Bê bối vắc-xin giả rúng động Trung Quốc
Dư luận Trung Quốc vô cùng phẫn nộ sau khi một nhà sản xuất trong nước bị phát hiện làm giả vắc-xin dành cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin tại một bệnh viện ở Aksu, khu vực Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Cục quản lý Dược và Thực phẩm Cát Lâm (Trung Quốc) đã đăng tải thông tin về vụ việc này trên trang chủ vào hôm 20/7.
Theo đó, sau quá trình điều tra, cơ quan này phát hiện Công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh ở Cát Lâm đã cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Sơn Đông khoảng 252.600 liều vắc-xin DTP “3 trong 1″ (vắc-xin dùng cho trẻ sơ sinh để tránh khỏi 3 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván).
Hiện chưa rõ bao nhiêu trẻ em đã sử dụng số vắc-xin này thông qua cơ sở y tế trên.
Trước đó khoảng 5 ngày, cơ quan quản lý dược phẩm Cát Lâm cũng phát hiện công ty Trường Sinh làm giả số liệu về việc sản xuất khoảng 113.00 liều vắc-xin phòng bệnh dại. Do vậy, cơ quan quản lý đã thu hồi giấy phép sản xuất loại vắc-xin này của Trường Sinh.
Hồi tháng 11 năm ngoái, cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc cũng phát hiện một nhà sản xuất khác cung cấp hơn 400.000 liều vắc-xin “3 trong 1″ kém chất lượng cho các cơ sở y tế ở Trùng Khánh và Hà Bắc.
Các vắc-xin kém chất lượng của hai công ty trên được xác định không có tác dụng tạo ra kháng thể giúp trẻ đối phó với nguy cơ bạch hầu, ho gà, uốn ván, song hiện không rõ các thuốc đó có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ hay không.
Video đang HOT
Những vụ bê bối này khiến dư luận ở Trung Quốc hoang mang và phẫn nộ. Một người dân ở Quảng Châu cho biết, ông định sẽ đưa con gái sang Hong Kong để tiêm phòng. Trong khi đó, nhiều người cũng có ý định cho con cái họ tiêm phòng ở nước ngoài.
Minh Phương
Theo Dantri
Dư luận Trung Quốc sôi sục vì vụ thai phụ nhảy lầu tự tử
Dư luận Trung Quốc sôi sục về vụ một thai phụ tự tử sau khi cô bị từ chối cho sinh mổ dù đang chịu cơn đau đẻ tột cùng.
Mã Nhung Nhung. Ảnh: Shanghaiist.
Thai phụ Mã Nhung Nhung, 26 tuổi, ngày 30/8 nhập viện tại bệnh viện thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, trong cơn đau đẻ dữ dội. Hôm sau, cô bất ngờ nhảy lầu tự tử và vụ việc lập tức gây rúng động toàn Trung Quốc. Theo báo chí địa phương, trong suốt 4 giờ, cô liên tục xin mổ đẻ để giải thoát cơn đau. Sau khi những yêu cầu của cô liên tiếp bị từ chối, Mã lao ra cửa sổ từ tầng 5 bệnh viện, nhảy xuống đất và tử vong, theo AFP.
Gia đình Mã và các bác sĩ đổ lỗi cho nhau xung quanh quyết định không mổ đẻ cho cô để giảm cơn đau. Bi kịch này khiến dư luận Trung Quốc sôi sục và nhiều người tự hỏi làm sao cô Mã lại có thể bị từ chối một tiến trình bình thường như vậy.
Chưa có câu trả lời rõ ràng nhưng vụ việc trên đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến nhiều vấn đề, từ chi phí dịch vụ y tế đắt đỏ, quyền lợi của bệnh nhân cho đến những mối đe dọa tới các giá trị gia đình Trung Quốc.
Tranh cãi
Cuộc tranh luận nóng lên đỉnh điểm hồi tuần trước sau khi đoạn clip rò rỉ từ camera giám sát an ninh cho thấy Mã quỳ gối trước người nhà tại hành lang bệnh viện, dường như để cầu xin họ cho cô được sinh mổ.
Trước cơn giận dữ từ dư luận, tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận nhấn mạnh dù người chịu trách nhiệm là ai, vụ việc phải được nhìn nhận như một hồi chuông cảnh tỉnh.
"Điều cần thiết nhất là phải chú ý hơn nữa đến cảm xúc của những phụ nữ mang thai và tôn trọng quyền tự quyết định của họ... Chúng ta cần cảm thông và quan tâm họ hơn. Chúng ta không nên chỉ nghĩ về các chính sách và lợi ích", bài xã luận viết.
Ngày 3/9, bệnh viện ra thông báo cho biết bác sĩ đã khuyên cô Mã và gia đình nên tiến hành mổ đẻ vì kết quả kiểm tra y tế cho thấy đầu em bé lớn hơn bình thường, có thể gây ra nhiều rủi ro nếu sinh nở tự nhiên.
Mã cũng đề nghị chồng để cô được sinh mổ. Tuy nhiên, gia đình Mã kiên quyết muốn cô sinh tự nhiên vì tin rằng điều đó sẽ tốt hơn cho đứa trẻ. Như để làm bằng chứng, bệnh viện đã đăng nhật ký phẫu thuật, cho thấy gia đình Mã không chấp nhận yêu cầu xin mổ đẻ từ cô. Điều này có lẽ khiến Mã trở nên quẫn trí và mất kiểm soát vì cơn đau, dẫn đến hành động nhảy lầu.
Bệnh viện cho hay Mã đã ký giấy ủy quyền cho chồng ra các quyết định y khoa thay mặt cô. Vì thế, bệnh viện "không có quyền thay đổi phương pháp đẻ khi chưa có sự đồng ý từ người chồng".
Tuy nhiên, Diên Tráng Tráng, chồng Mã Nhung Nhung, nói với tờ Beijing Youth Daily rằng anh đã đồng ý cho vợ sinh mổ nhưng bác sĩ lại bảo không cần thiết. Một người bà con với Diên xác nhận rằng sau khi khám cho cô Mã, có hai bác sĩ nói không cần phải sinh mổ. Hai bác sĩ này đã bị đình chỉ công tác để điều tra.
Phùng Lập Hoa, chuyên gia về các vụ kiện y tế thuộc Công ty luật Zhongdun ở Bắc Kinh, cho biết theo luật Trung Quốc, quyết định phương pháp đẻ phải do Mã tự đưa ra, không thể ủy quyền cho người khác.
Hình ảnh trích từ camera an ninh cho thấy cô Mã quỳ xuống cầu xin người nhà. Ảnh: Weibo.
Cảnh sát đang điều tra vụ việc nhưng câu hỏi đặt ra lúc này đối với nhiều người là tại sao Mã không được chuyển phương pháp đẻ. Một số người cho rằng gia đình cô có lẽ không lo đủ chi phí hoặc không sẵn sàng trả chi phí cho phẫu thuật mổ đẻ. Đây là vấn đề khá phổ biến ở Trung Quốc, một đất nước nơi mà nhiều dịch vụ y tế có thể vượt quá tầm với của người dân bình thường. Những người khác tự hỏi liệu chính sách bệnh viện áp dụng có góp phần gây ra cái chết của Mã hay không.
Dù sinh mổ được nhiều phụ nữ ở Trung Quốc lựa chọn vì nó là phương án giúp giảm đau đớn, chính phủ nước này vẫn gây sức ép buộc các bệnh viện phải giảm tỷ lệ sinh mổ ở thai phụ.
"Bệnh viện muốn hạn chế những ca sinh mổ, còn các gia đình thì không muốn tốn kém. Kiểu hệ thống bệnh viện như vậy và kiểu gia đình như vậy đã gây ra thảm họa này", một người bình luận viết trên mạng xã hội của Trung Quốc.
"Tại sao bệnh viện không thể tiến hành mổ đẻ như cô ấy yêu cầu. Đơn giản chỉ vì gia đình không nhất trí thôi sao?", một người khác đặt câu hỏi trên Weibo.
Hôm 7/9, ban điều tra bao gồm các quan chức Sở Y tế và Sở Công an ở Du Lâm kết luận bệnh viện đã tắc trách trong khâu chăm sóc thai phụ Mã và không chuẩn bị cho tình huồng khẩn cấp.
Hồng Vân
Theo VNE
Khéo đút tiền, đại gia Trung Quốc lên cấp thứ trưởng "ngon ơ" Dư luận Trung Quốc đang xôn xao vụ một chủ doanh nghiệp tư nhân giả mạo lý lịch, rồi vung tiền mua chức, leo lên tận vị trí tương đương cấp thứ trưởng bộ tư pháp. Giả mạo lý lịch để tiến thân Ngày 25/5, trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc (UBKTKL) thông báo, Lư Ân Quang, sinh...