Bế con mới 8 tuần tuổi trên tay, cả 2 vợ chồng giật nảy mình khi nghe bé nói “xin chào”
Thông thường khi trẻ gần được 1 tuổi mới bập bẹ nói những từ đơn giản, ấy vậy mà cậu nhóc 8 tuần tuổi này đã làm được điều không tưởng và khiến cha mẹ “hoảng hồn”.
Mỗi đứa trẻ đều có giai đoạn tập nói khác nhau, nhưng thông thường các bé khoảng 1 tuổi mới có thể nói những từ cơ bản như: “bố”, “mẹ”, “ông bà”… Trẻ nào nhanh hơn thì chưa đến 1 tuổi, thế nhưng mới 8 tuần tuổi đã o oe nói được như cậu bé dưới đây thì quá đỗi khó tin.
Câu chuyện này tưởng chừng như hoang đường nhưng lại hoàn toàn có thật. Theo vợ chồng anh chị Caroline và Nick (đến từ Willaston, Cheshire – nước Anh) chia sẻ, con trai họ là bé Charlie John Taylor-Mullington đã biết nói “Hello” (xin chào) khi mới 8 tuần tuổi. Tình huống này xảy ra khi anh Nick đang ôm bé Charlie trong tay và nói chậm rãi từ “Hello” – thật ngạc nhiên là bé Charlie đã bập bẹ nói theo bố.
Vì quá bất ngờ, nên Caroline đã lấy điện thoại quay lại cảnh hiếm gặp này: “Tôi nghĩ con trai mình thích nghe giọng trầm của bố, Charlie đã lặp lại từ ‘Hello’ vài lần liền và tôi phải quay lại khoảnh khắc này ngay lập tức. Thật không tin được là thằng bé đang thực sự nói chuyện”.
Bé Charlie nói “Hello” theo bố.
Trước bé Charlie, 2 anh chị Nick và Caroline đã có 1 con gái tên Lola. Bé Lola cũng biết nói từ rất sớm khi mới 6 tháng tuổi: “Chúng tôi chẳng hề biết trẻ sơ sinh sẽ biết nói nhanh đến thế nào, bởi khi có bé Lola thì quanh chúng tôi không có đứa trẻ nào để so sánh cả”, côCaroline nhớ lại.
Vợ chồng anh chị Nick và Caroline bên các con.
Cậu nhóc 8 tuần tuổi Charlie khiến bố mẹ kinh ngạc vì biết nói quá sớm.
Bà mẹ trẻ cũng cho biết thêm: “Ngay khi Charlie bắt đầu nói, tôi đã biết này rất hiếm gặp. Tôi xem lại video này suốt và thấy thật tự hào. Charlie là một cậu bé hay cười và Lola cũng rất yêu em trai của mình”.
Trước đó trên thế giới cũng đã có những trường hợp trẻ sơ sinh biết nói khi mới vài tháng tuổi. Vào năm 2016, câu chuyện bé Poppy biết nói “Hello” (xin chào) khi mới 10 tuần tuổi đã khiến nhiều người kinh ngạc. Theo cô Holly Freeman (sống tại Bromley, London – Anh) chia sẻ, bé Poppy bắt đầu mỉm cười và hay tạo ra những âm thanh ríu rít lúc 5 tuần tuổi. Cô Holly cảm thấy rằng con gái nhỏ đang cố gắng giao tiếp với mình, vì vậy bà mẹ trẻ đã bắt đầu quay những đoạn video để chứng minh cô đã đúng.
Mỗi buổi sáng, cô và con gái lớn đều nằm bên cạnh bé Poppy và nói “Hello Poppy”, cho đến 1 ngày miệng bé Poppy chuyển động và nói “Hello”. Điều này khiến 2 vợ chồng cô Holly vô cùng bất ngờ và hạnh phúc: “Tôi đã bị sốc, tôi phải ngừng quay ngay lập tức và xem lại khoảnh khắc tuyệt vời đó nhiều lần để chắc chắn rằng không phải mình đang mơ và những gì mình tưởng tượng đã thành sự thật”.
Cô Holly Freeman bên 2 con gái (bé Poppy phía bên tay trái).
Mỗi trẻ sẽ có chu kỳ phát triển không giống nhau và việc tập nói, biết nói cũng không giống nhau ở mỗi thời điểm. Các bé học cách nói chuyện theo từng giai đoạn, và đáng ngạc nhiên là giai đoạn đầu tiên xảy ra ngay từ trong bụng mẹ. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận hoạt động trung tâm ngôn ngữ của não thai nhi hoạt động từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Sau khi sinh, quá trình học nói của trẻ nhỏ sẽ chia ra nhiều giai đoạn.
Các giai đoạn học nói ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Mẹ có thể hỗ trợ bé tập nói bằng các cách sau:
- Bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ sớm: Nói chuyện với bé là một cách để bé tạo dựng vốn từ và câu. Hãy bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ 3 tháng đầu sau sinh để bé có thể nắm bắt ngôn ngữ. Nghiên cứu cho thấy những em bé được bố mẹ trò chuyện sớm có vốn từ vựng phong phú hơn khi biết đi và lớn hơn.
- Đọc và hát cho bé nghe: Những hoạt động này vừa giúp bé thích thú hơn với các câu hát, nhịp điệu vừa kích thích phát triển ngôn ngữ.
- Khuyến khích bé bắt chước: Hãy để bé bắt chước lời nói của mẹ và khuyến khích bé nói to lên. Ban đầu nghe có vẻ vô nghĩa, nhưng khi bé bước vào tuổi chập chững biết đi, việc bắt chước lời nói, từ ngữ sẽ dần chính xác hơn, đặt nền móng cho việc hình thành câu có ý nghĩa.
Cộng đồng mạng phẫn nộ với đoạn clip ngắn ghi lại hành động ác độc của nữ giúp việc khi pha sữa cho con của chủ nhà
Dù với bất kỳ lý do gì thì hành động như vậy với một đứa trẻ là điều không thể chấp nhận được.
Mới đây trang Coconuts đưa tin, một đoạn video ghi lại hành động kinh khủng của một người giúp việc ở Hong Kong đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội và khiến nhiều người bức xúc.
Trong đoạn clip dài 28 giây, một người phụ nữ được nhìn thấy đang cầm một bình sữa dành cho trẻ sơ sinh và múc sữa bột vào trong bình. Sau khi đã múc sữa xong, người phụ nữ thản nhiên nhổ nước bọt vào trong bình rồi mới đem đi cho đứa trẻ dùng. Người ta cho rằng hành động của người giúp việc xuất phát từ lòng thù hằn đối với chủ nhà.
Đoạn clip ghi lại sự việc.
Theo chú thích được đăng kèm video thì người phụ nữ này là một giúp việc đến từ Indonesia, nhưng giờ đã bị chủ nhà cho nghỉ việc. Nhiều người dùng mạng bày tỏ sự bức xúc, thậm chí cảm thấy ghê sợ, nhất là khi nghĩ đến tình hình đại dịch Covid-19 đang phức tạp như hiện nay.
Một số người nói rằng, dù người giúp việc không hài lòng với chủ nhà, thì cũng không nên trút sự thù oán vào một em bé. Hồi tháng 6, Liên đoàn Người giúp việc châu Á ở Hong Kong nói, những người giúp việc là bộ phận đang gặp những khó khăn nhất định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Hiện nữ giúp việc này đã bị cho nghỉ việc.
Chẳng hạn, chủ nhà không cho họ có ngày nghỉ hàng tuần vì sợ người giúp việc đi ra ngoài rồi nhiễm virus. Do đó, những bất đồng giữa chủ nhà và người giúp việc ngày càng tăng. Có gần 400.000 người làm nghề giúp việc ở các gia đình Hong Kong. Những người này chủ yếu đến từ Philippines và Indonesia, thường phải làm việc nhiều giờ, thậm chí bị bóc lột sức lao động.
Trong tháng 6 vừa qua, một người giúp việc đến từ Indonesia đã bị phạt tù vì cho steroid (hóa dược tổng hợp) vào thức ăn của chủ nhà, khiến chủ nhà cùng con trai phải nhập viện. Thậm chí, bà chủ nhà bị tăng gần 20kg. Người giúp việc khai ra rằng, bà muốn nghỉ việc mà chủ nhà không cho, nên bà đã làm vậy để trả thù.
Tình trạng hiện tại của bé sơ sinh bị bỏ rơi giữa hai khe tường: Nhiễm trùng tăng, phải ăn sữa qua sonde và nuôi dưỡng tĩnh mạch một phần Hiện các bác sĩ phải liên tục theo dõi mức độ nhiễm trùng của bé. Câu chuyện bé sơ sinh bị bỏ rơi giữa hai khe tường tại Hà Nội là chủ đề rất được dư luận, cộng đồng mạng quan tâm nhiều ngày qua. Ngoài danh tính của người mẹ vô lương tâm, tình trạng của cháu bé cũng là việc đáng...