Bê bối tình dục chấn động tòa thánh Vatican
Gần một thế kỷ, hàng nghìn trẻ em ở Mỹ bị xâm hại tình dục, trở thành nô lệ tình dục của các linh mục tại Mỹ thế nhưng lại không hề bị tố giác. Không ai có thể nghĩ rằng, ở một nơi công giáo nghiêm trang như tòa thánh Vatican lại có thể xảy ra một chuyện động trời và vô đạo đức đến vậy.
Và vụ bê bối chỉ bị phanh phui, khi một cuộc điều tra kéo dài 2 năm được thực hiện. 844 trang báo cáo công khai, sự thật mới được phơi bày. Sự việc không ngờ ấy đã làm chấn động toàn thế giới.
Các vụ xâm hại tình dục trong nhà thờ Công giáo không phải bây giờ mới được biết đến. Nhiều năm nay, ở nước nọ nước kia đã có những thông tin về các trường hợp lạm dụng tình dục trong nhà thờ và các cơ sở do nhà thờ quản lý. Tuy nhiên, chưa bao giờ lại có một thông tin ở quy mô gây chấn động như kết quả điều tra vừa được đưa ra tại bang Pennsylvania, nước Mỹ.
Đau đớn và hổ thẹn khi trong suốt 70 năm, 301 linh mục tại Mỹ đã xâm hại hơn 1.000 trẻ em nhưng không hề bị tố giác. Thậm chí, nhiều giáo sĩ cấp trên, biết tới hành động sai trái này đã không hề có biện pháp nào xử lý. Họ giấu diếm, che đậy, khiến cả nghìn tâm hồn trẻ thơ bị vấy bẩn, không thể tìm được công lý.
Bê bối tình dục chấn động Giáo hội Mỹ và Vatican
Như LĐO đưa tin, ngày 16-8, Tòa thánh Vatican bày tỏ “hổ thẹn và đau buồn” trước báo cáo đanh thép của một đại bồi thẩm đoàn ở Mỹ về vụ 301 linh mục ở bang Pennsylvania xâm hại tình dục hơn 1.000 trẻ em.
Tòa thánh Vatican
Trước đó, đại bồi thẩm đoàn hôm 14-8 công bố kết quả điều tra vụ xâm hại tình dục lớn nhất từ trước tới nay trong Giáo hội Công giáo Mỹ, phát hiện 301 linh mục ở bang này đã xâm hại tình dục hơn 1.000 trẻ vị thành niên trong 70 năm qua.
CNN dẫn báo cáo dài gần 900 trang cho biết, nạn nhân bị xâm hại là các bé trai, bé gái, thiếu niên và trẻ em trước tuổi dậy thì. Theo báo cáo, một số nạn nhân bị chuốc rượu, bị sờ mó hoặc quấy rối. Nhiều nạn nhân bị cưỡng hiếp hoặc quan hệ tình dục đường miệng.
Trong một thông cáo, phát ngôn viên Vatican Greg Burke nói Giáo hội Công giáo “phải học những bài học khó khăn từ quá khứ”, và rằng Vatican quyết sẽ buộc những người xâm hại và những người tiếp tay phải chịu trách nhiệm.
Tuyên bố nói Đức Giáo hoàng Francis hiểu “những tội ác này có thể làm rung chuyển đức tin và tinh thần của những tín đồ ra sao” và rằng ông muốn “diệt trừ tận gốc nỗi kinh hoàng bi thảm này”.
Ở Mỹ, những người theo Công giáo tự do và bảo thủ đều thể hiện sự đoàn kết hiếm hoi cùng nhau hối thúc Đức Giáo hoàng Francis có hành động trước báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, mà tổng chưởng lý bang này gọi là “báo cáo lớn nhất, toàn diện nhất về vụ lạm dụng tình dục trẻ em chưa từng thấy trong Giáo hội Công giáo Mỹ”.
Video đang HOT
Phản bội niềm tin và khiến tâm hồn trẻ thơ bị vấy bẩn
Tuổi thơ bị ám ảnh, vấy bẩn bởi những hành động vô đạo đức, xấu xa của những linh mục, rồi đây những nỗi ám ảnh đó sẽ còn đeo bám mãi đến tận mãi về sau, không thể nào xóa hết.
Như ANTĐ đã đưa tin, tòa thánh Vatican nhìn nhận báo cáo của Bồi thẩm đoàn bang Pennsylvania là nghiêm trọng, đồng thời lên án “những hành vi đã phản bội lại niềm tin và đánh cắp phẩm giá và đức tin của các nạn nhân”.
Giáo hoàng Francis
Đức Giáo Hoàng Francis đã phải chịu áp lực ngày càng tăng trong giải quyết một cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục leo thang nhanh chóng, lan rộng trên nhiều châu lục, từ Australia đến Mỹ Latinh.
Vụ bế bối nhiều năm không được đưa ra ánh sáng là vì có sự che giấu một cách hệ thống của các quan chức cấp cao nhà thờ, trong đó có cả một người hiện đang là Tổng giám mục của thủ đô Washington.
Những người chịu trách nhiệm xử lý vụ việc đã đặt việc bảo vệ hình ảnh của nhà thờ và các linh mục hơn việc bảo vệ các nạn nhân do vậy các hành vi lạm dụng vẫn tiếp tục tiếp diễn âm thầm.
8 giáo phận tại bang Pennsylvania đã bị điều tra, hàng triệu trang tài liệu ghi chép của các giáo phận từ những năm 1950 đã được tòa yêu cầu giao nộp và đánh giá. Qua cuộc điều ta toàn diện, báo cáo đã tổng kết có từ 5.700 đến 10.000 linh mục Thiên Chúa giáo trên toàn nước Mỹ đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục nhưng đáng tiếc con số bị đưa ra xét xử rất ít.
Làm gì để giúp trẻ chống lại xâm hại tình dục
Trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ và được hưởng đầy đủ các quyền mà Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) quy định trong Công ước về quyền trẻ em. Xâm hại và bóc lột trẻ em có tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ em và xã hội. Điều này có thể gây tổn hại cho sự phát triển về mặt xã hội, tình cảm và nhận thức của trẻ em. Vì vậy, để chống lại tình trạng lạm dục ở trẻ các bậc phu huynh cần phải dạy con cách tự bảo vệ mình trước những tình huống khi bị kẻ xấu xâm hại.
Cần dạy cho trẻ cách bảo vệ mình để chống lại xâm hại tình dục
Giáo dục trẻ về giới tính
Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết.
Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Cần dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích.
Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì cha mẹ cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.
Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.
Theo ANTD
Bị bắt, cô gái Mỹ quay sang "quấy rối tình dục" cảnh sát
Một phụ nữ đã bị bắt giữ sau khi đột nhập vào đồn cảnh sát ở bang Pennsylvania - Mỹ để tìm kiếm người từng bắt mình trước đây.
Đài NBC News hôm 10-1 dẫn lời cảnh sát cho biết Ashley Keister, 27 tuổi, đến từ TP Nanticoke, đã đập vỡ cửa kính đồn cảnh sát Tây Wyoming lúc 12 giờ 45 phút ngày 7-1 (giờ địa phương). Khi vào được bên trong, người phụ nữ bắt đầu lục lọi tủ đựng hồ sơ.
Vụ đột nhập của Keister đã bị camera giám sát ghi lại. Người phụ nữ sau đó bị buộc tội tấn công cảnh sát, trộm cắp và phá hoại.
Ashley Keister. Ảnh: AP
Cảnh sát trưởng Tây Wyoming, Curtis Nraf, nói rằng Keister bị điều tra vì quấy rối một nhân viên cảnh sát bắt giữ cô ta hồi năm ngoái. Keister bị cáo buộc gửi tin nhắn "quấy rối tình dục" qua mạng xã hội, đồng thời gọi số khẩn cấp 911 chỉ để nói chuyện với nhân viên cảnh sát này.
Trong một diễn biến khác, cảnh sát TP Nagpur - Ấn Độ cũng gặp phải tình huống dở khóc dở cười khi một chàng trai gặp họ để khiếu nại " trái tim anh ta đã bị đánh cắp".
Người đàn ông yêu cầu nộp đơn khiếu nại với nội dung một cô gái đã "đánh cắp" trái tim anh ta và cảnh sát nên lấy lại nó.
Người đàn ông khiếu nại bị đánh cắp trái tim. Ảnh minh họa: PTI
Nhân viên cảnh sát tiếp nhận vụ việc không biết xử lý sao cho thỏa đáng nên đành gọi cấp trên nhờ tư vấn. Người này sau khi nghe báo cáo đã trả lời rằng luật pháp Ấn Độ không có mục nào liên quan đến khiếu nại như vậy. Cuối cùng, cảnh sát bảo chàng trai họ không thể làm gì và yêu cầu anh ta về.
Tình huống trớ trêu được viên cảnh sát Bhushan Kumar Upadhyay chia sẻ hồi tuần trước. Ông Upadhyay nói: "Chúng tôi có thể trả lại những đồ vật bị đánh cắp. Nhưng đôi khi chúng tôi cũng nhận được những khiếu nại mà thậm chí chúng tôi không thể giải quyết".
Phạm Nghĩa (Theo NBC News, PTI)
Theo nld.com.vn
Lần đầu tiên Giáo hoàng lên tiếng kêu gọi cho 49 người di cư được cứu trên biển Địa Trung Hải Theo phóng viên TTXVN tại Rome, liên quan tới việc 49 người di cư trên biển Địa Trung Hải được cứu bởi hai tàu cứu hộ và hiện vẫn chưa thể lên bờ, ngày 6/1, Giáo hoàng Francis đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu thể hiện tinh thần đoàn kết để có thể đưa ra một giải pháp...