Bể bơi thành bãi trông giữ và rửa xe
Trong khi nhiều bể bơi ở thủ đô đang quá tải thì suốt 3 năm qua, bể bơi số 3 Tăng Bạt Hổ, Cung văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội, lại trở thành bãi trông giữ, rửa xe ôtô và tập kết nội thất xe hơi.
Ngày hè nóng nực, bể bơi Thành Công luôn nhộn nhịp.
Bể bơi Thái Hà cũng hoạt động hết công suất. Giờ cao điểm, nơi đây luôn bị quá tải.
Nhưng tại trung tâm thủ đô, bể bơi số 3 đường Tăng Bạt Hổ thuộc Cung văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội, lại không hoạt động.
Ban ngày thành bể bơi trở thành nơi rửa xe.
Phần đáy bể thành nơi tập kết nội thất, như đệm ghế…
Video đang HOT
…và phơi thảm ôtô.
Cầu trượt trong bể bơi được những hộ kinh doanh trông giữ và rửa xe ôtô tận dụng triệt để.
Một góc bể bơi trở thành nơi tập kết dụng cụ từ biển báo giao thông cho đến xe cải tiến.
Đệm thải từ ghế ôtô được vứt luôn trong bể.
Khu vực đường bao quanh bể bơi trở thành bãi trông giữ xe cả ngày lẫn đêm. Ban đêm, nơi đây thành sân tập võ.
Nguyên nhân bể bơi không hoạt động nhiều năm qua theo lãnh đạo Cung văn hóa thể thao Hà Nội là do đáy bể…
…và thành bể xuất hiện nhiều vết nứt.
Trao đổi với VnExpress.net ngày 12/7, ông Nguyễn Xuân Trường, Phó giám đốc Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội cho biết, năm 2007, Thành đoàn Hà Nội tiếp nhận bể bơi số 3 Tăng Bạt Hổ từ Sở Thể dục Thể thao Hà Nội để đưa vào dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội (dự án do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện).
Tuy nhiên do bể bơi bị nứt đáy, không thể sử dụng cho việc bơi lội, dự án đang trong giai đoạn chờ tuyển chọn phương án thiết kế nên Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội đã đề xuất và được Thành đoàn Hà Nội đồng ý cho tận dụng khuôn viên bể bơi số 3 Tăng Bạt Hổ làm nơi rửa, trông giữ xe và làm sân hoạt động thể thao của một số câu lạc bộ võ thuật.
“Toàn bộ số tiền thu từ việc cho thuê dịch vụ ở khu vực bể bơi Cung văn hóa đều nộp về ngân sách thành phố và có hóa đơn chứng từ”, ông Trường khẳng định.
Theo VNExpress
Các bãi giữ xe tại TP.Hồ Chí Minh: Thu gấp 4-5 lần giá quy định
Theo quy định của UBND TPHCM, giá giữ xe gắn máy 2 bánh trên địa bàn TP chỉ 2.000 đồng/lượt, song trên thực tế, hầu hết các bãi giữ xe tư nhân đều thu gấp đôi, thậm chí gấp 4-5 lần so với quy định.
Anh Trần Văn Niệm (chung cư Độc Lập, P.Tân Quý, Q.Tân Phú) thường xuyên gửi xe tại bãi giữ xe công viên Tao Đàn (mặt đường CMT8) vào công viên tập thể dục, lâu nay đều phải chấp nhận trả với giá 3.000 đồng/lượt (tức thu quá quy định 1.000 đồng/lượt). Nhưng khoảng nửa tháng nay, nhân viên giữ xe tại đây thu đến 4.000 đồng/lượt, dù giá in trên vé chỉ 2.000 đồng/lượt.
PV Lao Động khảo sát tại một số bãi giữ xe gắn máy khác (trên đường Pasteur - góc Lê Lợi, bãi xe Hồ Tùng Mậu - Tôn Thất Thiệp, khu vực chợ Bến Thành, Cống Quỳnh...) và ghi nhận các nhân viên thu phí giữ xe 5.000 đồng/lượt ban ngày (thu quá quy định 3.000 đồng/lượt). Đáng nói, các nhân viên bãi xe còn bắt chẹt khách về thời gian gửi, vì nếu gửi trên 3 giờ sẽ phải trả với giá 7.000 đồng/lượt. Khi khách thắc mắc giá giữ xe cao, thì nhân viên giữ xe trả lời "do cơ quan thuế vừa có quy định tăng giá".
PV Lao Động đã tìm hiểu từ cơ quan chức năng và được biết, vừa qua, Sở Tài chính có dự thảo đề xuất tăng mức thu phí giữ xe tại TPHCM lên khoảng 50-100% so với mức hiện nay, tuy nhiên đề xuất này vẫn còn đang lấy ý kiến và chưa được thành phố chấp thuận. Trong khi đề xuất tăng giá giữ xe vẫn còn đang bàn thảo, thì thực tế bên ngoài hầu hết các bãi giữ xe tư nhân đều đã tự ý tăng giá từ lâu nay.
Một bãi giữ xe trên đường Hồ Tùng Mậu thu phí giữ xe gắn máy vượt quy định.
Qua đợt khảo sát của Thanh tra Sở Tài chính gần đây, giá giữ xe máy phổ biến chung trên địa bàn thành phố hiện từ 2.000 - 4.000 đồng/lượt, trong đó riêng khu vực trung tâm (Q.1, Q.3), giá giữ xe lên đến 5.000 - 10.000 đồng/lượt. Đặc biệt, PV Lao Động còn ghi nhận thêm tại một số khách sạn, tòa nhà văn phòng cho thuê (khách sạn Rex, Sheraton, Thương xá Tax, toà nhà Kumho...), mức giá giữ xe gắn máy dao động từ 10.000 đồng - 30.000 đồng/xe.
Cụ thể như tại khách sạn Sheraton trên phiếu giữ xe ghi rõ: Ban ngày 10.000 đồng/lượt, ban đêm 20.000 đồng/lượt, cả ngày lẫn đêm là 30.000 đồng/lượt. Trong khi đó, mức giá theo quy định của thành phố hiện nay chỉ 2.000 đồng/lượt vào ban ngày và 3.000 đồng/lượt ban đêm.
Không chỉ đối với xe gắn máy, giá giữ xe ôtô cũng rơi vào tình trạng chặt chém kinh khủng. Ngoài những vỉa hè, lòng đường cho phép đậu xe ôtô có thu phí (do UBND các quận tổ chức thu phí) tương đối thu đúng giá 5.000 đồng/lượt xe, còn lại những điểm đất trống do tư nhân trông giữ hoặc tại các khách sạn, tòa nhà cao ốc, giá giữ xe ôtô cao chóng mặt, dao động từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng/lượt/xe ôtô. Chẳng hạn, tại khách sạn Rex, gửi xe ôtô từ 6h - 24h có giá 60.000 đồng/lượt, từ 24h - 6h sáng hôm sau giá 90.000 đồng/lượt và gửi nguyên ngày 150.000 đồng/lượt.
Hơn thế, vào ban đêm, tại nhiều tuyến đường khu trung tâm - nơi tập trung các quán ăn - còn thường xuyên xuất hiện một số đối tượng tự ý thu tiền khách đậu xe trên vỉa hè, lòng đường, với giá 20.000 - 30.000 đồng/lượt.
Theo Thanh tra Sở Tài chính, quý I/2011 qua kiểm tra 76 điểm giữ xe gắn máy tại các chợ, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, đoàn kiểm tra sở đã tiến hành lập hơn 20 biên bản vi phạm hành chính trong việc không niêm yết và thu phí giữ xe cao hơn quy định, không có giấy phép đăng ký kinh doanh...
Một cán bộ Thanh tra Sở Tài chính cho biết, quá trình kiểm tra chủ yếu phát hiện hành vi không niêm yết mức thu theo quy định hoặc không có giấy phép kinh doanh. Đối với những trường hợp lấy quá giá đối với khách rất khó phát hiện quả tang, trong khi đó, các bãi xe thường tìm cách đối phó để lách quy định như thu phí giữ mũ bảo hiểm, giữ xe trên hai giờ trả thêm tiền.
Theo Lao Động
Nhức nhối nạn trông xe quá giá Trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, khi các điểm vui chơi, giải trí của thủ đô luôn quá tải thì đồng thời cũng là dịp để các điểm trông xe có dịp "chặt chém" người dân, gây bức xúc trong dư luận. Thu phí cao gấp nhiều lần so với quy định Tại các khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm...