Bê bối vắc-xin giả rúng động Trung Quốc : Trò “ma” bị lật tẩy
Thủ đoạn bất chính của Công ty Trường Sinh: Mua các lô vắc-xin cũ của những công ty cấp thấp khác về rồi dán nhãn mới và tung ra thị trường
Truyền thông Trung Quốc dẫn nguồn tin từ các điều tra viên cho biết chẳng những mua vắc-xin cũ, quá hạn về gắn nhãn mới vào đem đi tiêu thụ, Công ty Trường Sinh còn dùng nguyên liệu quá hạn cũng như không tuân theo quy trình liên tục bắt buộc trong sản xuất. Và để đối phó với cơ quan kiểm định, công ty này đã ngụy tạo dữ liệu sản xuất và thử nghiệm.
Phù phép thu lợi “khủng”
Thông tin mới càng làm người dân Trung Quốc tức giận hơn là hàng trăm ngàn liều vắc-xin DPT mà chính quyền đã tiêm cho con em họ do Công ty Trường Sinh cung cấp lại đến từ một xưởng sản xuất vắc-xin giả của một Công ty Bào chế thuốc sinh học Vũ Hán trong lúc công ty này đã bị điều tra, đình chỉ sản xuất.
Mặt khác, dù sản xuất đến gần chục loại vắc-xin khác nhau và là công ty dược phẩm có tỉ suất lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận ròng cao nhất nhì trong ngành nhưng Trường Sinh thường bị chỉ trích là đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) không tương ứng. Thông thường, các công ty dược phẩm thường tiêu tốn nhất cho khâu R&D và mua lại các bằng sáng chế hay quyền sử dụng bằng sáng chế, song công ty của bà Cao Tuấn Phương lại như nằm ngoài xu hướng chung này.
Những điều trên chứng tỏ Trường Sinh có vấn đề khuất tất nhưng điều này đã không được các nhà quản lý vạch ra rõ trước khi bê bối bị phanh phui vào giữa tháng trước.
Vụ bê bối bị vỡ lở còn cho thấy Công ty Trường Sinh không hề tiến hành thử nghiệm trên động vật hay có bất cứ thử nghiệm nào đáng tin cậy chứng thực chất lượng vắc-xin của mình. Công ty này trúng thầu là nhờ “quan hệ tốt” và cấu kết với các quan tham.
Với 1,3 tỉ dân nên Trung Quốc có một thị trường dược phẩm sôi động nhất thế giới. Hơn 2 thập kỷ qua, đây là điểm đến của nhiều “ông lớn” dược phẩm phương Tây và là nơi sản sinh ra nhiều doanh nghiệp dược phẩm bản địa có tên tuổi. Tuy nhiên, theo quy trình thủ tục pháp lý, việc cấp giấy phép sản xuất một dược phẩm ở Trung Quốc không hề dễ dàng. Đúng trình tự thủ tục, các doanh nghiệp mất cả năm đến nhiều năm trời để có giấy phép sản xuất hay lưu hành một loại dược phẩm mới, với sản phẩm vắc-xin cũng vậy. Tuy nhiên, quy trình này dường như cũng “ngoại lệ” với Trường Sinh.
Video đang HOT
Phụ trách cấp phép và quản lý chất lượng dược phẩm ở Trung Quốc là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ( CFDA) trực thuộc Bộ Y tế. Với hàng trăm doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong và ngoài nước ở Trung Quốc thì cơ quan này là siêu quyền lực, có quyền “sinh sát”. Bà Cao gầy dựng được “đế chế” vắc-xin giả Trường Sinh cũng là nhờ cậy CFDA.
Trụ sở Công ty Trường Sinh ở Trung Quốc. Ảnh: VÕNG THỊ
CFDA bảo kê Trường Sinh thế nào?
Không những có giấy phép sản xuất hàng loạt loại vắc-xin một cách siêu tốc, CFDA còn cung cấp những bảo chứng an toàn và cho lưu thông khiến hàng triệu liều vắc-xin của Công ty Trường Sinh lưu hành khắp Trung Quốc.
Nhờ có quan hệ tốt với CFDA từ cấp trung ương cũng như ở địa phương, Công ty Trường Sinh trúng thầu cung cấp vắc-xin cho 24 tỉnh, khu tự trị ở Trung Quốc. Chỉ riêng nhờ xây dựng quan hệ với các quan chức của CFDA, Trường Sinh đã cung cấp cả triệu liều vắc-xin bệnh dại và đậu mùa cho các tỉnh miền Đông của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nếu CFDA không bảo kê thì Trường Sinh qua mấy vụ sai phạm đã không được “giơ cao đánh khẽ”. Điển hình như hồi năm ngoái, hơn 250.000 liều vắc-xin kém chất lượng của Trường Sinh bị phát giác nhưng công ty này chỉ bị phạt 3,4 triệu NDT. Mức phạt bị phê phán là quá nhẹ và không đúng luật định vì sai phạm bị cho là rất nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của hàng trăm ngàn trẻ em; nếu trót lọt thì gian thương thu về hàng chục triệu NDT.
Ông Tôn Hàm Trạch
Một quan chức đầy tai tiếng khác của CFDA cũng lộ diện trong vụ bê bối vắc-xin này là ông Tôn Hàm Trạch. Ông Tôn là người giám sát an toàn dược phẩm chịu trách nhiệm chính cho hàng triệu liều vắc-xin giả của “bà trùm” Cao Tuấn Phương lưu hành khắp Trung Quốc. Đáng nói hơn, Tôn Hàm Trạch cũng chính là quan chức dính đến bê bối sữa có chứa melamine của Công ty Thực phẩm Tam Lộc từng gây chấn động dư luận Trung Quốc vào năm 2008.
Sau vụ đó, ông Tôn đã bị kỷ luật cảnh cáo. Vài năm sau, ông không phụ trách quản lý chất lượng thực phẩm nữa mà là thẩm định dược phẩm, có quyền lực ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sinh mạng và sức khỏe con người hơn.
Hơn nữa, điều bất thường ở khâu kiểm tra của CFDA cũng khiến dư luận thêm nghi ngờ quan hệ khuất tất giữa cơ quan này và Công ty Trường Sinh. Tháng 10 năm ngoái, CFDA tiến hành kiểm tra chất lượng vắc-xin DPT (một loại vắc-xin kết hợp “ba trong một” chống lại các bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván ở trẻ em) do Trường Sinh sản xuất. Theo quy trình thì quá trình kiểm tra thường kéo dài 2-3 tháng nhưng mãi đến tháng 7-2018, khi dư luận về vắc-xin giả đã dậy sóng thì CFDA mới công bố kết quả kiểm tra. Theo các chuyên gia, quá trình kiểm tra lâu như trên là bất thường.
Chưa hết, một tờ báo ở Bắc Kinh khi phỏng vấn ông Trương Minh Hào, con trai bà Cao Tuấn Phương, đồng thời là phó tổng giám đốc của Trường Sinh, được ông này trả lời là công ty không nhận được thông báo nào về việc kiểm tra của CFDA trong suốt thời gian qua. Điều này càng bất thường, không loại trừ khả năng CFDA đã có sẵn kết quả kiểm tra nhưng vì lý do nào đó đã ém đi, khi có dư luận thì mới công bố.
Mù mờ lượng vắc-xin giả đã được tiêm
Đến nay, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa xác định được có bao nhiêu liều vắc-xin giả của Công ty Trường Sinh đã được tiêm hoặc chưa bị niêm phong. Các con số công bố vẫn bất nhất vì có dấu hiệu cho thấy Trường Sinh tạo dữ liệu giả, số liệu trên giấy tờ hay hóa đơn tại công ty thấp hơn rất nhiều so với hợp đồng thực tế.
Trong khi với CFDA, nắm rõ số lượng vắc-xin lưu hành trên thị trường là nhiệm vụ quản lý của cơ quan này nhưng thực tế lại là “nhiệm vụ bất khả thi” (?!). Dĩ nhiên, do Công ty Trường Sinh cố tình che giấu song khó phủ nhận rằng cũng nhờ sự tiếp tay của CFDA và cơ chế quản lý lỏng lẻo của cơ quan này nên Trường Sinh mới dễ dàng bóp còi qua mặt.
ĐẶNG VĂN THUẬN
Theo NLĐ
Cảnh sát Trung Quốc đề nghị bắt giữ 18 người liên quan vụ sản xuất "chui" vaccine
Đề nghị trên được đưa ra sau khi Tổng cục Giám sát và quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc (CFDA) triển khai thanh tra hoạt động sản xuất vaccine trên toàn quốc
Giới chức Trung Quốc thông báo quá trình điều tra vụ bê bối giả mạo giấy tờ của Công ty công nghệ sinh học Changchun Changsheng cho thấy công ty đã sản xuất "chui" các loại vaccine phòng bệnh dại sử dụng cho người.Ảnh: TTXVN
Cảnh sát thành phố Trường Xuân thuộc tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc, đã đề nghị cơ quan công tố phê chuẩn lệnh bắt giữ 18 người tại Công ty công nghệ sinh học Trường Xuân Trường Sinh, công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc hiện là "tâm điểm" một vụ bê bối vaccine gây chấn động. Trước đó, nữ chủ tịch của công ty này đã bị bắt giữ.
Đề nghị trên được đưa ra sau khi Tổng cục Giám sát và quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc (CFDA) triển khai thanh tra hoạt động sản xuất vaccine trên toàn quốc, rà soát toàn bộ quy trình và dây chuyền sản xuất vaccine.
Qua kiểm tra tại công ty Trường Xuân Trường Sinh, cơ quan chức năng xác định công ty này vi phạm nghiêm trọng quy trình cấp phép sản xuất với mục đích giảm chi phí và kê khống tỷ lệ thành công của vaccine phòng bệnh dại do công ty sản xuất. CFDA đã thu hồi giấy phép sản xuất loại vaccine nói trên của công ty, yêu cầu công ty này dừng sản xuất và bán sản phẩm, đồng thời đình chỉ cấp phép tất cả các sản phẩm khác của công ty.
Theo một nhà phân phối, trong năm 2017, công ty trên đã bán tổng cộng 252.000 liều vaccine DPT phòng bệnh bạch cầu, ho gà và uốn ván dùng cho trẻ em. Vụ việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ từ các bậc phụ huynh và nhiều khách hàng. Ngày 23/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị cơ quan chức năng nước này điều tra và nghiêm trị những đối tượng chịu trách nhiệm trong vụ bê bối./.
Theo Vũ Thị Bích Liên/TTXVN
Quan chức giám sát vắcxin rởm Trung Quốc từng bị kỷ luật vì sữa melamine Tôn Hàm Trạch, chịu trách nhiệm về vụ sữa nhiễm melamine năm 2008, cũng chính là người giám sát an toàn vắcxin của Trung Quốc. Em bé được tiêm vaccine ở Quảng Tây, Trung Quốc ngày 24/7. Ít nhất 4 trẻ em đã chết và hơn 10.000 người nhập viện vào năm 2008, sau khi sau khi dùng sữa công thức của tập...