Bé gái 14 tuổi bị dập nát bàn tay do xe container cán
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa tiến hành phẫu thuật tạo hình bàn tay bị dập nát do xe container cán qua cho bé gái 14 tuổi ngụ tỉnh Bình Dương.
Trước đó, bé P.L.H.T. (14 tuổi, ngụ Bình Dương) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng bàn tay bị dập nát các xương, cơ, mạch máu…
Mẹ của bệnh nhi cho biết, khi chị đang chở hai con đi trên đường thì xảy ra va chạm với xe container. Cú va chạm mạnh khiến xe máy của chị bị kéo lê một đoạn trên đường, chị cùng cậu con trai may mắn ngã ra ngoài. Còn bé T. không may bị cuốn vào gầm xe container, bị bánh xe cán nát một bàn tay. Bé T. được sơ cứu tại một cơ sở y tế gần đó rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, bệnh nhi bị thương tích rất nặng nề, rất khó để phẫu thuật và tạo hình lại bàn tay của bé nên nguy cơ bị tháo khớp là rất lớn.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cố gắng bảo tồn bàn tay cho bé gái.
Trước nguyện vọng tha thiết của gia đình là mong muốn giữ lại bàn tay cho con gái để không ảnh hưởng thẩm mỹ, tâm lý về sau cũng như để bé có thể thực hiện ước mơ làm nhà thiết kế; các bác sĩ trực đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp và quyết định xử trí tổn thương, phẫu thuật tạo hình ngay cho bệnh nhi.
Video đang HOT
Ê-kíp phẫu thuật đã cố gắng bảo tồn được 4 ngón tay cho bệnh nhi. Sau phẫu thuật, các ngón tay đã hồng hào hơn. Hiện tại bệnh nhân vẫn được tiếp tục theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ khuyến cáo, sau khi xảy ra tai nạn, người nhà cố gắng đưa nhanh người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu vết thương. Sau đó chuyển người bị thương vào cơ sở y tế đủ điều kiện để điều trị.
Theo phunuvietnam.vn
Hi hữu ca cắt u gan nhưng bị "cấm" truyền máu
Bệnh nhi bị khối u lớn ở gan phát triển nhanh với hệ thống nhiều mạch máu nuôi, gia đình đồng ý phẫu thuật nhưng "cấm" truyền máu của người khác. Với sự hỗ trợ của hệ thống truyền máu hoàn hồi, các bác sĩ đã cắt thành công u gan cứu bệnh nhi.
Các bác sĩ ngần ngại trước yêu cầu không được truyền máu của người khác cho bệnh nhi
Trường hợp hy hữu trên là ca bệnh của bé Nguyễn G.B. (11 tuổi, ngụ tại quận 6, TPHCM). Khoảng 6 tháng trước, sức khỏe có biểu hiện khác thường nên G.B. được gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra. Qua thăm khám, chẩn đoán hình ảnh bác sĩ xác định G.B. bị khối u lớn ở gan nên chỉ định phẫu thuật.
Lo lắng cho sức khỏe của con, gia đình bệnh nhi đồng ý cho bé bước vào cuộc mổ. Tuy nhiên, vì lý do riêng của tôn giáo, gia đình đang theo nên phụ huynh chỉ chấp thuận thực hiện cuộc mổ với điều kiện bác sĩ không được truyền máu của người khác kể cả cha hoặc mẹ và anh em trong gia đình cho bệnh nhi.
Yêu cầu của gia đình đã gây khó cho bác sĩ, vì thế nhiều bệnh viện đã "lắc đầu" trước nguy cơ mất máu nhưng không được truyền bổ sung sẽ đe dọa sinh mạng bệnh nhi ngay trên bàn mổ.
Ca phẫu thuật được thực hiện nhờ hệ thống truyền máu hoàn hồi
Sau 6 tháng đi nhiều bệnh viện nhưng không thể phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi diễn tiến ngày càng xấu. G.B. được chuyển đến một bệnh viện tư trên địa bàn TPHCM điều trị. Qua hình ảnh kiểm tra, bác sĩ phát hiện khối u gan của bệnh nhi phát triển nhanh từ 7cm lên 10cm với hệ thống nhiều mạch máu nuôi.
Phía bệnh viện đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa, tìm giải pháp cứu chữa bệnh nhi. Với sự hỗ trợ của hệ thống truyền máu hoàn hồi, bệnh viện đã đồng ý với yêu cầu "không truyền máu của người khác, kể cả máu của thân nhân bệnh nhân" cho bệnh nhi và chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Bác sĩ cho biết, trước ca mổ bệnh nhi được uống thuốc để kích hồng cầu phát triển. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhi được truyền các dịch truyền thay thế máu để bảo đảm sức khỏe suốt quá trình mổ. Để bảo đảm sức khỏe của bé, bệnh viện chủ động sử dụng máy truyền máu hoàn hồi (Cell Saver) dùng chính máu của người bệnh truyền trả lại cho bệnh nhân.
Phương pháp này đặc biệt hữu ích vì có thể hoàn hồi đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể, hạn chế tối đa nhu cầu truyền máu, tránh được những biến chứng nguy hiểm của phương cách truyền máu đồng nhóm cổ điển, giúp giảm áp lực thiếu máu cho bệnh viện cũng như cho ngành y nói chung.
Khối u có kích thước lên tới 10cm được bác sĩ cắt thành công khỏi gan bệnh nhi
Ngày 5/9, bệnh nhi bước vào cuộc mổ, tê kíp phẫu thuật đã hạ huyết áp của bé xuống để giảm chảy máu khi cắt gan. Lượng máu bị mất trong quá trình mổ (khoảng 200ml) được hệ thống truyền máu hoàn hồi hút ra, đưa qua thiết bị lọc rồi bơm trả lại cho cơ thể bệnh nhi. Các bác sĩ đã khống chế mạch máu lớn nuôi khối u gan và cắt thành công khối u (có chứa túi mật) kích thước lên tới 10cm chiếm 15% thể tích gan.
Hơn 1 tuần sau cuộc mổ, sức khỏe bệnh nhân nhanh chóng bình phục. Hiện cậu bé đã có thể đi lại, ăn uống bình thường.
Vân Sơn
Theo Dân trí
TPHCM: Chấp nhận sống chung với u khủng 30 năm vì lý do không ngờ Sau khi sinh con gái đầu lòng, người phụ nữ 50 tuổi mang khối u nang nhưng nhất quyết không chịu phẫu thuật. Nữ bệnh nhân P.T.T (50 tuổi, ngụ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) được người nhà đưa tới bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, cao huyết áp kèm triệu chứng...