Bê bối thịt bò giả lan sang châu Á
Vụ bê bốithịt ngựa giả thịt bò ở châu Âu đã lan tới châu Á sau khi giới chức Hồng Kông cấm bán bánh lasagne nhập khẩu do đại gia thực phẩm đông lạnh Findus của Thụy Điển sản xuất.
Theo AFP, chuỗi siêu thị ParknShop lớn nhất Hồng Kông nhận chỉ thị từ chính quyền phải ngưng bán sản phẩm trên, do nghi ngờ chứa thịt ngựa thay vì thịt bò. Chính quyền cũng khuyến cáo người dân không mua các sản phẩm bị nghi ngờ bởi chúng “có thể bị pha trộn thịt ngựa chưa được kiểm nghiệm độ an toàn”.
Trong khi đó, hàng loạt siêu thị tại hầu hết các nước châu Âu đã rút các sản phẩm dán mác “thịt bò” khỏi kệ hàng trong lúc giới chức đang điều tra vụ bê bối. Ban đầu vụ này chỉ bị xem là lừa đảo nhưng khủng hoảng trở nên nghiêm trọng sau khi phát hiện thịt ngựa nhiễm một chất kháng viêm bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm.
Theo TNO
Video đang HOT
Hình ảnh dùng súng bắn thẳng vào đầu ngựa rúng động dư luận
Mới đây, hình ảnh các công nhân tại một lò mổ chĩa khẩu súng vào đầu ngựa rồi bóp cò đã khiến dư luận phẫn nộ bởi tính dã man của nó.
Cảnh ghê rợn này diễn ra hằng ngày tại một lò mổ, nơi mà những con ngựa có chứa các loại thuốc nguy hiểm sẽ trở thành thức ăn được bán tại các nhà hàng hay siêu thị. Một người đàn ông cầm khẩu súng và bắn thẳng vào đầu con ngựa. Chú ngựa ngã xuống đất và được đưa vào một dây chuyền chế biến thực phẩm. Tại đó, những "đồ tể" dùng con dao sắc ngọt "lướt" qua cổ họng của nó, cắt đứt động mạch chủ.
Công ty LJ Potter of Taunton đã giết 63 con ngựa/tuần băng phương pháp ghê rợn trên. Sau đó chúng được chuyển tới Pháp để dùng làm thực phẩm. Công việc này được Stephen Potter khởi xướng, Stephen cho biết ông đã bán thịt ngựa cho 50 cửa hàng thịt ở khu vực Calais.
Ông Potter còn cho biết ban đầu, ông mua những chú ngựa nhỏ, đã được thuần chủng, sau đó nuôi lớn dần rồi làm thịt.
"Người ta bán ngựa của họ cho chúng tôi. Chúng tôi muốn chế biến thịt ngựa thành những món lành mạnh, bổ dưỡng, có ích cho sức khỏe và quan trọng nhất là an toàn", Stephen nói.
"Chúng tôi tin chắc rằng việc dùng thịt ngựa làm chuỗi thức ăn cho con người có một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự duy trì nòi giống của loài ngựa, những chú ngựa khác sẽ có cơ hội để phục vụ con người khi những con ngựa đã già chết đi", Stephen thản nhiên nói thêm.
Những hình ảnh rùng rợn trên đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dư luận, với sự cáo buộc rằng chính phủ đã không xử lý triệt để tình trạng làm thịt ngựa công khai.
Bên trong lò mổ ngựa
Bộ trưởng Bộ Lao động và Môi Trường, Mary Creagh đã cảnh báo về sự nguy hiểm của loại thuốc được tiêm vào những con ngựa trước khi làm thịt. Tuy nhiên những chú ngựa có chứa chất nguy hiểm này vẫn tiếp tục được giết mổ và làm thịt xuất khẩu.
Cho đến thời điểm hiện tại, một chính sách mới đã được ban hành, yêu cầu tạm dừng việc bán thịt ngựa cho đến khi kết quả cuộc kiểm tra về loại thuốc trên được công bố.
Các cơ quan chức năng cho biết chính phủ đang làm việc với chính quyền Pháp để theo dõi việc giết ngựa tại lò mổ của ông Potter. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng nước Anh đang bắt đầu việc hợp tác với châu Âu để theo dõi những tên tội phạm chịu trách nhiệm về vụ bê bối này.
Ô nhiễm có trong thịt ngựa là vấn đề gian lận thực phẩm chứ không phải là mối nguy hại về sức khỏe. Một số tờ báo tại Anh nói rằng thịt của những chú ngựa từ Anh có chứa thuốc nguy hiểm sẽ sớm xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.
Về lý thuyết, chất bute trong thịt ngựa có thể gây ra rối loạn máu, bao gồm thiếu máu cấp tính. Điều đó có nghĩa là chất này sẽ làm cho việc cung cấp các tế bào máu, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu cho cơ thể bị ngưng trệ, đặt con người vào nguy cơ nhiễm trùng, đe dọa tính mạng.
Trong khi đó, ông Stephen Potter đã từ chối trả lời các cuộc phỏng vấn về cách thức giết ngựa tại lò mổ của ông, mà nạn nhân là sáu con ngựa đã được gửi tới Pháp.
Theo xahoi
Dân Anh và Ireland sốc với hamburger bị "tráo thịt" ADN của ngựa đã được tìm thấy trong một vài mẫu thịt bò băm bán tại các siêu thị ở Anh và Ireland, theo tuyên bố từ cơ quan An toàn thực phẩm CH Ireland (FSAI). Theo đài BBC, FSAI cho hay số thịt bị độn thêm xuất xứ từ hai nông trường ở Ireland là Liffey Meats và Silvercrest Foods, cũng như...