Bé gái 1 tuổi suýt gặp họa lớn khi giật khuyên tai bằng vàng của bạn để… nuốt
Đang chơi cùng nhau, bé gái 12 tháng tuổi bất ngờ giật chiếc khuyên tai bằng vàng của bạn, đưa vào miệng nuốt. Cháu phải nhập viện cấp cứu vì nôn ói liên tục, bác sĩ phát hiện chiếc bông tai có một đầu nhọn liên tục di chuyển trong đường tiêu hóa.
Tai nạn hi hữu xảy đến với bé gái 12 tháng tuổi ngụ tại Đồng Nai. Được biết, ngày 24/4, trong lúc ngồi chơi cùng bạn cháu bất ngờ dùng tay giật chiếc khuyên tai bằng vàng bạn đang đeo rồi đưa vào miệng nuốt. Ngay lập tức bé bị nôn ói, gia đình đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu rồi tiếp tục chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.
Chiếc khuyên tai sắc nhọn trong đường tiêu hóa và liên tục di chuyển
Kết quả kiểm tra hình ảnh ban đầu ghi nhận, chiếc khuyên tai với một đầu sắc nhọn nằm trong vùng hầu họng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra đánh giá lần thứ hai phát hiện dị vật đã di chuyển xuống dạ dày. Bệnh nhi đối mặt với nguy cơ bị dị vật đâm thủng đường tiêu hóa nên bác sĩ quyết định nội soi lấy dị vật.
BS Nguyễn Cẩm Tú, Trưởng khoa Tiêu hoá cho hay: “Sau khi gây mê, ê kíp đã cẩn thận kéo dị vật vào lòng ống soi nhẹ nhàng kéo ra ngoài. Kiểm tra lại đường tiêu hóa cho bệnh nhân, cháu may mắn không bị những tổn thương nghiêm trọng nhưng thực quản và dạ dày có vết xước niêm mạc. Hiện tình hình sức khỏe của bé đã ổn định, sẽ xuất viện trong vài ngày tới”.
Dị vật được lấy ra ngoài bằng thủ thuật nội soi
Dị vật đường tiêu hóa hoặc dị vật đường thở, là những tai nạn nguy hiểm có thể để lại những di chứng nặng nề hoặc khiến trẻ tử vong. Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên trông trẻ nhỏ thật cẩn thận, không cho các cháu bé chơi các loại đồ vật có kích thước nhỏ hoặc mang khuyên tai bằng kim loại dễ làm cho các bé tò mò, bỏ vào miệng ngậm, nuốt.
Video đang HOT
Vân Sơn
Theo Dân trí
Chưa kịp đón Tết, nhiều trẻ đã gặp tai nạn thương tâm
Cha mẹ bận chuẩn bị Tết không có thời gian để mắt đến con, nhiều trẻ đã phải nhập viện cấp cứu vì tai nạn sinh hoạt. Bác sĩ cảnh báo, những ngày Tết tai nạn giao thông sẽ đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của trẻ phụ huynh cần chủ động phòng tránh.
Tai nạn sinh hoạt luôn rình rập
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, những ngày qua tại đây liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện cấp cứu vì tai nạn sinh hoạt.
Thương tâm nhất là trường hợp của cô bé L.T.B. (6 tuổi, ngụ tại Bình Tân) cháu nhập viện trong tình trạng bị cây bút chì đâm sâu ở vùng mặt. Tai nạn xảy ra khi cháu cầm bút chạy nhảy không may vấp té.
Bé 6 gái 6 tuổi bị cây bút chì đâm vào vùng mặt
Qua thăm khám, chẩn đoán hình ảnh bác sĩ xác định cây bút đâm xuyên tháp mũi bệnh nhi đến trước xoang hàm qua vị trí bờ dưới nhãn cầu và hốc mắt. Cháu đã may mắn khi không bị đầu bút chọc thủng nhãn cầu và mạch máu. Sau thủ thuật, bác sĩ đã rút thành công dị vật trên mặt của bệnh nhi.
Bé trai 4 tuổi nuốt dị vật nguy hiểm
Một trương hợp khác lá bé trai 4 tuổi (ngụ tại Long An), cháu nghỉ học ở nhà, phụ huynh bận nên không để ý, trong lúc bé ngậm thanh cầu bánh xe đồ chơi, thì bị dị vật dài 3 cm, có 2 đầu nhọn trôi tuột vào dạ dày nguy cơ gây tắc, đâm thủng đường tiêu hóa. Các bác sĩ đã phải tiến hành nội soi gắp dị vật cho bệnh nhi.
Thảm họa tai nạn giao thông chực chờ
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ cũng liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của trẻ. Thương tâm nhất là trường hợp 3 mẹ con ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM chở nhau trên xe gắn máy, mẹ đội mũ bảo hiểm nhưng 2 con không có mũ. Khi tại nạn xảy ra, người mẹ bị vỡ sọ chết tại chỗ vì mũ bảo hiểm văng khỏi đầu; bé ngồi trước đập mặt vào đèn xe gãy nát xương mũi, vỡ xoang hàm, xương hàm trên, gãy xương hàm dưới vùng cằm và cổ lồi cầu xương; bé ngồi sau văng ra xa đầu đập xuống đường chấn thương sọ não...
Bệnh nhi trọng thương sau tai nạn vì không được đội mũ bảo hiểm
Ngày 1/2, TS.BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay, trong số 11 trường hợp tai nạn giao thông chúng tôi tiếp nhận gần đây thì có 4 cháu bị tai nạn khi tự điều khiển phương tiện xe máy và xe đạp điện, 7 cháu được người lớn chở đi bằng xe gắn máy nhưng không đội mũ bảo hiểm.
"Khám trong lúc cấp cứu, hình ảnh phổ biến nhất là đa số các cháu bị rách nát phần mềm ở mũi, má, môi, cằm, trán, tai, mặt, lưỡi... mặt bầm tím nhiều nơi, có những cháu bị vết rách khá sâu làm lộ cả phần xương hàm bên dưới, có cháu rách toạc cả phần da đầu đã được khâu cấp cứu tạm thời ở tuyến trước. Về răng, đa số các cháu đều bị tổn thương răng, có cháu bị gãy ngang răng, có cháu bị văng cả 4 răng cửa trên ra ngoài" - BS Đẩu xót xa.
Hầu hết trẻ gặp nạn đều không được đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng cách
Nghiêm trọng hơn, tất cả 11 bệnh nhi gặp nạn đều bị gãy xương mặt ở các vị trí khác nhau, có trường hợp gãy cùng lúc nhiều xương, gãy vụn phức hợp xương hàm - gò má - cung tiếp - ổ mắt, gãy xương hàm dưới nhiều đoạn, gãy sụp xương chính mũi, có bé kèm thêm gãy chân, gãy 2 tay, 2 bé có kèm chấn thương sọ não. Dù được can thiệp phẫu thuật song những vết sẹo di chứng để lại trên cơ thể và ký ức kinh hoàng của tai nạn luôn là nỗi ám ảnh, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của con trẻ.
Chiếc nón bảo hiểm bảo vệ sinh mạng
Từ thực tế tai nạn ở trẻ, BS Đẩu cho rằng: "Hiện nay, đa số người lớn chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe 2 bánh có động cơ. Việc đội mũ bảo hiểm cho con trẻ đang phụ thuộc vào ý thức của phụ huynh vì luật pháp chưa bắt buộc. Một chiếc mũ bảo hiểm nếu sản xuất đúng chất lượng, được đội đúng cách, khi tai nạn xảy ra nó sẽ ôm chắc lấy đầu, không những bảo vệ đầu mà còn bảo vệ được phần lớn diện tích vùng mặt cho trẻ".
Chiếc mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ sinh mạng cả người lớn và con trẻ (nguồn: internet)
Để hạn chế tai nạn nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ nhỏ trong những ngày Tết Nguyên Đán sắp tới, BS Nguyễn Văn Đẩu khuyến cáo cộng đồng phải tuyệt đối tuân thủ Luật An toàn Giao thông, không lái xe khi đã sử dụng đồ uống có cồn, không chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, phải đội mũ bảo hiểm cho cả người lớn lẫn trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe điện. "Nguy hiểm đang chờ phía trước, tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra nếu chiếc mũ bảo hiểm vẫn chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức".
Vân Sơn
Theo Dân trí
Hóc xương cá nhưng bác sĩ phán viêm họng, cô bé nguy kịch Trong lúc mẹ cho ăn món cháo cá lóc, cô bé 11 tháng tuổi bất ngờ ho sặc sụa, nôn ọe chảy nước miếng. Đến bệnh viện, cháu được bác sĩ bác chẩn đoán bị viêm họng nhưng điều trị nhiều ngày tình trạng càng trở nặng. Cô bé không may bị hóc xương là N.H.T.N. (11 tháng tuổi, ngụ tại Đồng Tháp)...