Bé gái 11 tuổi chọc vào mắt cá sấu để cứu bạn ở Zimbabwe
Một bé gái 11 tuổi nhảy lên lưng cá sấu và chọc vào mắt nó khi con vật cố gắng ăn thịt bạn mình giữa lúc cả hai đang chơi gần nhà ở phía tây bắc Zimbabwe.
Rebecca Munkombwe, một nữ sinh ở thị trấn Hwange của Zimbabwe, vội vã chạy đến dòng suối khi nghe tiếng hét thất thanh của bạn mình.
Khi đến nơi, Rebecca chứng kiến bạn mình, Latoya Muwani, 9 tuổi, đang vật lộn để thoát khỏi hàm răng của con cá sấu.
Rebecca nhanh trí nhảy lên lưng con cá sấu và chọc tay vào mắt nó, theo Sunday News.
Con cá sấu liền nhả Latoya ra và lặn xuống nước. Rebecca khi đó có thể kéo bạn lên bờ. Latoya đã bị thương nhẹ do cá sấu cắn.
“Chúng cháu vừa lên khỏi mặt nước thì nghe thấy tiếng Latoya. Bạn ấy bơi một mình gần khu vực nước sâu và hét lên rằng bị con gì đó cắn”, Rebecca kể lại.
“Cháu đã nhảy lên lưng con cá sấu và bắt đầu đánh nó. Sau đó, cháu chọc tay vào mắt nó cho đến khi nó nhả bạn cháu ra. Rồi cháu cùng bạn cháu bơi vào bờ. Các bạn khác đứng đó đã kéo Latoya lên bờ”.
Rebecca nói rằng em sợ con cá sấu quay lại tấn công khi đã lên bờ an toàn nhưng không nhìn thấy nó nữa.
Bé gái 11 tuổi chọc vào mắt cá sấu để cứu bạn ở Zimbabwe. Ảnh: Telegraph.
Latoya đã được đưa đến bệnh viện St Patrick gần đó để điều trị, theo Telegraph.
Ông Fortune Muwani, cha của Latoya, nói sự sống sót của con gái ông là điều kỳ diệu. “Tôi đang ở nơi làm việc thì nghe tin con gái mình bị cá sấu tấn công khi đang bơi”.
“Có khoảnh khắc tôi đã nghĩ đến điều tồi tệ nhất nhưng sau đó, tôi biết rằng con gái còn sống sau khi được Rebecca cứu. Tôi không rõ con bé xoay xở bằng cách nào nhưng tạ ơn Chúa. Latoya đang hồi phục tốt trong bệnh viện và chúng tôi hy vọng con bé sẽ sớm xuất viện”, ông Muwani nói.
Steve Chisose, ủy viên hội đồng địa phương, cho biết các vụ cá sấu tấn công người đang gia tăng. Nguồn cấp nước có vấn đề khiến nhiều người phải sử dụng nước ở các dòng suối có cá sấu.
Ông Chisose kêu gọi Cơ quan Quản lý Động vật hoang dã và Công viên của Zimbabwe loại bỏ cá sấu khỏi các dòng sông địa phương. “Cá sấu có thể khiến con người bị thương nghiêm trọng hoặc tử vong”, ông nói.
Theo news.zing.vn
Video đang HOT
Điểm mặt những loài "thủy quái" nước ngọt nguy hiểm nhất hành tinh
So với các 'quái vật' sống dưới đáy đại dương, những loài 'thủy quái' nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, mức độ đáng sợ và nguy hiểm của chúng thì không hề thua kém. Những loài động vật nước ngọt này vẫn luôn rình rập và đe dọa tính mạng con người ở những nơi gần cửa sông. Cá sấu đen, trăn xanh Anacoda, cá ma cà rồng Payara... là những loài 'thủy quái' hung tợn và ghê rợn nhất hành tinh.
(cá hổ Congo) là một huyền thoại của các con sông ở Congo. Với chiều dài lớn nhất gần 2m, cân nặng khoảng 30kg, con thủy quái này có thể dễ dàng xé nát một con mồi lớn chỉ trong vài giây. Miệng của con quái vật này được trang bị hàm răng sắc nhọn, như những lưỡi dao dài tới 5cm
Trước đây đã có rất nhiều vụ mất tích ở sông Congo và người ta đồn đại rằng có những sức mạnh bóng tối bao trùm những con sông này. Cho đến mãi sau này người ta mới biết được thủ phạm chính là con thủy quái dài 2m sống dưới lòng sông
Cá Piranha (còn gọi là cá hổ, cá cọp, cá răng đao), là loài cá nước ngọt thuộc họ Hồng nhung Characidae, kích thước khoảng 15-26cm, sống thành từng đàn. Thức ăn của chúng là các loại thịt động vật, cá nhỏ, thậm chí cả thịt con người. Loài cá này có thể tấn công bất cứ người nào nếu rơi vào đàn của chúng
Cá Piranha sống ở vùng Piranha trên sông Amazon (Nam Mỹ). Đây được xem là một trong những loài "thủy quái" nguy hiểm nhất của sông Amazon. Điểm đặc trưng của Piranha là sở hữu những chiếc răng hình tam giác, sắc như dao cạo, lực cắn có thể lên tới 30 lần trọng lượng của cơ thể chúng
Cá sấu đen Caiman là một trong những loài thủy quái hung tợn sinh sống tại con sông Amazon. Chúng có thể dài tới 6m, là loài động vật ăn thịt hàng đầu ở sông Amazon. Cá sấu đen Caiman có thể ăn bất cứ thứ gì ở gần chúng, bao gồm cả cá piranha, khỉ, hươu, nai, cá rô, trăn
Ngoài khả năng rình mồi và lớp ngụy trang hoàn hảo, cá sấu đen Caiman còn có lực hàm cực mạnh. Chúng thường đớp rồi lôi con mồi xuống nước, lộn tròn để xé xác
Sở hữu cân nặng cực "khủng" tới 250 kg và chiều dài bằng một chiếc xe buýt, trăn Anaconda xanh, động vật bản xứ ở Nam Mỹ, nằm trong số những loài rắn lớn nhất thế giới. Con trăn Anaconda trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg
Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Trong ảnh là cuộc chiến giữa trăn Anaconda và cá sấu để "tranh chức" thủ lĩnh đầm lầy. Và đương nhiên, phần thắng thuộc về loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng Amazon này
Cá ma cà rồng Payara, hay còn gọi là "Cá mè nanh sói" (tên khoa học Hydrolycus Scomberoides). Cá ma cà rồng là một loài cá săn mồi nước ngọt được tìm thấy nhiều ở Venezuela và trong lưu vực sông Amazon. Với sự hung hăng và bộ răng kỳ dị, cá Payara được mệnh danh là loài cá nước ngọt nguy hiểm nhất thế giới
Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn, có khả năng nuốt số lượng cá bằng một nửa kích thước của cơ thể. Thức ăn chính của cá ma cà rồng là cá Piranha. Tên của cá Payara xuất phát từ hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi rồi ăn thịt. Hàm trên của cá có những chiếc hố đặc biệt để tránh những chiếc răng nanh tự đâm vào nhau
Arapaima là loài cá ăn thịt khổng lồ gây nhiều ám ảnh trong các vùng nước ở rừng Amazon. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Cá Arapaima có thể dài đến 2,7m và nặng 90kg
Arapaima thường ở bề mặt nước vì chúng cần hít thở không khí ngoài việc hấp thụ khí oxy qua mang. Loài cá này hung dữ đến mức lưỡi của chúng cũng có răng. Khi tấn công, Arapaima thường lao thẳng tới kẻ địch. Chúng có thể làm lật thuyền và khiến con người bị thương nặng
Cá Pacu được biết đến là loài cá có hàm răng giống như răng người và có thói quen thích cắn tinh hoàn của đàn ông. Do nhầm tưởng tinh hoàn của nam giới là loại hạt có thể ăn được, loài cá này không ngần ngại tiến tới và đớp lấy thứ mà nó nhầm tưởng là đồ ăn
Một con cá Pacu trưởng thành có thể phát triển lên tới 90cm và nặng tới 25kg. Nó thường ăn các loại hạt, lá, thảm thực vật dưới nước và ốc sên. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là các loại đậu, lá cây và các loại thực vật thủy sinh hay ốc sên. Chúng cũng rất thích ăn thịt nên khi có cơ hội, chúng sẽ trở thành những kẻ tấn công nguy hiểm đối với con người
Lươn điện là một loài "thủy quái" nguy hiểm ở sông Amazon. Chúng có chiều dài 2,5m và sinh ra dòng điện từ các tế bào đặc biệt gọi là electrocyten nằm bên sườn. Dòng điện này có thể đạt mức 600 volt, gấp 5 lần so với dòng điện trong ổ cắm điện thông thường ở Mỹ và đủ để hạ gục một con ngựa
Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng và chết đuối. Những con lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt trước khi làm con mồi bị choáng và diệt con mồi bằng những luồng điện mạnh hơn
Cá đuối nước ngọt, hay còn gọi là cá đuối gai độc thường sống ở các con sông thuộc khu vực Đông Nam Á. Có một thân hình dẹt như chiếc đĩa khổng lồ, loài cá này nổi tiếng không phải vì sự hung dữ hay những vụ tấn công con người, mà vì chất kịch độc nằm trong cái đuôi dài tới 0,2m
Chúng thường ẩn nấp dưới lớp bùn ở đáy sông và tấn công con mồi bằng chất độc ở đuôi tương tự như một con bọ cạp. Stingray âm thầm và lặng lẽ kết thúc con mồi như một sát thủ thực sự, với chiều dài có thể lên đến 4m và trọng lượng khoảng 100kg
Có thân hình thon dài gần 2m, những con Barracuda giống như những quả ngư lôi sống với bộ hàm dài tới gần 10cm và hàm răng sắc nhọn. Những "quả ngư lôi" này thường sống đơn độc cho đến kỳ sinh sản, chúng săn mồi bằng cách ngụy trang thông qua việc thay đổi màu sắc cơ thể để hòa vào môi trường xung quanh
Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá nhỏ. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, khi hàng trăm con Barracuda tập trung trong một khu vực, lượng thức ăn khan hiếm và chúng có thể ăn thịt cả đồng loại. Vào những lúc này con người hoặc những loài cá lớn cũng có thể trở thành mồi ngon cho một bầy Barracuda
Northern pike, hay còn gọi là cá cẩu, được mệnh danh là một trong những "sát thủ" nguy hiểm nhất trong thế giới nước ngọt. Con "quái vật" này không chỉ xuất hiện ở sông Amazon mà còn tại các con sông ở Bắc Mỹ và khu vực Bắc Á - Âu. Một con cá cẩu có thể nặng tới 27kg và dài 2m
Cá cẩu có tốc độ bơi tương đối nhanh, tới 8km/h, nhưng quan trọng hơn là chúng cực kỳ hung dữ. Chúng ăn bất kỳ thứ gì nhét vừa miệng - từ những con cá nhỏ hơn, đến ếch nhái, và cả các loài thú cỡ nhỏ không may rơi xuống nước, như sóc, chuột, quạ... Do đặc tính tấn công theo bầy, chúng còn được gọi là những con sói trong ao hồ
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Những điều kỳ lạ chỉ có thể xảy ra ở Trung Quốc Không chỉ nổi tiếng với dân số đông nhất thế giới, Trung Quốc còn được biết đến với nền văn hóa giàu tính truyền thống, phong phú, độc đáo và có nội hàm thâm sâu. Và ở xã hội Trung Quốc đang ngày một thay đổi như hiện nay, có những điều tưởng chừng như khó tin vẫn đang tồn tại: Những siêu...