Bé gái 11 tuổi tử vong do bệnh bạch hầu
Trước đó một tháng, bệnh nhi 11 tuổi có dấu hiệu bị ho, gầy sút cân kèm theo sốt nhưng vẫn đi học bình thường.
Nhân viên y tế phun khử trùng xung quanh khu vực Khau Noong, xã Thạch Lâm (Bảo Lâm). Ảnh: CDC Cao Bằng.
Bệnh nhi là bé G.M.H., 11 tuổi, dân tộc Mông, trú tại Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng.
Khoảng 3 ngày trước khi nhập viện, bé H. ho nhiều kèm theo đờm có lẫn máu, khó thở, người mệt không ăn uống được, uống thuốc nhưng không đỡ. Đến ngày 20/11, gia đình đưa trẻ đến Trung tâm Y tế huyện để khám và điều trị.
Sau khi khám, bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi, theo dõi lao phổi/chưa phân loại bạch hầu, nấm hầu họng, đau bụng chưa xác định.
Trẻ được điều trị tại khoa Truyền nhiễm theo phác đồ điều trị. Nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu, ngay sau đó, cơ sở y tế này đã báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và lấy mẫu dịch họng gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm.
Quá trình điều trị bệnh, trẻ diễn biến nặng, có dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim. Mặc dù y, bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, song bệnh nhi không qua khỏi.
Nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm phun khử khuẩn nơi sinh sống của gia đình bệnh nhi, trường học và phòng cách ly của trẻ. Đồng thời, cơ quan này cũng chỉ đạo lập danh sách và cách ly các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân trong những ngày trước đó.
Chiều 23/11, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết kết quả xét nghiệm của bệnh nhi khẳng định mẫu bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn C.diphtheriae (tác nhân gây bệnh bạch hầu).
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo khẩn CDC tỉnh thành lập đoàn công tác phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho đoàn công tác này đang thực hiện nhiệm vụ tại huyện Bảo Lạc trực tiếp đến giám sát, chỉ đạo và hỗ trợ ngay Trung tâm Y tế huyện trong triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B, lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày với các biểu hiện lâm sàng chủ yếu như: sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidan hoặc thành sau họng.
Bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến khôgn qua khỏi do ngoại độc tố của vi khuẩn.
Sau ca bệnh bạch hầu ở Bắc Giang, Thái Nguyên hỏa tốc chỉ đạo chống dịch
Sở Y tế Thái Nguyên đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các bệnh viện, đơn vị y tế trong toàn tỉnh chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu sau khi H.Hiệp Hòa (Bắc Giang) kề bên ghi nhận ca bệnh bạch hầu.
Ngày 9.7, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên cho biết đã ban hành công văn hỏa tốc gửi các cơ sở y tế, bệnh viện trong toàn tỉnh yêu cầu chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm ca bệnh bạch hầu.
Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm những người tiếp xúc với ca bệnh tử vong vì bệnh bạch hầu. Ảnh K.THẢO
Theo Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, ngày 7.7, địa bàn giáp với địa phương này là H.Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã thông báo ca bệnh bạch hầu.
Trước nguy cơ có thể bùng phát dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp diễn biến nặng và tử vong; đảm bảo đầy đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh bạch hầu và các dịch bệnh khác.
Các đơn vị y tế cơ sở phải báo cáo ngay khi có ca nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu; đồng thời, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây chéo, không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; củng cố đội cấp cứu cơ động trực thường trú 24/24 giờ, sẵn sàng cấp cứu và hỗ trợ cho tuyến dưới hoặc đơn vị khác khi có yêu cầu.
Các đơn vị y tế dự phòng phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu; tuyên truyền, vận động người dân khi có các dấu hiệu nghi nhiễm bệnh bạch hầu hoặc các dịch bệnh truyền nhiễm khác cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Nguy cơ bùng dịch bạch hầu khi ca nhiễm liên tiếp ghi nhận ở Nghệ An, Bắc Giang
Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh bạch hầu tại các điểm nóng, khu vực có nguy cơ cao, xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát trên địa bàn; rà soát các đối tượng chưa tiêm phòng vắc xin bạch hầu để tổ chức tiêm chủng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, sau khi 1 ca tử vong do bệnh bạch hầu ở Nghệ An, tỉnh Bắc Giang ghi nhận đã có ca bệnh bạch hầu. Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các tỉnh này giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca nghi mắc bệnh bạch hầu.
Liên quan các ca bệnh, tỉnh Nghệ An đã tiến hành điều tra dịch tễ, cách ly 119 người, tỉnh Bắc Giang truy vết 15 người có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang vừa ghi nhận ca bệnh bạch hầu, là một trong 2 người đã tiếp xúc gần với ca tử vong do bệnh bạch hầu tại H Kỳ Sơn (Nghệ An). Hiện, Bắc Giang không còn huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Theo Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh...