Bé gái 1 tuổi nghi bị bạo hành có nhiều biểu hiện về di chứng thần kinh
Tối 31-7, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin bé gái L.Q.T. (1 tuổi) đã cai được thở máy xâm nhập, chuyển sang thở oxy hỗ trợ, tình trạng tuần hoàn, chức năng các cơ quan dần hồi phục. Tuy nhiên, trẻ có biểu hiện về di chứng thần kinh.
Bé Q.T. được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương với nhiều vết lằn, vết bầm tím tụ máu trên cơ thể – Ảnh: BVCC
Thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương cho biết ngày 26-7, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi L.Q.T., 18 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê, có dấu hiệu mất nước, suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, SpO2 84%, có nhiều vết lằn, vết bầm tím tụ máu trên cơ thể.
Qua thăm khám, bệnh nhi được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và nghi ngờ bị bạo hành.
Trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị. Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan và nghi ngờ trẻ bị bạo hành.
Sau đó, trẻ được các y bác sĩ điều trị hỗ trợ hô hấp (thở máy), điều trị sốc (bù dịch, vận mạch), tiêm kháng sinh và được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc toàn diện tại khoa điều trị tích cực nội khoa.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng báo ngay các cơ quan chức năng liên quan (Công an phường Láng Thượng, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111) để làm rõ vụ việc.
Hiện tại sau 6 ngày được điều trị hồi sức tích cực, tình trạng nhiễm khuẩn huyết biến chứng suy đa cơ quan của bệnh nhi đã có dấu hiệu chuyển biến khá hơn.
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi trung ương, hiện bé T. đã cai được thở máy xâm nhập, chuyển sang thở oxy hỗ trợ, tình trạng tuần hoàn và chức năng các cơ quan đang dần hồi phục. Tuy nhiên, trẻ có nhiều biểu hiện về di chứng thần kinh. Trẻ vẫn được các y bác sĩ tại Bệnh viện Nhi trung ương tiếp tục chăm sóc tích cực.
Video đang HOT
Bệnh viện Nhi trung ương cũng nhận định qua sự việc này cho thấy mặc dù việc bạo hành trẻ trong thời gian gần đây được các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, tuy nhiên vẫn cần có sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt trong quá trình khám chữa bệnh, nhân viên y tế bên cạnh khám cấp cứu cần lưu ý đến các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ trẻ bị bạo hành, để kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ và ngăn chặn tình trạng này.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, ngày 28-7, Công an phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) tiếp nhận tin báo từ Bệnh viện Nhi trung ương trường hợp cháu L.Q.T., 1 tuổi, quê huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, nhập viện trong tình trạng tím tái, li bì và sốt cao, nghi bị ngược đãi, hành hạ.
Công an bước đầu xác định ngày 21-7, chị Lê Thị Lan H. (28 tuổi, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, mẹ của bé T.) thuê Đoàn Diệu Linh (26 tuổi, trú thị xã Sơn Tây, Hà Nội) trông bé T. với giá 3 triệu đồng/tháng tại ngõ 198 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa để đi làm công nhân tại Bắc Giang.
Trong quá trình trông bé T., do cháu bị sốt và quấy khóc nên Linh và Hoàng Thế Vũ (28 tuổi, trú Ba Vì, Hà Nội, chồng Linh) dùng dây sạc điện thoại buộc chân, dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người, dùng chăn quấn vào người và dùng băng keo bịt miệng bé T..
Đến ngày 26-7, thấy T. mệt mỏi, khó thở, Vũ và Linh đưa bé đến Bệnh viện Nhi trung ương cấp cứu.
Hiện hai người này đang được cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra làm rõ vụ việc.
Cha mẹ theo dõi không sát, nhiều trẻ thừa cân nguy kịch vì sốt xuất huyết
Nhiều trường hợp bệnh nhi sốt xuất huyết là trẻ thừa cân, theo dõi dấu hiệu nặng tại nhà không sát nên nhập viện trễ, dẫn đến biến chứng suy hô hấp, suy đa cơ quan nguy kịch.
Tối 17/7, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, chỉ trong hai tuần qua, nơi đây đã tiếp nhận cấp cứu cho hàng loạt trường hợp trẻ sốt xuất huyết bị các biến chứng rất nặng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, suy đa cơ quan.
Đáng chú ý, nhiều trẻ đã sốt cao kéo dài mới được gia đình đưa đi viện.
Như trường hợp của bé trai tên T.M.K., mới 14 tuổi nhưng nặng đến 72kg (ở tuổi này cân nặng khoảng 45-50kg), nhập viện với tiền sử sốt 4 ngày trước đó. Trong 3 ngày đầu tiên, bé sốt 39 độ C, nhức đầu, đau cơ. Đến ngày thứ tư bé hết sốt nhưng đau bụng ói, lừ đừ, tay chân lạnh.
Bé K. 14 tuổi nhưng nặng đến 72kg, nhiễm sốt xuất huyết nặng (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Tại bệnh viện địa phương, bé đã trong tình trạng mạch khó bắt, huyết áp khó đo, tiểu cầu giảm thấp. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, sau đó chuyển lên tuyến trên.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố phát hiện K. có thêm biểu hiện sốc mạch, khó thở, chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, sốc kéo dài, tổn thương gan, suy hô hấp trên thể trạng dư cân béo phì. Bệnh nhi được tiếp tục truyền dịch chống sốc, hỗ trợ thở oxy, thở CPAP, sau đó đặt nội khí quản, truyền máu và các chế phẩm máu đậm đặc, điều trị hỗ trợ gan.
Vì tình trạng suy hô hấp do tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều, áp lực bàng quang tăng cao, bé được xử lý chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp. Sau gần một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo.
Hai cậu bé 11 tuổi khác cũng nhiễm sốt xuất huyết nặng và dư cân là T.X.Q.B.và P.H.S., nặng lần lượt 55kg và 53kg (bình thường ở lứa tuổi này khoảng 40-45kg). Cả 2 trẻ đều vào sốc ngày 5 của bệnh và diễn tiến sốc kéo dài, biến chứng suy hô hấp rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan.
Nhiều trường hợp sốt xuất huyết biến chứng sốc, suy đa cơ quan (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Các bệnh nhi được truyền cao phân tử HES 130 6% phối hợp albumin 10%, hỗ trợ hô hấp thở máy không xâm nhập, sau 4-5 ngày điều trị, tình trạng sốc và suy hô hấp cải thiện dần.
Còn bé P.N.T.K. chuyển từ bệnh viện ở huyện Hóc Môn (TPHCM) đến trong tình trạng đã mắc bệnh 5 ngày, ói ra dịch lợn cợn màu nâu, mệt và tay chân lạnh, đã truyền dịch chống sốc ban đầu. Mới 4 tuổi nhưng bé gái đã nặng 22kg (bình thường ở lứa tuổi này khoảng 16-18kg).
Tại bệnh viện tuyến trên, bé còn biểu hiện sốc sâu, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tiêu phân đen. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp thở CPAP, thở máy, chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp, truyền máu và các chế phẩm máu, điều trị hỗ trợ gan.
Vì tình trạng diễn tiến nặng, sốc kéo dài tổn thương suy đa cơ quan, bé được tiến hành lọc máu liên tục 3 chu kỳ. Kết quả sau hơn 2 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, chức năng gan thận trở về bình thường, cai máy thở.
Bác sĩ cảnh báo phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu trẻ nhiễm sốt xuất huyết nặng của con để tránh đưa đi viện trễ (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Từ những trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cảnh báo phụ huynh tích cực diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng để phòng bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời.
Cụ thể, nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:
- Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì.
- Đau bụng.
- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen.
- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
Tính đến tuần 27, TPHCM ghi nhận gần 25.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 216% với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số ca nặng là 373 ca. Tính riêng trong tuần, TPHCM ghi nhận hơn 2.800 ca bệnh, tăng 307 ca (12,1%) so với trung bình 4 tuần trước.
Cũng trong tuần 27, địa phương ghi nhận thêm 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại 2 quận Gò Vấp và Bình Tân, nâng số ca tử vong tính từ đầu năm lên 13 trường hợp.
Thêm một học sinh ở TP.Vũng Tàu tử vong do sốt xuất huyết Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 2 bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong, trong đó có một học sinh. Cả 2 trường hợp này đều ở TP.Vũng Tàu Ngày 6.7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã có thêm 1 bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết. Chăm sóc cho trẻ bệnh sốt xuất huyết tại...