Bé đang bị ho, sổ mũi, đi ngoài nhiều lần, có nên tắm?
Bé gần 4 tháng, bị chảy nước mũi, ho khan, đi đại tiện 5-6 lần. Mong BS cho biết tình trạng của bé và cách điều trị. Em có nên tắm cho bé trong thời gian này không?
Chào bác sĩ, Bé nhà em gần 4 tháng tuổi. 4 hôm nay bé bị chảy nước mũi, trán nóng (nhưng đo nhiệt kế chỉ từ 36,5-37 độ), ho khan, thở sụt sịt, đi đại tiện 5-6 lần, mỗi lần phân có lẫn nhiều nước và có lẫn sợi màu trắng. Hiện tại em đang vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và cho bé uống Prospan nhưng vẫn chưa thấy đỡ. BS có thể cho em biết tình trạng của bé và cách điều trị như thế nào? Có nên tắm cho bé trong thời gian này không? Hiện em chỉ rửa ráy thay quần áo hằng ngày cho bé.
(Thu Hương – thuhuong…@gmail.com)
Ảnh minh họa
Chào em,
Video đang HOT
Trường hợp của bé cần được chẩn đoán loại trừ bé đang viêm mũi họng hay là do viêm tiểu phế quản, viêm nhiễm này do siêu vi hay là do vi trùng, mức độ viêm nhiễm… từ đó, BS mới có thể điều trị và tư vấn cụ thể hơn cho em.
Ngoài ra, bé của em còn có bất thường ở đường tiêu hóa, bé đi ngoài nhiều lần và phân có nhiều nước nhưng chưa có biểu hiện nhiễm trùng đường ruột. Về vấn đề này em cần cho bé bú mẹ nhiều lần hơn bình thường để bù đủ lượng nước mất qua phân và kết hợp cho bé uống thêm men vi sinh đường ruột, một trong các loại sau (Lactamin, Enterogermina ống 5 ml, L-bio…).
Trong thời gian này em vẫn cho bé tắm rửa bình thường bằng nước ấm nhưng cần tắm nhanh và tránh gió lùa.
Chúc bé của em chóng khỏe lại!
BS.CKI Nguyễn Thị Thu Thảo
Theo VNE
Sai lầm cần tránh khi trẻ sổ mũi
Thời tiết chuyển lạnh có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Trong số đó, có bệnh thông thường như viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi... nếu chữa không đúng cách có thể khiến bệnh kéo dài hoặc tiến triển nghiêm trọng.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tình trạng nghẹt mũi nếu không giải quyết đúng mức có thể làm cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, cơ thể không được phục hồi sức khỏe, thức dậy sẽ uể oải. Với trẻ đã đi học thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì nghẹt mũi ảnh hưởng nhiều hơn. Do tuổi này các bé thở chủ yếu bằng bụng, mũi lại rất nhỏ nên đôi khi chỉ vì nghẹt mũi đơn giản cũng có thể khiến trẻ khó thở, khò khè, bỏ bú, quấy khóc...
Với trẻ lớn, phụ huynh cần hướng trẻ vệ sinh mũi đúng cách. Ảnh minh họa: Health.
Trên thực tế còn nhiều vấn đề không đúng trong điều trị bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Sai lầm phổ biến là hiện tượng lạm dụng thuốc, đặc biệt các thuốc kháng histamin như chlorpheniramine. Thuốc này tùy theo từng nhóm tuổi mà có liều lượng sử dụng thích hợp. Việc cho trẻ sử dụng không đúng liều lượng có thể làm tình trạng tắc mũi trở nên nặng hơn, dịch tiết mũi đặc lại, nước mũi không chảy ra ngoài gây khó thở. Nhiều trẻ nhỏ cho dùng liều lượng không đúng sẽ dẫn đến tác dụng phụ.
"Không ít phụ huynh khi thấy thuốc sử dụng hiệu quả ở người lớn sẽ chia 3, chia 4 để dùng cho trẻ. Điều này rất nguy hiểm vì việc sử dụng thuốc ngoài việc phụ thuốc vào cân nặng thì còn phụ thuộc vào tuổi, mức độ bệnh lý", bác sĩ Tuấn phân tích.
Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, một điều khá phổ biến nữa là nhiều phụ huynh không chú ý việc làm vệ sinh mũi hoặc vệ sinh không đúng cách. Đối với trường hợp sổ mũi nước đơn thuần thì chỉ cần dùng khăn giấy mềm, xếp lại giống như cái loa kèn (hay còn gọi "sâu kèn") để thấm mũi. Trường hợp mũi đặc thì phải dùng nước muối sinh lý. Tùy vào tình trạng bệnh, tùy trường hợp trẻ nhỏ hay trẻ lớn để có kỹ thuật rửa mũi phù hợp.
Với trẻ lớn nếu rửa mũi bằng loại bơm chuyên dụng sẽ rất hiệu quả nhưng phải làm đúng nếu không sẽ có tác hại cho trẻ, có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Kỹ thuật này cần thực hiện theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Đối với trẻ nhỏ hơn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi nhiều lần. Nhỏ 4-6 giọt mỗi bên để mũi mềm sau đó hỉ mũi ra hoặc dùng dụng cụ hút để hút ra ngoài. Dụng cụ bơm hút mũi thường có 2 loại. Một loại ống bóp cao su. Một loại nữa là ống hút mũi, 1 đầu cắm vào lỗ mũi em bé, đầu kia sẽ đưa ra ngoài. Những loại này cần nắm vững cách sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra cần chú ý khâu vệ sinh sau sử dụng các dụng cụ này vì nếu không trở thành "ổ nhiễm trùng".
Khi trẻ xì mũi, lưu ý không để trẻ bịt cả hai bên cánh mũi, nhiều khi tăng áp lực đột ngột lên vùng mũi xoang, có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí gây viêm xoang. Hỉ mũi xong nên sử dụng khăn giấy dùng một lần, không dùng đi dùng lại và không vứt giấy bừa bãi. Ngoài ra, phụ huynh không nên trực tiếp đưa miệng hút mũi cho em bé như trước đây, có thể khiến mầm bệnh hô hấp lây lan nhanh.
Bác sĩ Tuấn cho biết thêm, riêng về sử dụng thuốc nhỏ, đặc biệt là với bệnh nhân viêm mũi thì việc rửa mũi rất là tốt, làm cho mũi thông thoáng, cải thiện chức năng khứu giác, cải thiện đường thở, có thể lấy mầm bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng loại nước muối có tên gọi là nước biển sâu. Trong loại này, có một loại là nước biển thật sự, một loại là sản xuất trong phòng thí nghiệm, dựa trên công thức hóa học. Tuy hiệu quả nhưng phải sử dụng đúng loại cho trẻ vì những loại này có nồng độ muối đậm đặc, chưa kể áp lực xịt lớn hơn, có thể làm tổn thương niêm mạc. Không nên lạm dụng vì khi sử dụng nhiều quá vì nồng độ cao, lâu ngày có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng chức năng khứu giác.
Theo VNE
Sai lầm khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ Nhỏ nước tỏi ép, hút mũi, rửa mũi quá nhiều hoặc lạm dụng thuốc nhỏ mũi khi bé ngạt, sổ mũi, chỉ khiến bệnh của con thêm nặng. Ảnh: media.nola.com Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể nhiều trẻ không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Không muốn con uống kháng sinh, nhiều mẹ tự chữa cho...