Bé gái 12 tuổi tử vong vì lây cúm từ người nhà
Ngày 22/4, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân là một bé gái 12 tuổi ( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) trong tình trạng phổi tổn thương rất nặng. Cháu bé đã tử vong sáng nay, 23/4.
Trước khi bệnh nhân có biểu hiện cúm, bệnh nhân có anh rể ở Hà Nội về Thanh Hóa thăm vợ con đang ở nhà ngoài. Đáng nói, anh rể đang bị cúm và lây cho 3 thành viên trong gia đình. Hai thành viên khác bệnh đã tự khỏi, riêng bé gái này bệnh tiến triển nặng lên.
Bệnh nhi đã được xác định cúm A/H1N1 và đang được hồi sức tích cực. Ảnh: T.C
Theo đó, ngày 16/4 bệnh nhi có sốt, ho, khó thở nhẹ nên đã vào bệnh viện huyện Vĩnh Lộc khám. Sau một ngày điều trị, tình trạng khó thở của bệnh nhân tăng lên và được chuyển lên BV tỉnh Thanh Hóa.
Chỉ sau một ngày nhập viện, tình trạng khó thở càng tăng lên, hình ảnh X-quang phổi cho thấy bệnh nhi có tổn thương lan tỏa 2 phổi, khó thở tăng nên tiếp tục được chuyển đến BV Lao và Bệnh phổi Trung ương. Tại đây chụp lại phim thấy hình ảnh tổn thương phổi tiến triển nhanh, bệnh nhân ngay lập tức được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị.
BS Hà cho biết, bệnh nhi vào viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, được đặt ống nội khí quản, thở máy. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi dương tính với vi rút cúm A/H1N1. Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được dùng thuốc kháng vi rút nhưng tiến triển nặng lên và đã tử vong sáng 23/4.
Trong ngày 22/4, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận bệnh nhân nam 83 tuổi được chuyển đến từ BV Nông nghiệp do tình trạng bệnh ho sốt, khó thở tăng dẫn. Kết quả X-quang phổi tại BV Nông nghiệp cho thấy bệnh nhân bị tổn thương phổi cả 2 bên và đã được đặt nội khí quản, thở máy.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các ca tử vong do cúm phần lớn là do nhập viện muộn, khi đã có biến chứng tức ngực, suy hô hấp, viêm phổi nặng. Cúm A/H1N1 cũng giống như các chủng cúm mùa khác, có tỉ lệ tử vong nhất định. Tuy nhiên tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do cúm A/H1N1 rất thấp, chỉ khoảng 0,7%. Tức là phải có 1.000 ca bệnh mới có 7 ca tử vong, còn lại đa phần là lành tính, tự khỏi.
TS Kính cho biết, cúm A/H1N1 rất dễ lây từ người sang người. Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng vừa mới điều trị ca bệnh là hai mẹ con, mẹ bị cúm và lây sang con. Vì thế, dù bệnh cảnh cúm A/H1N1 đa phần là lành tính, tự khỏi chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ diễn tiến bệnh nặng lên. Tuy nhiên không vì thế mà người dân chủ quan, khi có biểu hiện cúm nên cách ly để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Video đang HOT
Khi có biểu hiện nặng lên cần đi khám để được điều trị. Thực tế, các ca cúm A/H1N1 biến chứng nặng đều do đến viện quá muộn, mất đi “thời gian vàng” dùng Tamiflu là 3 ngày đầu khi có biểu hiện bệnh để ức chế sự nhân lên của vi rút trong cơ thể, giảm lượng vi rút trong cơ thể, làm bệnh diễn biến nhẹ hơn”, TS Kính nói.
Theo Dantri
Nguy cơ lây truyền mạnh vi rút cúm chết người H7N9 sang Việt Nam
Chưa có loại thuốc đặc trị chủng cúm mới gây chết người ở Trung Quốc, chưa xác định rõ ràng nguồn lây, triệu chứng như hội chứng cúm thông thường... đã khiến các chuyên gia dịch tễ lo ngại sự lây truyền mạnh mẽ của bệnh này sang Việt Nam.
Khó phân biệt với chủng cúm khác
Chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp nóng với các Cục, vụ liên quan, với các chuyên gia dịch tễ, bệnh viện để ráo riết tăng cường giám sát, ngăn chặn sự lây lan của loại cúm chết người ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp "nóng" về dịch cúm mới. Ảnh: H.Hải
Theo PGS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, điều đáng lo ngại nhất của chủng cúm mới H7N9 là nó nằm trong nhóm nguy cơ lây từ động vật sang người, H7N9 sống ở chim hoang dã.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, đây là lần đầu tiên cúm A/H7N9 xảy ra ở người. "Vi rút cúm H7N9 này lưu hành ở các đàn gia cầm, còn H7N9 chưa từng xuất hiện ở người bao giờ và các nhóm vi rút cúm A/H7 thường gây bệnh nhẹ ở người với hội chứng cúm và viêm kết mạc", GS Hiển nói.
Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia lo lắng nhất là các dấu hiệu đặc trưng của chủng cúm mới hoàn toàn không có sự khác biệt với các chủng cúm khác. Chưa rõ đường lây truyền, chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc xin.
"Cúm H7N9 lần đầu tiên phát hiện trên người, Trung Quốc chưa bao giờ có báo cáo, lần này lại có ca bệnh trên người. Điều mà chúng ta quan ngại, đó là mặc dù phát hiện trên người nhưng nguồn lây từ đâu chưa phát hiện. Xét nghiệm trên cả gia cầm, thủy cầm, lợn không phát hiện cúm này. Cũng có thể giả thiết từ chim hoang dã nhưng chúng ta chưa từng làm xét nghiệm liên quan đến nó.
Đường lây truyền căn bệnh này cũng chưa rõ ràng, liệu nó có lây từ người sang người hay không? Bởi ca bệnh đầu tiên mà Trung Quốc phát hiện là hai bố con trong cùng một gia đình và đều đã tử vong. Nhưng cũng chưa đủ bằng chứng để chứng minh lây từ người sang người", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.
Theo BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khó khăn của chủng cúm mới này là chẩn đoán lâm sàng không có sự khác biệt so với nhiều loại cúm khác. Vì thế, phải căn cứ vào yếu tố dịch tễ để phát hiện. Có thể liên quan đến gia cầm và người từ vùng dịch để hạn chế tác hại. Ngoài ra, với thuốc Tamiflu hiện vẫn chưa xác định có tác dụng với chủng cúm mới hay không, vì thế chờ kết luận của các chuyên gia WHO và các nơi tiếp nhận ca điều trị.
Theo đó, chủng cúm mới A/H7N9 gây các biểu hiện ho, sốt cao, khó thở, viêm kết mạc... như với hội chứng cúm thông thường khác.
"Không chỉ cần cảnh giác với chủng cúm mới mà chúng ta cũng cần lưu ý đến các chủng cúm đang hiện hành. BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận 1 ca rất nặng và đã tử vong vì cúm A/H1N1. Vì thế cần luôn sẵn sàng có thuốc Tamiflu ở các cơ sở y tế để cho điều trị ngay khi có dấu hiệu cúm", BS Hà cảnh báo.
Giám sát chặt người nhập cảnh
Tuy tại Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm cúm A/H7N9, nhưng các chuyên gia dịch tễ rất lo ngại sự lây truyền mạnh mẽ của căn bệnh này.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: "Chủng vi rút có biến đổi dễ kết hợp với các chủng vi rút khác thành chủng vi rút mới. Lại chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu, chưa rõ ràng về nguồn lây, nên nguy cơ bùng phát dịch rất dễ xảy ra".
Vì thế, ngay trong ngày hôm nay, 4/4, Cục Y tế đã gửi công điện khẩn tới Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, đề nghị giám sát chặt chẽ với người nhập cảnh vào Việt Nam, tiến hành kiểm tra thân nhiệt bằng máy đo nhiệt độ từ xa cho tất cả các hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp cấp cần được khám sàng lọc, cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút, đặc biệt nếu có yếu tố dịch tễ như đi từ vùng dịch về, tiếp xúc với gia cầm ốm, chết.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dù rất quan ngại với chủng cúm mới, nhưng Tổ chức Y tế thế giới vẫn đưa ra khuyến cáo các nước thành viên chỉ giám sát không hạn chế đi lại. "Tuy vậy cần đặc biệt tăng cường hệ thống giám sát tại cửa khẩu và xây dựng kế hoạch phòng chóng cúm. Lấy mẫu bệnh nhân viêm phổi vi rút nặng xét nghiệm. Chúng ta phải chủ động bởi bệnh nhân vào, với những dấu hiệu đặc trung của cúm chúng ta không thể nhận biết được ngay bệnh nhân có mắc cúm A/H7N9 hay không, TS Long nói.
Ông Long cũng chỉ đạo các vụ, cục liên quan cần chuẩn bị về thuốc, máy thở, trang thiết bị... sẵn sàng cho điều trị bệnh nhân khi phát hiện. Đồng thời cần xây dựng phác đồ điều trị chủng cúm mới này, cần ban hành và hướng dẫn ngay trong tuần tới. Cần nâng cao năng lực xét nghiệm cho các viện, đào tạo tập huấn trang bị cho các tỉnh vê PCA, xét nghiệm phát hiện sớm các ca viêm phổi nặng.
Cũng trong chiều nay, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra việc thực hiện giám sát, phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ cúm tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).
5 khuyến cáo phòng dịch cúm A/H7N9 tại cộng đồng
Người dân càn thực hiện tốt hành vi cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Người trở về từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để theo dõi sức khỏe.
Khi có cac biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám, điều trị kịp thời.
Theo Dantri
Chim yến có thể lây virus cúm H5N1 sang người Mới đây, một đàn chim yến hơn 4.000 con nuôi tại rạp Thanh Bình (tỉnh Ninh Thuận) chết hàng loạt do dương tính với virus cúm A/H5N1. Cùng thời điểm, một cháu bé 4 tuổi ở Đồng Tháp cũng được xác định tử vong do nhiễm virus cúm này. GS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, nguy cơ...