Bé gái 2 tuổi chưa từng được nằm thẳng vì “cõng” khối u mỡ hiếm nặng tới 4kg
Cõng trên lưng khối u mỡ khổng lồ nặng tới 4kg, cô bé 2 tuổi chưa từng được nằm thẳng từ khi chào đời.
ThS. BS. Đặng Hoàng Thơm thăm khám cho bé (Ảnh: BVCC)
Cột sống biến dạng vì khối u quá to
2 năm trước, bé V., ở Lục Ngạn, Bắc Giang, chào đời với cơ thể không được lành lặn khi có khối u mỡ ở lưng và mông, teo thận trái, dị dạng bàn chân. Chị Giàng Thị H. – mẹ bé V. tâm sự: Việc cơ thể bé bị dị dạng đã được các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thông báo cho gia đình ngay từ khi bé đang là bào thai 8 tháng.
Khi bé tròn 2 tháng tuổi, chị H. đã đưa con đi khám ở bệnh viện tuyến dưới. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị u dị dạng bạch huyết. Tuy nhiên do khối u còn nhỏ nên bác sĩ khuyến gia đình đưa bé về nhà theo dõi. “2 năm qua, con gái tôi chưa bao giờ được nằm thẳng như những đứa trẻ khác. 6 tháng gần đây, khối u phát triển rất nhanh nên tôi mới cho con đi khám” – chị H. nói.
Bé V. với khối u to khổng lồ trước khi phẫu thuật (Ảnh: BVCC)
ThS. BS. Đặng Hoàng Thơm – Trưởng Khoa Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết, ở Bệnh viện, bé V. được chẩn đoán có khối u mỡ khổng lồ sau lưng, chiếm toàn bị vị trí vùng vai, lưng và một phần vùng mông. Trên phim, khối u của bé lan tỏa toàn bộ hai bên lưng, vai, lan qua giữa cột sống từ trái qua phải. Ngoài ra, bé còn có dị tật thận phải teo nhỏ, dị tật hai bàn chân.
“Sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận định khối u mỡ khổng lồ đã ảnh hưởng đến chức năng của bé. Khối u to, kích thước lớn vùng lưng luôn khiến bé có tư thế đối nghịch lại với khối u khiến bé phải cúi gập người khi đi lại. Lúc đến khám, cột sống của bé đang bắt đầu bị biến dạng, lồng ngực bên trái cũng biến dạng và căng phồng. Trường hợp này gia đình đưa bé đến bệnh viện cũng khá muộn”. – BS. Thơm nói.
Video đang HOT
Bác sĩ kiểm tra vết mổ cho bé (Ảnh: BVCC)
BS Thơm cho hay, bé V. là trường hợp có khối u mỡ khổng lồ. Thông thường, khối u chỉ to khoảng 5cm là các bé đã có chỉ định can thiệp loại bỏ u mỡ ngay. Tuy nhiên, đến nay khối u của bé V. đã có kích thước lên tới 40×45 cm – một khối u mỡ hiếm gặp.
Vì thế, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương đã quyết định phẫu thuật sớm để cắt bỏ hoàn toàn khối u mỡ vùng ngực lưng giúp bé có tư thế bình thường, hạn chế nguy cơ biến dạng cột sống, lồng ngực, giúp bé đi lại vận động tốt trong tương lai.
4 giờ đồng hồ cân não bóc tách u mỡ, bảo tồn da cho bé
Bé V. vào viện ngày 4/11 và được tiến hành phẫu thuật ngay trong ngày hôm sau (5/11). Do khối u mỡ nằm lan toả toàn bộ vùng lưng, ranh giới không rõ nên vấn đề đặt ra với các bác sĩ là ngoài cắt bỏ khối u còn phải tính toán bảo tồn lượng da che phủ.
“Nếu phẫu thuật không đúng, không đánh giá chi phối việc cấp máu vùng da thì da của bé có thể hoại tử. Khi đó, dù cắt được khối u nhưng toàn bộ vùng lưng không còn da sẽ phải ghép da. Các bác sĩ đã lên phương án phải bóc toàn bộ khối u vùng lưng, vai vì khối u đã bám sát cả vào khối cơ cột sống, tổ chức cơ lỏng lẻo. Vì vậy, các bác sĩ đã cố gắng hết sức để bảo tồn cơ, bảo đảm chức năng cơ giúp cột sống vững vàng và bảo đảm vùng da sau khi loại bỏ khối u không hoại tử” – BS Thơm chia sẻ.
ThS. BS. Đặng Hoàng Thơm – Trưởng Khoa Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh: BVCC)
Trong 4 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã loại bỏ được khối u mỡ khổng lồ, nặng tới 4kg cho cháu bé. Sau mổ, để tránh nguy cơ nhiễm trùng do tiết dịch, bé được chăm sóc đặc biệt và theo dõi sự sống của vạt da được khâu lại. Hiện, vết thương của bé đang hồi phục khá tốt, vạt da sống và dự kiến 3-4 hôm nữa, bé sẽ được xuất viện.
Mặc dù các bác sĩ đã loại bỏ khối u mỡ khổng lồ cho bé nhưng bé vẫn còn khối u ở vùng mông, bị teo thận trái, bàn chân bị dị dạng. Do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn chuyên khoa để phát hiện thêm cháu bé có thêm dị tật nào nữa hay không và tìm hướng điều trị tốt nhất cho bé trong tương lai. Khoảng 6 tháng nữa, khi sức khỏe cháu ổn định, các bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ khối u mỡ vùng mông cho cháu bé.
U mỡ là u lành tính thường gặp ở người lớn do lắng động chất mỡ nằm dưới da. U mỡ nằm ở nhiều vị trí như cổ vai lưng cánh tay. U mỡ lành tính nhưng dễ chẩn đoán nhầm với u phần mềm có xu hướng lành tính, hoặc u mỡ phối hợp dị dạng mao mạch bạch huyết…
Vì vậy cần phải có sự khám sàng lọc loại xem đúng u mỡ hay u khác. U mỡ với kích thước bé có thể theo dõi sống hòa bình. Khi u mỡ to hơn 5 cm thì phải cân nhắc phẫu thuật vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc nằm vị trí quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm: giãn thận, ứ nước, viêm thận, viêm đường tiết niệu, suy thận, teo thận.
BS Nguyễn Phước thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân sau ca mổ sỏi niệu quản, sỏi thận hai bên. Ảnh: Gia Nhi
* Suýt hỏng thận
Mới đây anh Đ.V.L (TP.Long Khánh) nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh trong tình trạng đau dữ dội vùng hông lưng trái, tiểu khó, thể trạng suy nhược. Ngay khi tiếp nhận, bệnh nhân được thăm khám, chụp CT-Scan và làm các xét nghiệm cần thiết.
Qua kết quả chụp CT-Scan, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có sỏi niệu quản hai bên, sỏi thận hai bên, hai thận đều giãn lớn, ứ nước độ 3, chức năng hai thận chỉ còn khoảng 3% so với người bình thường. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản phải.
BS Nguyễn Phước, Phó trưởng khoa Ngoại thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, trường hợp bệnh nhân L. nếu không xử trí kịp thời thì khả năng cao bệnh nhân sẽ hỏng hoàn toàn 2 thận, có thể phải chạy thận cả đời hoặc nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng. Rất may, nhờ được phẫu thuật và điều trị kịp thời, sau hơn 2 tuần, chức năng thận của bệnh nhân L. đã hồi phục được 70% và khả năng sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng 1 tháng tới. Hiện bệnh nhân đã được xuất viện về nhà.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành sỏi đường tiết niệu như: dị dạng đường tiểu; nhiễm trùng tiểu; ít uống nước; chế độ ăn uống không khoa học, khẩu phần ăn có quá nhiều oxalate, calci; yếu tố di truyền...
Theo BS Phước, sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; viêm quanh thận xơ hóa; suy thận; teo thận.
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận là những cơn đau âm ỉ vùng hố thắt lưng hoặc hai bên hông, đôi khi có thể có những cơn đau nhói, quặn thắt, bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, buồn nôn, sốt, mệt mỏi toàn thân.
"Khi có những dấu hiệu trên người dân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám bệnh, tránh tình trạng để lâu sẽ gây nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng" - BS Phước nói.
* Phòng ngừa sỏi thận
Để phòng bệnh sỏi thận và tránh bệnh tái phát, BS Phước khuyến cáo, cần uống đủ nước hằng ngày (trên 2 lít/ngày), tăng cường vận động, tập thể dục để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, không có cơ hội tạo sỏi; nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi; nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Cần hạn chế những đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá; hạn chế thực phẩm giàu protein (dưới 200g protein/ngày), thực phẩm giàu oxalate (như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành); xây dựng chế độ ăn ít muối và tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm...
Đặc biệt, người dân chú ý đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần, 6 tháng/lần và nên khám cả chuyên khoa thận - tiết niệu để phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh sỏi thận, tránh các biến chứng của bệnh.
Theo BS Phước, hiện nay việc điều trị sỏi thận tùy thuộc vào vị trí, kích thước, hình dáng và có biến chứng chưa mà có phương pháp điều trị khác nhau. Nếu sỏi nhỏ hơn 7mm, bệnh nhân có thể tự tiểu ra sỏi, còn nếu khi bệnh có biến chứng nhiễm trùng thì phải điều trị kháng sinh nhiễm trùng niệu. Đối với các sỏi lớn, hoặc có biến chứng thì phải phẫu thuật lấy sỏi (tán sỏi nội soi, lấy sỏi qua da, mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể).
Đi chơi thuyền bị đạn bắn xuyên tim, người phụ nữ thoát khỏi cửa tử, hồi phục thần kỳ Sau 2 tuần phẫu thuật, người bệnh bị đạn bắt xuyên tim đã hồi phục và được xuất viện. Bệnh nhân có thể dần trở lại với cuộc sống gần như bình thường, không để di chứng quá nặng nề. Ảnh minh họa Bệnh nhân Thôi Thị S (địa chỉ tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) bị đạn bắn xuyên tim khi đi...