Bé gái 13 tuổi nguy hiểm tính mạng khi bị ong mật đốt
Chỉ vài phút sau khi bị ong mật đốt, bé gái 13 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội đã rơi vào tình trạng sốc phản vệ.
Dù nhà cách bệnh viện chỉ mất 10 phút đi xe, nhưng theo bác sĩ, nếu đến muộn hơn chút nữa, tính mạng của cháu sẽ bị đe dọa
Theo gia đình bé gái N.A.T (13 tuổi, Đông Anh, Hà Nội), trong lúc chuẩn bị đi ngủ, một con ong mật bay vào nhà và đốt vào mí mắt bé gái.
Khi phát hiện ra ong đốt (khoảng 3 đến 5 phút), gia đình ngay lập tức rút nọc ong ra thì tại chỗ đốt nổi ban. Tại vết đốt xuất hiện sưng, đỏ sau đó mề đay, ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể (tính theo giây).
Ngay sau đó sau, gia đình đưa con đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Quãng thời gian tới bệnh viện chỉ 4km mất khoảng 10 phút đi xe, nhưng khi đi được 1km bé gái có biểu hiện chóng mặt. Khi 2 bố con vào đến bệnh viện, mắt của cháu đã sưng phù, không mở được.
Video đang HOT
Bé gái phải lọc máu liên tục, đặt ống nội khí quản, thở máy sau khi bị ong mật đốt vào mí mắt.
Bé gái vào nhập viện tại Khoa Cấp cứu trong tình trạng phù nề vùng mặt, ho, khó thở, tức ngực mệt nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốc phản vệ độ 3 do ong đốt.
Theo ThS.BS Đoàn Duy Thành, Khoa Hồi sức tích cực, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
“Cháu bé vô tình bị ong đốt, chỉ một nốt mà rất nặng. Nếu bênh nhân đến muộn hơn thì rất có thể dẫn đến tử vong”, BS Thành nói.
Theo BS Thành, sau khi ra viện, bệnh nhân nên đi kiểm tra về dị ứng miễn dịch để làm test dị nguyên. Qua đó biết rõ bản thân bị dị ứng với dị nguyên gì (yếu tố cơ địa của từng người) để biết cách phòng ngừa.
Ba mẹ con trong vụ cháy ở phố Trung Kính được xuất viện, cụ bà 85 tuổi vẫn hôn mê
Đến chiều 25/5, 3 nạn nhân đầu tiên trong 6 trường hợp được cấp cứu sau vụ cháy ở phố Trung Kính (Hà Nội) được xuất viện.
Theo TS.BS Bùi Sỹ Tuấn Anh, Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải (Hà Nội), trong chiều nay, 3 nạn nhân của vụ cháy ở phố Trung Kính, phường Trung Hoà đang điều trị tại đây được ra viện. Sáng nay, bệnh viện khám hội chẩn, đánh giá 3 bệnh nhân đã ổn định sức khỏe; họ gồm mẹ và hai con.
Ba bệnh nhận còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, gồm cụ bà N.T.K (85 tuổi) bị nặng nhất và hai vợ chồng quê ở Phú Thọ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, cụ bà N.T.K là chủ hộ của dãy nhà cho thuê và ở cùng với người thuê trọ. Sau khi được giải cứu khỏi đám cháy, cụ được đưa đến Bệnh viện Giao thông Vận tải trong tình trạng kích thích, có rối loạn ý thức, bỏng ngoài da và bỏng cả đường hô hấp, viêm phổi, suy hô hấp.
Cụ có tình trạng khó thở thanh môn, hít phải bụi than nhiều, nhiễm toan chuyển hóa, tổn thương cơ tim. Bệnh nhân cao tuổi, tình trạng nặng với diễn biến phức tạp nên ngay sáng ngày 24/5 đã được hội chẩn với các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai và buổi chiều cùng ngày, bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, đặt ống nội khí quản, thở máy. Hiện bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi sát sao.
Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện cho biết: Bệnh viện đang tập trung mọi nguồn lực cao nhất để cứu chữa cho các nạn nhân, hạn chế tối đa về thương vong cho người dân.
Do hít phải bụi than và khói đen nên các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản và hút nhiều bụi đờm than đen trong phế quản và phổi của bệnh nhân. Ngay chiều tối 24/5, bệnh nhân đã được hội chẩn toàn bệnh viện với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các thầy thuốc thống nhất với chẩn đoán: Nhiễm độc khí CO, suy hô hấp. Bệnh nhân được chỉ định lọc máu, thở máy, ăn qua sonde... Chiều nay, bệnh nhân lại tiếp tục được hội chẩn toàn viện.
Hai bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Chống độc là vợ chồng chị N.T.X (30 tuổi, giáo viên, quê ở Hòa Bình) và chồng N.T.K (35 tuổi, nhân viên văn phòng, quê ở Phú Thọ). Hai vợ chồng mới lấy nhau được 1 năm, thuê trọ tại khu Trung Kính được 3-4 tháng. Trong lúc cháy, 2 vợ chồng cố thủ trong nhà tắm khoảng 1h cho đến khi được giải cứu.
Hiện 2 bệnh nhân đều trong tình trạng thở oxy, tỉnh táo có thể giao tiếp với nhân viên y tế. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được chỉ định đi nội soi tai mũi họng, chụp X-quang, làm xét nghiệm, truyền dịch, truyền kháng sinh.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh nhân hít phải bụi than và khói nhiều, có triệu chứng của nhiễm độc như nôn, buồn nôn, nhiễm toan chuyển hóa, ho khạc than hoạt, viêm phổi... Sau một ngày điều trị tích cực, tình trạng viêm phổi đã cải thiện, hết toan chuyển hóa, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ngoài các thuốc giải độc, chiều nay bệnh nhân sẽ được chỉ định diều trị oxy cao áp để dự phòng biến chứng về tâm thần và thần kinh muộn
Hai trẻ nghi ngộ độc sau ăn bim bim, mì cay vẫn nguy kịch sau 5 ngày cấp cứu Hai trẻ ở Thanh Hóa nghi ngộ độc sau ăn bim bim và mì cay sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy và lọc máu liên tục. Hai trẻ sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng nguy kịch. (Ảnh: NT) Ngày 19/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hiện sức khỏe của 2...