Bê chao Mộc Châu ngon quên sầu muộn
Đến Mộc Châu mà chưa thưởng thức bê chao thì sẽ thật uổng công đến đây.
Tôi đến Mộc Châu vào những ngày miền Bắc đang chìm trong giá lạnh mùa đông. Sương mù và gió rét, những cung đường quanh co trên chiếc xe máy bụi bặm khiến tôi đói ngấu ngay khi tạt vào một quán ăn ven đường ở thị trấn Nông trường Mộc Châu.
Cầm thực đơn, chưa kịp đọc mà 3 chúng tôi đã đồng thanh gọi ngay món bê chao. Chị Đanh, phục vụ của quán cười, nhắc lại câu nói mà khách du lịch đến thị trấn cao nguyên này đã thuộc nằm lòng: Đến Mộc Châu mà chưa thưởng thức bê chao thì coi như chưa đến Mộc Châu.
Cao nguyên Mộc Châu, nơi cửa ngõ Tây Bắc với thảo nguyên xanh rộng hàng chục nghìn héc ta tuyệt đẹp, được trời phú cho kiểu khí hậu cận ôn đới để trở thành nơi có đàn bò lấy sữa lớn nhất cả nước. Hiện nay, ở Mộc Châu có khoảng 10.000 con bò sữa. Ở đây, bê cái luôn được giữ lại nuôi lớn để cho sữa, còn bê đực được chế biến thành đặc sản bê chao nức tiếng.
Nguyên liệu để làm bê chao ngon nhất là bê sữa khoảng một tuần tuổi, chưa từng ăn cỏ, nên miếng thịt bê có vị thơm và cái mềm ngọt mà bê già tuổi hơn không thể nào có được. Trong số những món bê thường thấy như xào lăn, hấp sả, tái chanh… thì bê chao có lẽ là món ăn được chế biến đơn giản nhất, nhưng hương vị lại thuộc hàng đặc sản. Có lẽ bởi bê non đã sẵn cái ngon, cái ngọt, cái thơm, nên càng bớt cầu kỳ lại càng tôn hương vị đó lên trọn vẹn.
Video đang HOT
Bê chao có lẽ là món ăn được chế biến đơn giản nhất, nhưng hương vị lại thuộc hàng đặc sản.
Theo chân chị Đanh vào bếp, đã thấy những miếng thịt bê xắt con chì, ướp gia vị, gừng, sả sẵn sàng trong thau. Bếp lửa được vặn to, chảo dầu nóng sôi sùng sục. Anh Quân, đầu bếp của quán vừa nhanh tay trút những miếng thịt bê vào chảo, chao đều trong dầu nóng, vừa nói: “Bê phải chao trên lửa to để thịt không ngấm mỡ. Lửa to thì dầu phải ngập miếng thịt để tránh “sống trong, chín ngoài”".
Nói rồi anh nghiêng nhẹ chảo để mỡ láng đều khắp những miếng thịt đã ngả màu vàng ươm. Mùi thơm lựng của thịt, mùi cay nồng của gừng, sả tỏa lan “điếc mũi”. Theo anh Quân, độ chín của gừng, sả ướp cùng thịt bê cũng là một yếu tố để đánh giá tay nghề đầu bếp. Bê chín, gừng, sả cũng vừa vàng ươm, thơm nức mà không khét, cháy. Một đĩa bê chao “đặc sản” như thế cũng chỉ có giá 150.000 đồng.
Bê chao phải ăn nóng. Trút ra đĩa, mỡ vẫn còn riu riu sôi trên những miếng thịt. Chấm thịt ấy vào bát tương sánh vàng, điểm thêm chút gừng bằm nhỏ. Thịt vàng hườm, mềm và ngọt khó tả. Phần bì phồng lên lấm tấm trắng, khẽ cắn vào thì thấy giòn, nhưng nhai kỹ vẫn có một chút dai vương vấn. Tôi lại có cái thú vét gừng, sả vụn ở đáy đĩa để nhâm nhi. Thi thoảng lại có thêm những lát gừng mỏng, vàng ruộm, không cay xè mà thơm đến ứa nước miếng.
Hai ngày ở Mộc Châu, thực đơn của tôi từ trưa đến tối ròng rã với món bê chao. Ấy vậy mà khi về đến Hà Nội, giở ảnh ra xem, vẫn thấy thèm đến cồn cào.
Theo Tịnh Tâm (ihay)
"Chảo lửa" ma túy trên cao nguyên Mộc Châu
Từ nhiều năm nay, ba xã biên giới của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Lóng Sập, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa được mệnh danh là "chảo lửa" số một về tội phạm ma túy, nhất là tội phạm vận chuyển ma túy có vũ trang. Nhiều cuộc đấu súng nảy lửa đã diễn ra.
NHỮNG CUỘC ĐẤU SÚNG NẢY LỬA
Nằm dưới chân dãy núi Pha Luông trùng trùng điệp điệp, Lóng Luông, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa có địa hình chủ yếu là núi cao, rừng rậm, nhiều đường mòn, đường tắt qua lại biên giới. Dân cư chủ yếu là người Mông, sống rải rác bên các sườn núi, đời sống rất khó khăn, lại vốn có mối quan hệ thân tộc, dân tộc lâu đời hai bên biên giới Việt - Lào. Ở bên kia biên giới là các bản: Muống, Pưng, Huổi Hiềng thuộc cụm Huổi Hiềng, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Hầu hết đầu nậu, trùm ma túy ở khu vực này đều có mối quan hệ gia đình, dòng họ làm ăn nhiều năm với các ông chủ quanh Tam giác Vàng - trung tâm sản xuất ma túy của cả thế giới. Tại các "bản ma túy" này, đời sống nhân dân rất khá giả, chủ yếu từ buôn bán ma túy, nhất là bản Muống có gần 100% số hộ tham gia mua bán, vận chuyển ma túy. Người dân tự làm đường, các công trình phúc lợi, mua sắm ô tô sang trọng, đắt tiền. Từ đây, những đường dây ma túy với quy mô khác nhau đã xuyên biên giới vào Việt Nam với những công đoạn có tổ chức chặt chẽ, thủ đoạn tinh vi và đặc biệt liều lĩnh. Ma túy ở đây đều có nguồn gốc từ Tam giác Vàng, được vận chuyển về thị xã Sầm Nưa (Lào), sau đó tập kết tại các bản sát biên giới rồi đưa vào nội địa qua khu vực Lóng Luông, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa. "Hàng" được cất giấu trong rừng, trong hang động, thậm chí cất ngay trong nhà, sau đó dùng người nhà hoặc thuê người vận chuyển theo chuyến. Trên đoạn biên giới từ cửa khẩu Lóng Sập đến khu vực giáp với bản Huổi Hiềng (Lào) khoảng 20km, có 34 đường mòn, đường tắt qua biên giới. Nhưng bọn chúng thường men theo sườn núi cao hiểm trở, vách núi dựng đứng và rừng cây rậm rạp, có đoạn men theo bờ suối vắng vẻ để vận chuyển ma túy trên tuyến đường mòn dưới chân núi Pha Luông thuộc địa bàn xã Chiềng Sơn. Mỗi đêm, có ít nhất từ 2 đến 5 nhóm đối tượng từ trong nội địa vượt biên sang Lào và cũng chừng ấy nhóm từ Lào xâm nhập nội biên, mỗi nhóm từ 3-8 tên, có khi tới 16 tên, hầu hết đều mang theo súng AK, CKC, săm lếch, K54, K59.
Ngày 12-4-2009, tại bản Buốc Pát cũ, giữa mốc G2 và G3 thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, cơ quan chức năng phát hiện một đối tượng trú tại bản Huổi Hiềng, Lào là người dân tộc Mông bị cắt cổ. Qua khám nghiệm hiện trường, phát hiện dòng chữ tiếng Lào viết bằng máu, nghĩa là "Mèo Việt". Vì vậy trong tháng 5, cơ quan chức năng Lào đã tăng cường kiểm tra người Việt Nam sang và đã điều tra, bắt giữ hai đối tượng người Việt Nam ở bản Suối Thín, Pha Luông thuộc xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, Sơn La nghi liên quan đến vụ giết người trên. Khoảng 11 giờ ngày 10-6-2009 lại phát hiện một đối tượng tự sát bằng súng tại bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn. Kết quả điều tra cho thấy, đối tượng là người Mông Lào được chủ hàng giao nhiệm vụ sang Sơn La đòi tiền hàng. Nhiệm vụ không hoàn thành, biết trước hình phạt của các ông trùm, đối tượng đã phải dùng súng cạc-bin tự sát ngay tại bản.
Trước tình hình phức tạp đó, cuối năm 2009 Bộ đội biên phòng xây dựng kế hoạch "Đánh bắt tội phạm vận chuyển ma túy có vũ trang từ ngoại biên qua xã Chiềng Sơn thuộc địa bàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, Sơn La, thực hiện cách đánh mới với các toán tội phạm ma túy qua biên giới có trang bị vũ khí vào ban đêm trên địa hình rừng núi hiểm trở. Đêm 2-11-2009, hơn 60 cán bộ chiến sĩ của Cục PCMT Bộ đội Biên phòng, Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ, BĐBP tỉnh Sơn La cùng 14 chó nghiệp vụ đã lên đường làm nhiệm vụ. Sau 130km hành quân, đơn vị đến địa điểm tập kết tại ô bàn cờ khu tái định cư, gần khu rừng ma (nơi người Mông chôn cất người chết) dưới chân núi Pha Luông. Đúng lúc này, tổ quan sát nghe tiếng động, phát hiện khoảng 6-7 tên xuất hiện gần đó. Dùng ống nhòm, trinh sát phát hiện sáu đối tượng đeo năm chiếc ba lô căng phồng, trong đó có hai tên vác AK đi giữa và cuối nhóm, hai tên đi đầu lăm lăm súng ngắn trong tư thế sẵn sàng nhả đạn. Khoảng 18 giờ 30, khi bọn chúng đến gần lán ông Của trên vạt ruộng bậc thang, cách nơi mật phục khoảng 500m, bất ngờ có ánh đèn ô tô xuất hiện ở đầu bản. Cả bọn lập tức dừng lại, chuyển hướng đi dọc theo con suối rồi chia làm hai tốp, vòng lên khu rừng ma. Vừa nghe tiếng sột soạt, chúng rọi đèn pin kiểm tra. Phát hiện bị mật phục, tên đi đầu nổ súng chỉ thiên, cả toán bỏ chạy xuống Suối Quang và khu vực rừng sau ruộng bậc thang. Lập tức, đại tá Trần Hùng chỉ huy trận đánh ra lệnh cho các tổ mật phục đồng loạt xuất quân thực hiện phương án 2, ngăn chặn chúng chạy thoát. Kết quả đã bắt được hai đối tượng là Vàng A Dênh (20 tuổi) và Lý A Đùa (17 tuổi, đều trú tại khu Huổi Hiềng, huyện Sốp Bâu, Lào) thu 2 súng ngắn, 1 ba lô mang 24 bánh heroin, 398 viên ma túy tổng hợp (MTTH). Đến khoảng 23 giờ hôm sau, ngày 3-11, tổ cảnh giới đang làm nhiệm vụ tại ngã ba đường mới vào bản Lắc Phương thì phát hiện một toán bốn tên mang theo hai khẩu AK, ba ba lô đi từ hướng bản Muống về theo đường ô tô. Khi lực lượng biên phòng hô "Đứng lại!", chúng vác súng bắn chỉ thiên rồi lao xuống suối. Một số tên bị thương, nhưng bọn chúng vẫn chạy thoát vào rừng. Vài giờ sau dù khói súng vẫn còn vương khắp rừng, một toán chín tên vẫn từ nội địa luồn qua biên giới sang Lào, chỉ cách đài quan sát của lực lượng đánh án khoảng 700m. Tiến hành phân lô lùng sục, lực lượng biên phòng chỉ phát hiện thêm hai điện thoại di động chúng vứt lại, một đôi giày, một đôi dép. Sau đó, Ban chuyên án đã phối hợp với Công an tỉnh Sơn La tổ chức khám nghiệm hiện trường và mời Công an tỉnh Hủa Phăn, Lào sang cùng điều tra. Kết quả cho thấy, khoảng 12 giờ ngày 2-11-2009 Vàng A Di (25 tuổi, trú tại bản Hôm Phăn, Viêng Xay), Vàng A Sềnh (trú tại Xiềng Khọ), Giàng A Sang (20 tuổi, trú tại bản Hua Khằn, thị xã Sầm Nưa, cùng tỉnh Hủa Phăn, Lào) đi ba xe máy và mang theo năm ba lô, trong đó có hai chiếc màu đen đựng ma túy, tới nhà Lý A Đùa ở bản Muống, sau đó Di bảo Đùa đi gọi Lý A Nhìa (25 tuổi, trú tại Huổi Hiềng, Sốp Bâu, Hủa Phăn) và Vàng A Dênh tới nhà Lý A Hua ở bản Muống, anh họ của Đùa để bàn việc vận chuyển ma túy sang Việt Nam bán. Chúng hứa rằng sẽ trả công nhiều tiền khi bán xong hàng. Vài tiếng sau, cả sáu tên đi xe máy xuống bản Huổi Hiềng cất giấu xe máy rồi đi bộ vượt biên vào Việt Nam. Khi đi, chúng mang theo bốn khẩu súng, ba chiếc ba lô đựng quần áo, cơm nước, một ba lô đựng 24 bánh heroin và 398 viên MTTH, một ba lô có 26 bánh heroin và 200 viên MTTH. Đến khu rừng ma thuộc bản Lắc Phương, Dênh, Đùa bị bắt cùng một ba lô heroin, hai súng ngắn; bốn tên còn lại mang theo AK, K50, một ba lô ma túy chạy vào rừng. Ngày 23-12-2009, phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng mở rộng điều tra, Ban chuyên án đã thu thêm được 26 bánh heroin, bảy viên MTTH và một điện thoại di động.
VẪN CHƯA "HẠ NHIỆT"
Sau trận đánh của Bộ đội Biên phòng, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn có vẻ im ắng được một thời gian. Nhưng cuối năm 2010 và những tháng gần đây, các nhóm vận chuyển ma túy có vũ trang từ Lào xâm nhập qua địa bàn các xã Chiềng Sơn, Chiềng Xuân, sau đó đi tiếp vào Lóng Luông, Vân Hồ của huyện Mộc Châu, Sơn La vẫn diễn ra thường xuyên. Các đối tượng vẫn chủ yếu hoạt động vào ban đêm và tổ chức thành từng toán 3-10 tên, có toán tới 20 tên, ngoài súng ngắn, súng dài các loại còn có cả lựu đạn, vai khoác ba lô đựng ma túy đi theo sườn bắc dãy núi Pha Luông đến địa bàn xã Chiềng Sơn, Chiềng Xuân rồi đi sâu vào nội địa. Sau lần bị mật phục, bắt giữ cả người lẫn hàng, chúng chuyển hướng đi theo các đường vòng tránh an toàn hơn. Anh Doanh và anh Chuẩn, người bản Co Phương, xã Chiềng Sơn, làm nghề đi rừng bẫy thú cho biết các anh thường xuyên gặp những nhóm từ 5-20 người khoác ba lô, mang súng và lựu đạn đi từ Lào về ngồi nghỉ tại một hang đá trong rừng Pha Luông, đợi trời tối mới xuống chân núi rồi vào nội địa. Có lần, họ còn cho các anh thức ăn và giày đi rừng.
Theo CATP