bị tổn thương thần kinh nặng và tiến triển nhanh bao gồm co giật khó chữa, khó ăn và yếu cơ do tích tụ các chất chuyển hóa sulfit độc hại trong hệ thần kinh trung ương.
Hầu hết bệnh nhân tử vong trong thời thơ ấu do nhiễm trùng. Trước khi thuốc này được phê duyệt các lựa chọn điều trị duy nhất bao gồm chăm sóc hỗ trợ và các liệu pháp hướng đến các biến chứng phát sinh từ căn bệnh này.
Bệnh nhân bị thiếu hụt Molypden Cofactor typ A không thể sản xuất pyranopterin monophosphat (cPMP). Nulibry là một loại thuốc tiêm tĩnh mạch thay thế cPMP bị thiếu. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm các biến chứng liên quan đến đường truyền tĩnh mạch, sốt, nhiễm trùng đường hô hấp, nôn, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy.
Thuốc có thể gây tổn thương da và mắt do một số loại ánh sáng, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời (đã được nhìn thấy ở động vật). Vì vậy bệnh nhân điều trị bằng nulibry nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và bôi kem chống nắng, mặc quần áo bảo hộ và kính râm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Em bé bị chấn thương sọ não do ngã đập đầu xuống đất Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhi tỉnh, được rút nội khí quản, vết mổ khô, không còn tình trạng xuất huyết não. Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị chấn thương sọ não. Gia đình cho biết trước lúc...