Bé gái 14 tuổi sinh con sẽ đi học trở lại
Tối ngày 18/6, cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên cho biết, gia đình bé N.T.M.L (14 tuổi) đang làm các thủ tục để đưa bé trở lại trường trong thời gian sớm nhất, sau một loạt những biến cố lớn vừa xảy ra với bé.
Ngoài ra, gia đình bé L. cho biết do điều kiện kinh tế quá khó khăn nên gia đình đang có ý định cho con trai của bé L. cho một gia đình đàng hoàng, có khả năng nuôi dưỡng cháu nên người. Hiện tại cháu bé chỉ cân nặng hơn 2kg dù đã hơn 1 tháng tuổi.
Bé L. (bìa trái) mới 14 tuổi nhưng đã phải trải qua nhiều biến cố đau đớn
Sáng cùng ngày, bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) đã dẫn đoàn công tác của bệnh viện đến thăm hỏi, tặng sữa và hỗ trợ gia đình bé L. 3 triệu đồng.
Theo Dân trí đã đưa tin, vào khoảng tháng 9/2011, Võ Thanh Tâm (21, trú xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân), là con rể của cô ruột bé L., lúc này đang là học sinh lớp 8A trường THCS Nguyễn Viết Xuân, trú tại thôn Bình Tây, xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, đến chơi nhà bé L. Lợi dụng nhà không có người lớn, Tâm đã giở trò đồi bại với bé L.
Hơn 10 ngày sau, lợi dụng lúc cả nhà L. đi vắng, Trần Đặng Nguyên (25 tuổi, trú xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu), một người con rể khác của cô ruột L. cũng đến nhà L. mượn đồ sửa xe rồi lôi L. vào buồng làm bậy. Thấy L. van xin, khóc lóc, Nguyên còn dọa sẽ kể chuyện giữa L. và Tâm cho mọi người nghe.
Đến đầu tháng 4/2012, thấy bụng L. to lớn bất thường, gia đình liền truy hỏi và L. đã kể lại toàn bộ vụ việc. Quá choáng váng, gia đình L. đã làm đơn tố cáo hành vi của hai kẻ đồi bại lên cơ quan chức năng.
Ngày 19/4/2012, hai đối tượng Trần Đặng Nguyên và Võ Thanh Tâm đã bị Công an TX Sông Cầu bắt giam.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Cá độ làng!
Chán thức đêm ở những thành phố ồn ào, tôi quyết định "mò" về những ngôi làng xa lắc để xem không khí EURO thế nào. Cũng như bao nơi khác trên đất nước này, cư dân của những ngôi làng ấy cũng "ăn EURO, ngủ cùng EURO", cũng hỉ nộ ái ố đủ cung bậc theo đường lăn của trái bóng và sự lên xuống của... túi tiền.
EURO 2012 thu hút một lượng lớn Việt kiều Mỹ gọi điện về làng cá độ. Ảnh: H.V.M
Nhưng "làng" đã không làm tôi thất vọng bởi lần đầu tiên tôi chứng kiến những chuyện, những kiểu cá độ chỉ có... dưới làng mới có!
Khi những bà nội trợ bắt tỉ số
Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là nhà Tuấn - một người bạn ở thôn 2, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mới được mấy tuần trà, đã thấy trước cửa nhà xuất hiện 5 "mụ" đàn bà mặt mày nghiêm trọng xin cho gặp nhà báo. "Chết cha", tôi tái mặt, liên tưởng đến chuyện sẽ nhận đơn khiếu kiện, nhưng không phải. Sau một hồi vòng vo hỏi han, một trong 5 "mụ" đặt vấn đề: "Nghe tin có nhà báo về chơi, chị em tui đến để nhờ... tư vấn bắt tỉ số trận Nga - Hy Lạp. Từ đầu mùa tới chừ nghe mấy đứa thanh niên trong xóm xúi toàn thua tới thua".
Tôi gãi đầu, thú thiệt là về bóng đá, tôi cũng mù mờ chẳng khác gì thanh niên trong xóm này, nhưng mấy "mụ" không tin. "Chú nói nghe lạ, nhà báo ở trung ương về, chắc biết rành hơn mấy đứa ở quê chứ, dự đoán thử đi..." - mấy "mụ" nài nỉ. Cùng đường, tôi lật tờ báo thể thao mang theo trong túi xách, liếc qua mục dự đoán rồi phán đại: "Trận Nga - Hy Lạp, nên bắt Hy Lạp thắng 1 - 0, giá 1 ăn 13, tức đánh 10 ngàn ăn hơn 130 ngàn". Nghe tới đâu, mấy "mụ" gật gật tới đó: "Nhà báo có khác, nói có sách mách có chứng".
Đêm ấy, tôi và Tuấn ra quán càphê thức xem bóng đá với đám thanh niên trong xóm. Vừa chợp mắt một chút ở hiên nhà sau gần một đêm thức trắng, tôi đã bị một trong các "mụ" tối qua lay dậy: "Tỉ số trận tối qua răng chú?". Hóa ra mấy "mụ" bắt tỉ số nhưng không thèm xem!
Không mở nổi mắt, tôi trả lời: "Y như dự đoán". "Thiệt không chú?". Tôi giật mình tỉnh hẳn vì "mụ" hỏi như hét. "Thiệt!". "Thiệt không rứa chú?", chưa tin, "mụ" quay qua hỏi Tuấn cũng vừa giật mình ngồi bật dậy. "Thiệt, mà dì bắt bao nhiêu?" - Tuấn hỏi. "Một trăm ngàn" - mụ vừa trả lời vừa bấm đốt ngón tay nhẩm tiền. "Một ăn mười ba, vị chi tui có một triệu ba". "Mụ" quay sang tôi: "Bằng tiền bủa lưới ngoài phá cả nửa tháng đó chú". Vừa nói mắt "mụ" vừa ngời lên, rồi tít lại khi cười. Lần đầu tiên trong đời mắt tôi cận cảnh một "mụ" đàn bà sướng vì được tiền cá độ(!).
Sáng ra đi lang thang ở chợ Mới - chợ trung tâm của xã Điền Hải, ghé đến hàng gạo, hàng cá, hàng rau... tôi không tin vào tai mình khi chỗ nào chuyện thời sự của các chị, các bà vẫn là "tối qua thắng hay thua?". Thấy tôi ngạc nhiên thắc mắc, "mụ" Gái - một trong những "mụ" có tham gia bắt tỉ số tối qua - cười giải thích: "Bắt tỉ số bóng đá đang là mốt của phụ nữ ở đây". "Mụ" Gái thú nhận là tối qua chỉ bắt một trận Nga - Hy Lạp với số tiền 10 ngàn đồng cho tỉ số 2 - 1 và trắng tay.
Những học sinh phổ thông ở làng nghiên cứu báo thể thao trước trận đấu để tham gia cá độ.
Tất nhiên không chỉ có các bà nội trợ. Đối tượng tham gia cá độ ở làng quê này đầy đủ thành phần từ giáo viên, cán bộ, nông dân, ngư dân, học sinh... Ngoài phổ biến là bắt tỉ số, họ còn tham gia vào các kiểu cá độ khác đang thịnh hành như đi "cửa dưới - cửa trên", "tài - xỉu"... với số tiền đặt cược từ vài trăm ngàn cho đến vài triệu, thậm chí cá biệt lên đến vài chục triệu cho một trận bóng.
Ở quán càphê hôm tôi xem hai trận bóng đá vừa kể, tôi chú ý đến một nhóm học sinh phổ thông cá độ rất hăng máu và chuyên nghiệp. Mỗi đứa một điện thoại cầm tay, ngoài thông tin từ nhà mạng tại chỗ, nhóm này luôn cập nhật, tham khảo thông tin từ các nhà mạng khác và liên tục thay đổi cách đánh tùy diễn biến trận đấu. Trận Nga và Hy Lạp, tôi đếm nhóm này đánh đến... 5 "bát" (mỗi lần đánh gọi là một "bát"), mỗi "bát" từ 1 - 2 trăm ngàn để cuối cùng là hòa vốn.
"Đang đi học lấy đâu ra tiền mà đánh lớn dữ rứa?" - tôi hỏi đứa ngồi cạnh mình. Im lặng. "Ăn trộm gạo của mạ hắn mang đi bán chứ tiền mô ra chú" - một người khách ngồi bên ghé tai tôi nói nhỏ, kèm theo là một tiếng thở dài.
Ngồi ở Mỹ, cá độ ở... làng
Tuấn kể: Cách đây mấy năm, chuyện cá độ bóng đá ở đây chỉ đơn thuần là ghi tỉ số trận đấu từ một "cái con" làm công ăn hoa hồng cho các "cái mẹ" ở thành phố Huế. Và cả miệt dài 8 xã dọc phá Tam Giang gồm Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải (huyện Phong Điền); Quảng Ngạn, Quảng Công (huyện Quảng Điền) chỉ có 3 - 4 "cái con" thì mấy năm gần đây, tình hình đã khác.
Theo Tuấn, miệt này hiện có gần 20 "cái con", quy mô không còn đơn thuần là ghi tỉ số. "Bây giờ tất cả cái bóng đá ở đây đều trang bị cho mình máy tính, đường truyền Internet tốc độ cao và mở tài khoản trên mạng để phục vụ cho việc cá cược của người chơi không chỉ ở trong làng mà còn vươn ra cả... quốc tế" - bạn tôi nói.
"Quốc tế?" - tôi hỏi lại đầy ngạc nhiên. "Mấy Việt kiều ở Mỹ gọi điện về làng cá độ bóng đá, không gọi là quốc tế thì gọi là chi?". "Nhưng cụ thể ra răng?". "Chuyện dài dòng lắm, tối nay anh đi với em sẽ rõ". Một đêm nữa, tôi thức trắng với hai trận Hà Lan - Bồ Đào Nha và Đức - Đan Mạch, lần này chỉ để xem... Việt kiều Mỹ độ bóng đá như thế nào.
Điểm đến của tôi là quán càphê T ở xã H. Mới 1 giờ đêm, còn 45 phút nữa mới bắt đầu trận đấu, nhưng quán đã chật ních người. Khách người ngáp ngủ, người đọc báo nghiên cứu trận đấu, người bình luận, dự đoán... M - chủ quán - là người quen thân của Tuấn, cắm cúi vào máy tính xách tay, bên cạnh là hai phụ tá, tay phải cầm điện thoại di động chuông đổ liên tục, tay trái cầm sổ và bút liên tục ghi chép.
"Tài trận Bồ năm trăm". "Xỉu trận Bồ một ngàn". "Đi trên trận Đức hai ngàn"... Các phụ tá vừa hô vừa ghi chép. Bạn tôi nhắc: "Ngàn là ngàn đô á. Việt kiều bên Mỹ đang gọi về đánh đó". Theo lời bạn tôi, mỗi một nhà cái ở đây đều có 5 - 7 mối ruột như vậy, họ đều là Việt kiều Mỹ có gốc gác từ địa phương. Không giống người Việt, các Việt kiều thường đánh rất nhiều "bát" cho mỗi trận đấu (thường là 5 - 7 "bát", có khi 15 - 20 "bát") với số tiền trung bình từ 5 trăm đến 2 ngàn USD/"bát".
Và không chỉ đến EURO này, họ đánh đều hằng đêm tất cả các trận của khắp các giải từ Ngoại hạng Anh, Tây Ban Nha, Italia, Pháp cho đến các giải tận bên Nam Mỹ hay Trung Đông. "Tóm lại, trên thế giới có giải gì là họ đánh giải đó" - bạn kết luận.
Nhân lúc chủ quán rời máy tính chào khách, tôi tranh thủ: "Ở Mỹ người ta công khai việc cá độ bóng đá, vì sao mấy ông Việt kiều nhà mình không đánh luôn bên đó cho khỏe mà phải gọi điện thoại về Việt Nam để cá độ, vừa không chính danh (vì Việt Nam cấm cá độ bóng đá) vừa tốn tiền gọi điện?". Chủ quá ngớ người một lúc rồi gãi đầu: "Thật tình em cũng không biết và chưa bao giờ hỏi về vấn đề này".
Đang loay hoay không biết hỏi ai thì điện thoại của M reo. Lại một khách hàng nữa từ Mỹ gọi về đặt tài trận Đức - Đan Mạch với giá bước đầu là 2 ngàn. "Cho anh nói chuyện với đầu dây bên kia tí" - tôi canh cho đến khi M ghi xong thông tin cần ghi rồi đề nghị. M ngạc nhiên không hiểu chuyện gì, nhưng cũng đưa máy. Vừa đặt máy lên tai, tôi giới thiệu luôn về bản thân và đề nghị "anh giải đáp cho câu hỏi mà em đã thắc mắc tối giờ nhưng chưa có câu đáp".
Đầu dây là giọng đàn ông, nghe áng chừng 50 tuổi, có chút ngạc nhiên nhưng rồi cũng trả lời. Ông ấy nói đại ý có 3 lý do để Việt kiều Mỹ gọi điện thoại về chơi cá độ bóng đá ở Việt Nam: Một là không thích chơi với tụi Mỹ vì không vui và không được xem trọng. Thứ hai là đánh ở Việt Nam, nếu thua thì tiền ai thu không biết, nhưng nhà cái - là người làng, người thân của họ được hưởng tiền hoa hồng 3% trên mỗi "bát" (ví dụ đánh mỗi bát 10 triệu đồng Việt Nam thì nhà cái được hưởng 300 ngàn đồng). Thứ ba, nếu thắng thì họ sẽ dùng số tiền đó để... cho lại người thân của mình ở Việt Nam thay vì gửi trực tiếp từ Mỹ về.
Nghe xong cuộc điện thoại, tôi thấy hoang mang. Nếu những lời trên là đúng thì cá độ bóng đá cũng có cái gọi là "ích nước lợi nhà" chứ đâu chỉ có xấu, có độc hại như lâu nay mình tưởng(!). Tuấn cười: "Đó là chơi... kiểu Mỹ, chứ chơi kiểu Việt Nam thì chỉ có tan cửa nát nhà trở lên!". Bạn dẫn chứng: EURO này thì chưa, nhưng World Cup hai năm trước, ở đây đã có không biết bao nhà cái vỡ nợ hàng trăm triệu, có người là giáo viên hẳn hoi đã bỏ làng, bỏ vợ con để trốn vào Nam vì "ôm" tiền thay vì chuyển cho "cái mẹ" để ăn hoa hồng.
Rồi cũng như ở thành phố, cứ đến mùa bóng đá như EURO này là làng nước lại náo loạn cả lên bởi nạn trộm cắp. "Có điều, cũng không như thành phố, trộm cắp ở đây cũng chỉ là trộm vặt mấy con gà, vịt; hay tiền lẻ, lúa gạo (chủ yếu là trộm trong nhà) và quá lắm là cái xe máy, nhưng rất hi hữu" - bạn kể. Đúng là, EURO kiểu... dưới làng, đầy bi hài nhưng rất thú vị(!).
Theo Lao Động
Vụ chôn đầu chó dưới mộ mẹ liệt sỹ: Lời kể của những nhân chứng "Trong lúc đang ngồi uống nước chè trước cổng nghĩa trang, cả 4 chúng tôi đều nhìn thấy anh Đỗ Văn Huấn vác trên vai một cái thuổng đi xe máy vào trong khu vực có nhiều ngôi mộ mới...". Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, việc mộ của bà mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Trác (thọ 94 tuổi) bị...