Bé gái 11 tuổi bị đau đầu, bố nghĩ là bình thường nên bảo con đi ngủ nhưng đến nửa đêm thì con đã tử vong
Vào nửa đêm, bố của Tiểu La phát hiện phòng của em vẫn sáng đèn nên vào kiểm tra, ông phát hiện Tiểu La đã ngừng thở, tim ngừng đập.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh, khoa nhi, bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bé Tiểu La (11 tuổi) như sau: Khoảng 10 giờ tối, Tiểu La nói với bố rằng em cảm thấy đau đầu.
Bố của Tiểu La nghĩ rằng cơn đau đầu của em cũng bình thường như những lần trước nên bảo em đi ngủ sớm. Vào nửa đêm, bố của Tiểu La phát hiện phòng của em vẫn sáng đèn nên vào kiểm tra, ông phát hiện Tiểu La đã ngừng thở, tim ngừng đập.
Bố của Tiểu La lập tức gọi xe cấp cứu đưa em đến bệnh viện địa phương. Tiểu La đã tử vong trước khi đưa vào bệnh viện, cho dù bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu 30 phút vẫn vô ích. Bố mẹ của Tiểu La vẫn không từ bỏ hy vọng, họ chuyển em đến bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh nhớ lại: “Khi xe cấp cứu đưa Tiểu La đến bệnh viện, tình trạng của bệnh nhi khi đó đã ngừng thở, tim ngừng đập, cơ thể lạnh toát. Tôi muốn truyền nước biển cho bệnh nhi nhưng máu đã đông lại trong các mao mạch, cơ thể bệnh nhi đã xuất hiện dấu hiệu của sự chết là hồ máu tử thi (livor mortis). Đó là lần đầu tiên tôi cấp cứu cho một người đã chết. Sau 30 phút cấp cứu trong vô vọng, tôi đã thông báo với người nhà của bệnh nhi”.
Sau khi bàn giao thi hài bệnh nhi cho bác sĩ pháp y kiểm tra, nguyên nhân bệnh nhi tử vong được xác định là do đột quỵ (tai biến mạch máu não). Bệnh nhi bẩm sinh có động mạch hình dạng bất thường. Thông thường trong bộ não của người bình thường, nằm giữa động mạch là các mao mạch nhỏ rồi mới đến tĩnh mạch. Nhưng não bộ của bệnh nhi không có đoạn chuyển tiếp là mao mạch nhỏ, động mạch được nối thẳng trực tiếp đến tĩnh mạch đã gây áp lực vỡ mạch máu não.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh cảnh báo: “Trường hợp bẩm sinh có động mạch hình dạng bất thường chiếm tỉ lệ 1/1000 ca. Mặc dù nhiều trường hợp đau đầu không phải do vỡ mạch máu não, nhưng nếu bạn cảm thấy đau đầu đột ngột, xuất hiện co giật thì nên đến bệnh viện kiểm tra”.
Những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ (tai biến mạch máu não) là gì?
Video đang HOT
Các triệu chứng có xu hướng xảy ra đột ngột và hầu như luôn ảnh hưởng một bên cơ thể. Chúng sẽ nặng nhất trong vòng 24 đến 72 giờ đầu.
Những triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau đầu một cách đột ngột.
- Mất khả năng thăng bằng; đi đứng khó khăn.
- Bất tỉnh hoặc hôn mê.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Tầm nhìn bị tối hoặc mờ.
- Tê và yếu đi ở cánh tay, mặt hoặc chân ở một bên cơ thể.
- Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu.
Theo Ettoday/afamily
Dấu hiệu bệnh nguy hiểm trẻ hay mắc trong mùa nóng dễ bị bỏ qua
Chỉ bắt đầu với biểu hiện sốt, đau đầu nên phần lớn các trường hợp mắc bệnh lý nguy hiểm này đều bị nhầm lẫn với sốt thông thường. Trong khi đó, nếu điều trị sau 48 giờ khởi bệnh, nguy cơ tử vong có thể lên tới 50%.
Sốt cao không đáp ứng thuốc: Đến viện ngay
TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học các bệnh nhiệt đới trẻ em BV Nhi Trung ương cho biết, vừa mới đầu hè tại Trung tâm đã tiếp nhận, điều trị cho khoảng 30 trẻ bị mắc viêm não, viêm màng não.
Bệnh nhi viêm não đang điều trị tại BV Nhi Trung ương.
Hầu hết bệnh nhân viêm não, viêm màng não được đưa đến viện khi trẻ đã lờ đờ, li bì, kích thích. Trước đó 1 - 2 ngày trẻ thường chỉ sốt, đau đầu nên dễ bị nhầm lẫn sốt thông thường.
Bởi viêm não, màng não do vi rút, vi khuẩn không có dấu hiệu điển hình mà biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi. Thường bệnh nhân có những triệu chứng giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt hay có những trẻ cũng không biểu hiện những triệu chứng đó.
Vì thế, ở thời điểm này, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; bệnh nhân xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé.
Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không... để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định.
Cần phải chọc dịch não tuỷ
BS Lâm cho biết thêm, nhiều phụ huynh lo lắng khi bác sĩ chỉ định nhập viện theo dõi viêm não, viêm màng não, chọc dịch não tuỷ đều rất hoang mang lo lắng, sợ ảnh hưởng đến não trẻ.
Thực tế, đây là xét nghiệm mang tính quyết định để xác định bệnh nhân viêm não hay không, do tác nhân vi rút hay vi khuẩn. Việc phân biệt, xác định nguyên nhân là yếu tố căn bản quyết định đến hướng điều trị cho bệnh nhân.
Có những triệu chứng của viêm não, viêm màng não, việc khám lâm sàng không thể xác định được nguyên nhân do vi rút hay vi khuẩn mà buộc phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định nguyên nhân. Nếu bỏ qua chẩn đoán này rất nguy hiểm, bởi trẻ hoàn toàn có thể bị viêm màng não, viêm não do vi khuẩn. Với thể viêm não, màng não do vi khuẩn, chỉ sau một đến hai ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh.
"Nhiều ca chuyển lên BV Nhi Trung ương chỉ là theo dõi viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết... nhưng kết quả chọc dịch não tuỷ lại khẳng định viêm não. Bởi ban đầu, bệnh nhân vẫn chỉ sốt thông thường. Đặc biệt ổ nhũ nhi còn khó phát hiện hơn, ban đầu chỉ có thể là quấy khốc, rên rỉ, nhìn ngược.
Hay ở trẻ sơ sinh, có những bệnh nhân được đưa tới viện khám chỉ vì chán ăn, hay trớ. Có bệnh nhi sau đẻ ngày thứ 5 đã đi khám. Bác sĩ khám thóp không phồng, xem họng hơi đỏ, trẻ quấy khó chịu, cho liều kháng sinh điều trị sau 5 ngày sau mẹ vẫn thấy không đỡ đi khám lại. Bác sĩ đã rất lưu tâm, lại siêu âm thóp vẫn bình thường, điều trị thêm 5 ngày kháng sinh bệnh nhân vẫn không đỡ, trớ nhiều hơn. Sau đó đưa vào viện thì thóp rộng, siêu âm tiếp não thất đã giãn. Chọc dịch não tuỷ đục cho kết quả viêm não.
Nói như vậy để cho thấy phát hiện viêm não, viêm màng não ở trẻ nhỏ rất khó khăn, dễ nhầm lẫn, vì thế các bác sĩ, cha mẹ cần luôn lưu tâm, trong đầu phải nghĩ đến nguy cơ căn bệnh này để không bị bỏ qua", TS Lâm khuyến cáo.
Cha mẹ nên yên tâm cho con thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chọc thắt lưng lấy dịch não tuỷ (chọc dịch não tuỷ) xét nghiệm là một phương pháp đơn giản, hầu như không có biến chứng nhưng lại cho kết quả chính xác bệnh nhân bị viêm màng não do vi rút hay do vi khuẩn.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bài học đắt giá cho các bậc phụ huynh: Đến trường đón con gái nhưng không thấy, vợ hốt hoảng gọi điện cho chồng thì phát hiện sự thật cay đắng Sau khi mọi chuyện xảy ra, gia đình còn đổ lỗi cho các cô giáo ở trường học vì đã không phát hiện ra điều bất thường và cũng không gọi điện thông báo trong khi chính người bố đã có lỗi khi để quên con trong xe hơi. Vụ việc xảy ra vào ngày 8 tháng 4 tại thành phố Ích Dương,...