Bê bối thực phẩm chấn động Trung Quốc: Nông dân phun lưu huỳnh để kỷ tử ‘đẹp và đỏ’
Mới đây, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) đã công bố những đoạn clip vạch trần vụ bê bối lớn thứ hai trong năm nay đối với ngành sản xuất thực phẩm của nước này, liên quan đến kỷ tử bị hun trong lưu huỳnh và ngâm trong hóa chất bị cấm.
Trong một bản tin phát sóng vào ngày 1/9, CCTV cho biết vụ việc được phát hiện trong các nông trại trồng kỷ tử trải dàu 14 thị trấn thuộc huyện Tĩnh Viễn, tỉnh Cam Túc. Một số trang trại ở Golmud, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hải, cũng có hoạt động tương tự.
Ít nhất gần chục nông dân và đại lý nông trại đã công khai mô tả về cách các nông trại ngâm kỷ tử trong natri metabisulfit, một chất bị cấm trong ngành, và phun lưu huỳnh công nghiệp lên chúng để bảo quản vẻ ngoài.
“Những hạt kỷ tử được hun bằng lưu huỳnh có màu đỏ và đẹp. Với lưu huỳnh, bạn có thể bảo quản lâu hơn và sâu bệnh không phát triển. Độc tính của nó rất cao”, một chủ đại lý nói với đài truyền hình.
Sau đó, CCTV đã phát sóng cảnh quay những người nông dân làm việc trong trang trại đang chuẩn bị các thùng natri metabisulfit đặc, sủi bọt để rửa kỷ tử. Natri metabisulfit đôi khi được sử dụng để bảo quản thực phẩm nhưng bị cấm trong ngành kỷ tử địa phương. Bên cạnh đó, một số nông trại cũng sẽ thêm bước hun khói kỷ tử bằng lưu huỳnh công nghiệp thay vì phơi khô cây trồng dưới ánh nắng Mặt Trời.
Video đang HOT
Kỷ tử rất phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc và các món ăn như lẩu. Đây cũng được quảng bá là siêu thực phẩm ở phương Tây. Theo số liệu báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) thu thập, vào năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 12.000 tấn kỷ tử, trong đó Việt Nam và HongKong là hai điểm đến nhập khẩu nhiều nhất.
“Những người buôn bán ở nơi khác đều không biết gì cả. Nó chỉ có vẻ ngoài đẹp thôi”, một lái buôn chia sẻ.
Mặc dù biết rõ tác hại của việc tiêu thụ qkỷ tử bị nhiễm hóa chất nhưng các lái buôn cho biết việc phun hóa chất như này rất phổ biến.
“Nếu nhiễm lưu huỳnh, kỷ tử được bán với giá 17 đến 18 nhân dân tệ (NDT) một cân. Nếu không có, nó chỉ là 9-10 NDT/cân. Mức giá đó không có lợi nhuận tí nào”, một người làm trong nông trại tiết lộ.
Một ngày sau khi vụ việc được phát giác, văn phòng Ủy ban An toàn Thực phẩm huyện Tĩnh Viễn thông báo rằng đã mở một cuộc điều tra về hoạt động sản xuất và kinh doan quả kỷ tử tại địa phương.
“Những người chịu trách nhiệm vi phạm pháp luật sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc theo luật định”, văn phòng này cho biết trong một tuyên bố.
Chính quyền thành phố Golmud đã đưa ra một tuyên bố tương tự vào ngày 2/9.
Vụ bê bối kỷ tử xảy ra chỉ hai tháng sau một vụ việc an toàn thực phẩm lớn khác gây chấn động cả nước. Vào đầu tháng 7, hãng thông tấn nhà nước Beijing News cho biết họ đã phát hiện nhiều trường hợp xe chở xăng chưa được vệ sinh sau mỗi lần sử dụng dùng để vận chuyển dầu ăn.
Trong nhiều thập kỷ, ngàng thực phẩm Trung Quốc luôn bị ảnh hưởng tiêu cực sau những vụ bê bối thực phẩm chân động, như sữa bột bị nhiễm bẩn và dầu cống được tái sử dụng trong các nhà hàng. Điều này cũng đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng trong nước vào các loại thực phẩm được bày bán thương mại.
Mưa lớn gây thiệt hại tại Trung Quốc
Giới chức Trung Quốc cho biết thời không khí đối lưu mạnh tại tỉnh Cam Túc, Tây Bắc nước này, trong ngày 24/8 đã làm 2 người thiệt mạng và cắt đứt nguồn cung cấp nước ở một số khu vực.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, ngày 24/6/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Từ 18 - 22h theo giờ địa phương, mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực dọc theo Hành lang Hà Tây ở tỉnh Cam Túc, với lượng mưa tích lũy lên tới 78,8 mm ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của thành phố Kim Xương xác nhận mưa đã khiến 2 người thiệt mạng tại thị trấn Shuangwan.
Những trận mưa lớn cũng gây ngập úng trên một số con đường ở các khu vực đô thị của thành phố Kim Xương và Vũ Uy, cắt đứt nguồn cung cấp nước ở một số địa điểm của huyện Shandan, thành phố Trương Dịch, khi đường ống dẫn nước chính bị hư hại.
Hiện tại, hầu hết các khu vực của Hành lang Hà Tây đã không còn ghi nhận mưa lớn. Các lực lượng đã được triển khai để đẩy nhanh quá trình thoát nước và thực hiện công tác cứu hộ. Giới chức địa phương đang đánh giá mức độ thiệt hại sau mưa lũ.
Bão mạnh sắp đổ bộ Nhật Bản
Tại Nhật Bản, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) dự báo một cơn bão mạnh đang chuẩn bị đổ bộ vào miền Tây và miền Đông nước này, sớm nhất là vào ngày 28/8 và có khả năng gây gián đoạn các dịch vụ tàu cao tốc trên diện rộng.
Theo JMA, bão Shanshan hiện nằm ở phía Nam quần đảo Nhật Bản trên Thái Bình Dương, đang di chuyển về phía Tây Bắc với tốc độ 30 km/h. Trong bối cảnh cơn bão đang tiến gần, JMA đã cảnh báo về nguy cơ sét, lốc xoáy, gió giật mạnh và mưa đá ở các khu vực miền Tây và miền Đông Nhật Bản, cũng như chuỗi đảo Nansei ở Tây Nam nước này ngay từ ngày 25/8. Dịch vụ tàu cao tốc trên các tuyến Tokaido, Sanyo, Joetsu và Hokuriku có thể bị hủy một phần hoặc toàn bộ vào các ngày 27 và 28/8.
Trước đó, khi bão Ampil tiến gần miền Đông Nhật Bản, các dịch vụ trên tuyến tàu cao tốc Tokaido giữa Tokyo và Nagoya đã bị hủy trong cả ngày, trong khi khoảng 650 chuyến bay quốc tế và nội địa đến và đi từ sân bay Haneda của Tokyo và sân bay Narita, phía Đông thủ đô, cũng bị hủy.
Mỹ: Thương vụ gần 36 tỷ USD giữa 'gã khổng lồ' Mars và hãng Kellanova Mars, "gã khổng lồ" kẹo và chăm sóc thú cưng của Mỹ, đang xúc tiến mua lại nhà sản xuất đồ ăn nhẹ Kellanova trong một thương vụ trị giá gần 36 tỷ USD, đánh dấu một trong những thỏa thuận "thâu tóm" lớn nhất trong lịch sử ngành thực phẩm của Mỹ. Mars, "gã khổng lồ" kẹo và chăm sóc thú cưng...