Bé gái 13 tuổi phát hiện ung thư sau vài tuần lên cơn sốt, bác sĩ nói: 2 thói quen tai hại mà rất nhiều người cũng mắc phải chính là lý do
Vài ngày gần đây, nhiều trang tin tức nổi tiếng Trung Quốc đồng loạt đưa tin về trường hợp của cô bé Tiểu Tuyết, mới 13 tuổi đã phát hiện mắc ung thư gan.
Tiểu Tuyết đang là học sinh của một trường trung học cơ sở. Bố mẹ thường xuyên đi làm xa nhà nên cô bé được bà nội chăm sóc từ khi còn nhỏ. Mọi sinh hoạt của Tiểu Tuyết từ ăn uống, ngủ nghỉ đều do bà nội quyết định.
Ảnh: Sohu
Vài tháng trước, Tiểu Tuyết bỗng lên cơn sốt. Ban đầu bà nội cho rằng do thời tiết thay đổi nên cô bé bị mệt, do đó đã liên tục đi mua thuốc hạ sốt, thuốc bồi bổ cho cô bé.
Thế nhưng vài tuần sau, tình trạng của Tiểu Tuyết không thuyên giảm mà còn có chiều hướng trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, bà nội mới hoảng hốt đưa cháu gái đến bệnh viện khám, điều mà bà không bao giờ ngờ tới là cô cháu gái mới 13 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.
Vì sao cô bé Tiểu Tuyết mới 13 tuổi đã mắc bệnh ung thư gan?
Nhắc đến ung thư gan, nhiều người cho rằng đây là bệnh của những người thích uống rượu bia. Vậy vì sao một cô bé trẻ trung, khỏe mạnh như Tiểu Tuyết lại có thể mắc bệnh ung thư. Qua cuộc trò chuyện với bà nội, bác sĩ nhận ra có 2 thói quen tai hại của bà đã khiến cô cháu gái mắc bệnh.
1. Thường xuyên cho Tiểu Tuyết uống thuốc một cách bừa bãi
Bà nội của cô bé nói với bác sĩ rằng do Tiểu Tuyết từ nhỏ đến lớn thường xuyên đau ốm, đặc biệt hay bị đau đầu và sốt cao. Bà nghĩ đó là bệnh nhẹ, chỉ cần uống thuốc và không cần đến bệnh viện nên thường xuyên cho cháu uống thuốc một cách bừa bãi.
Nhưng bà lại không ngờ rằng: Gan chính là cơ quan chuyển hóa cơ thể, càng uống nhiều thuốc thì gan càng vất vả để thải độc và chuyển hóa thuốc thành chất không độc. Do thường xuyên xử lý chất độc nên gan có thể bị nhiễm độc, gây viêm gan. Khi bị viêm gan có thể dẫn đến xơ gan rồi tiến triển thành ung thư gan lúc nào không hay.
Video đang HOT
2. Thường xuyên ăn thực phẩm hư hỏng
Nhà của Tiểu Tuyết ở xa chợ, do đó mỗi lần đi mua thực phẩm bà nội thường cố gắng mua thật nhiều để tích trữ trong nhà, đến mức tủ lạnh không thể chứa nổi nên dẫn đến việc rau củ quả thường xuyên thối hỏng.
Bà kể với bác sĩ rằng mỗi khi thấy đồ ăn bị mốc, hỏng, bà vì tiết kiệm nên không vứt bỏ, nghĩ rằng chỉ cần nấu chín đồ ăn thì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết. Phải đến khi bác sĩ giải thích, bà mới biết rằng trong đồ ăn hư hỏng có thể chứa aflatoxin – một loại độc tố gây ung thư gan.
Theo bác sĩ Cai Jianqiang (phó khoa ung thư, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc): Độc tính của aflatoxin B1 gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Aflatoxin cũng khiến bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính tăng nguy cơ ung thư đáng kể.
Để phòng ngừa bệnh ung thư gan, hãy làm 2 điều sau:
1. Chú ý đến chế độ ăn uống
Gan rất thích màu “xanh lá cây”, vì nó tượng trưng cho mộc, cótác dụng làm dịu gan, bổ gan, giúp cơ thể tiêu trừ mệt mỏi, ngăn ngừa bệnh gan.
Các thực phẩm màu xanh lá tốt cho gan có thể kể đến như rau xanh, trái cây tươi. Các loại thực phẩm này không chỉ giúp cơ thể con người cung cấp các vitamin cần thiết và các khoáng chất khác nhau mà còn giúp những người thường xuyên uống rượu bia giảm thiểu tác hại đến gan. Các loại thực phẩm xanh phổ biến hàng ngày bao gồm đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, dưa chuột, mướp, tỏi tây….
2. Đi khám bệnh định kỳ
Dù phòng ngừa bằng cách nào thì cũng không thể tốt bằng việc đi khám sức khỏe định kỳ. Phát hiện sớm và điều trị sớm là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Để kiểm tra gan, trước hết cần làm hai xét nghiệm là kiểm tra chức năng gan và siêu âm Doppler màu gan. Nếu hai xét nghiệm này bình thường thì về cơ bản bạn vẫn khỏe mạnh.
Sốt vài ngày không khỏi, đi khám ra ung thư hiểm ác
Sau nhiều lần thấy người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, anh T đi khám mới biết mình mắc căn bệnh máu trắng.
Dấu hiệu nhầm lẫn sốt thông thường
Anh Nguyễn Minh T. (35 tuổi, ở Thái Bình) bị ung thư máu, đã được điều trị 1 năm. Anh T. tâm sự đúng bằng giờ năm ngoái, anh vẫn đi làm bình thường nhưng cứ đến chiều tối là sốt.
Ban đầu anh bị sốt cách nhật nhưng sau đó sốt thường xuyên hơn. Mỗi lần sốt, anh T. chỉ uống thuốc hạ sốt rồi hôm sau tiếp tục đi làm.
Tuy nhiên, anh thấy mặt bên trong cánh tay có các dấu bầm tím. Lúc này, anh T. cùng vợ lên bệnh viện tỉnh kiểm tra. Bác sĩ tiến hành các biện pháp cận lâm sàng và lâm sàng và thông báo bạch cầu cấp. Khi biết tình trạng sức khỏe của mình, anh T. khá sốc. Anh không nghĩ căn bệnh của mình lại nguy hiểm như vậy.
Sau đó, vợ chồng anh T. đành nghỉ việc và khăn gói lên Hà Nội điều trị. Sau 1 năm, bệnh cũng tạm lui nhưng nguy cơ tái phát vẫn rình rập.
Một trường hợp khác là chồng chị Đỗ Thị My (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội), vừa qua đời vì ung thư máu. Chị My tâm sự chồng chị từ khi phát hiện bệnh đến khi qua đời chỉ hơn 3 tháng. Vì bị bạch cầu cấp, bệnh tiến triển quá nhanh nên bệnh nhân chưa kịp can thiệp biện pháp gì thì bệnh đã nặng.
Theo BS Nguyễn Văn Tiến - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ung thư máu ảnh hưởng đến việc tạo các tế bào máu và chức năng của chúng. Hầu hết các bệnh ung thư này xuất phát từ trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và phát triển thành ba loại tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.
Tế bào ung thư máu phát triển rất nhanh.
Có ba loại ung thư máu: Leukemia (bệnh bạch cầu), dân gian thường gọi bệnh "máu trắng"; Lymphoma (ung thư hạch bạch huyết) - loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết. Myeloma (đa u tủy) - bệnh UT của các tế bào bạch cầu dòng tủy.
BS Tiến cho biết bệnh bạch cầu là một loại ung thư do bất thường trong máu và tủy xương, gây ra bởi sự sản sinh quá mức của các tế bào bạch cầu bất thường. Các tế bào bạch cầu bất thường này không có khả năng chống lại nhiễm trùng và còn làm suy giảm khả năng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.
Bệnh bạch cầu có thể biểu hiện cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp tính tiến triển nhanh hơn bệnh bạch cầu mãn tính, cần điều trị ngay lập tức. Bệnh bạch cầu được phân loại là bệnh dòng lympho hoặc dòng tủy tùy loại tế bào bị bất thường.
Trong bệnh bạch cầu dòng lympho, các tế bào trong tủy để tạo thành tế bào lympho phát triển bất thường. Đây là một loại tế bào bạch cầu có vai trò trong hệ thống miễn dịch.
Trong bệnh bạch cầu dòng tủy, sự phát triển tế bào bất thường xảy ra đối với các tế bào tủy trưởng thành thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Dấu hiệu cần nhớ
Theo bác sĩ Tiến, triệu chứng của bệnh là sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm và các triệu chứng giống cúm khác. Bệnh nhân bị suy nhược và mệt mỏi, nướu bị sưng hoặc chảy máu, nhức đầu, an lách to, sưng amidan, đau xương, xanh xao, sụt cân.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu nhưng họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này, bao gồm tiếp xúc với phóng xạ, đặc biệt nguồn phóng xạ có độ bức xạ cao; tiếp xúc nhiều lần với một số hóa chất (ví dụ benzen), bệnh nhân từng hóa trị điều trị một loại ung thư hay bệnh nào đó trước đây và tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu.
Vì nguyên nhân của bệnh bạch cầu vẫn chưa được biết rõ nên không có cách phòng ngừa bệnh triệt để.
Tuy nhiên, tránh tiếp xúc với các dung dịch hóa chất, chẳng hạn như benzen và toluen cũng như tránh tiếp xúc không cần thiết với tia phóng xạ là những biện pháp được các chuyên gia khuyến khích. Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn có dấu hiệu của bệnh bạch cầu, việc biết được các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và đến gặp bác sĩ là rất quan trọng để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Điều đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu là họ cần nhận biết sớm các triệu chứng và cần khai báo tiền sử bệnh của gia đình với bác sĩ khi khám bệnh.
Nước mắm là gia vị thiết yếu nhưng cần bỏ ngay cách sử dụng sai lầm sau để tránh "rước họa vào thân" Người nội trợ nếu sử dụng nước mắm không đúng cách có thể khiến loại gia vị thiết yếu này mất đi chất dinh dưỡng và thậm chí còn gây hại đến sức khỏe. Nước mắm đã từ lâu đời là hương bị đặc trưng quen thuộc không thể thay thế trên mâm cơm người Việt từ hàng xưa đến nay, được mệnh...