Bê bối tàu điện Trung Quốc: Philippines mua về không dùng được
Nhiều toa tàu điện cho hệ thống đường sắt đô thị (MRT) được Philippines mua về từ các công ty Trung Quốc nhưng không sử dụng được.
Mẫu toa tàu điện cho hệ thống MRT của Philippines được mua từ Trung Quốc. Ảnh: INQUIRER
Thượng nghị sĩ Grace Poe, Chủ tịch Ủy ban dịch vụ công cộng của Thượng viện Philippines vừa đưa ra Nghị quyết khởi động điều tra các vấn đề của tuyến đường sắt đô thị như: các toa tàu mua từ Công ty Dalian Locomotive & Rolling Stock của Trung Quốc không hoạt động được, bảo dưỡng kém, quản lý không hiệu quả, sự cố dây chuyền tiếp tục gia tăng.
“Phải xem xét việc gia tăng sự cố của các chuyến tàu Trung Quốc khi có cáo buộc rằng đoàn tàu sẽ không thể sử dụng được cho đến năm 2018, nghị quyết cho biết.
Vấn đề được bà Poe đặc biệt lưu ý là việc các đoàn tàu của Trung Quốc không sử dụng được. Lý do được bà chỉ ra là hệ thống đèn tín hiệu của tàu không tương thích với hệ thống MRT của Philippines. Hệ thống đèn tín hiệu này giữ các tàu duy trì khoảng cách an toàn với nhau.
Ngoài ra, trọng lượng của các toa tàu này lớn vượt xa mức quy định. Trong khi trọng tải của hệ thống MRT Philippines chỉ có 48 tấn, trọng lượng của riêng các tàu điện mua từ TQ đã nặng 49 tấn chưa tính thêm hành khách. Chính vì vậy các toa tàu vừa được bàn giao gần như không thể sử dụng được và buộc phải trùm mền.
Không những thế, các tàu này cũng không vượt qua được bài kiểm tra chạy thử từ 4.000 đến 5.000 km, bà Poe cho biết.
Video đang HOT
Bà Poe cho biết, các toa tàu mà công ty Trung Quốc bán cho Philippines có nguồn từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này khiến thương vụ bị đặt ra nhiều nghi vấn, đặc biệt khi số tiền bỏ ra để mua tàu cho hệ thống metro là không hề nhỏ.
Bà Poe muốn mời cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Joseph Abaya, cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Hoa Kỳ, Roman Buenafe và các quan chức khác tham gia vào việc mua tàu điện cũng như Bộ trưởng Giao thông Vận tải Arthur Tugade và Thứ trưởng Bộ Hải quân Cesar Chavez tới phiên điều trần.
Đây không phải là bê bối đầu tiên liên quan đến tàu điện Trung Quốc. Giữa năm ngoái, Công ty Điều hành vận tải công cộng Singapore (SMRT) đã lẳng lặng gửi trả Trung Quốc 26 đoàn tàu điện bị lỗi trong khi tuổi thọ của chúng chưa đến 5 năm.
Đây là số hàng sản xuất từ liên doanh Công ty TNHH đường sắt miền nam Sifang (CSR Sifang Co. Ltd) ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, với Tập đoàn Kawasaki Heavy Industries của Nhật. Trong đó, Kawasaki phụ trách thiết kế và sản xuất phần thân máy, còn CSR Sifang sản xuất thân tàu và lắp ráp.
Vụ việc chỉ đến tai công chúng vào đầu tháng 7/2016 sau khi trang FactWire ở Hongkong đăng thông tin chi tiết.
SMRT đặt mua 22 tàu C151A năm 2009 với giá 368 triệu SGD (270 triệu USD), được cho là “rất rẻ”, và đặt thêm 13 tàu năm 2011. Cả 35 đoàn tàu được giao từ tháng 5/2011 – 2014.
Tuy nhiên, từ khi đưa vào khai thác, tàu mới liên tục gặp sự cố nghiêm trọng, từ vỡ cửa kính, nổ pin nguồn cung cấp điện, nứt vỡ các bộ phận cấu trúc quan trọng của thân tàu…
Đặc biệt, một sự cố xảy ra tháng 12/2011 đã khiến Tổng giám đốc SMRT Saw Phaik Hwa phải từ chức. Từ năm 2013, trục trặc càng dồn dập khiến SMRT giảm khai thác và cho “nghỉ hưu” nhiều tàu C151A, đồng thời trì hoãn việc trả tiền.
Theo FactWire, thế hệ trước của C151A là dòng C151 do Kawasaki sản xuất từ thập niên 1980 hầu như chưa bao giờ bị lỗi. Trong khi đó, tàu C151A từng phải thay thế pin nguồn do Trung Quốc sản xuất bằng pin Đức, còn thân tàu thì làm bằng hộp kim nhôm chất lượng kém. Sau hàng loạt sự cố, Kawasaki đã giành lại trách nhiệm sản xuất chính C151A và những thân tàu hỏng phải thay thế gần như toàn bộ.
SMRT cho biết, sau khi 26 đoàn tàu hỏng hóc được trả về Trung Quốc, nhà sản xuất phải sửa chữa cho đến năm 2023.
(Theo Báo Đất Việt)
Phát hiện, bắt giữ một số lượng lớn hàng Trung Quốc lậu
Một lượng lớn hàng điện tử Trung Quốc không có giấy tờ hợp lệ, khi đang được vận chuyển bằng xe tải thì bị các lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát hiện, bắt giữ.
Chiều ngày 26/3, thông tin từ Công an Ha Tinh cho biết, đơn vị này vưa phat hiên, băt giư và đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc xe tai chở môt lương lơn hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc, không có giấy tờ hợp lệ.
Lực lượng chức năng đang kiểm tra số hàng
Cụ thể, vao luc 2h30 ngay 25/3, trên quôc lô 1A thuôc đia phân xa Ky Tho (huyên Ky Anh), Phong Canh sat Kinh tê phối hợp với Phòng CSGT, Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra xe tai mang BKS: 51C -21211.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe tai co: 5 thùng Camera Sport hành trình 200 chiếc, 600 kính thực tế ảo, 900 đồng hồ nước, 6.000 kính bơi, 5.000 tai nghe, 300 đèn led; hàng trăm thiết bị điện tử như: Bô điêu chinh âm thanh, mic không dây và nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp...tất cả đều mang nhãn Trung Quôc. Tổng giá trị lô hàng trên khoảng 300 triệu đồng.
Tại cơ quan chức năng, tài xế Cao An Đông (SN 1982, tru tai TX. Hương Tra, tinh Thưa Thiên Huê), không xuất trình được các giấy tờ hợp pháp của lô hàng này.
Toàn bộ lô hàng hóa này không có hóa đơn, chứng từ
Trước đó, vào khoảng 17h, ngày 23/3, trên quôc lô 1A thuôc đia phân xa Cẩm Trung (huyện Cẩm Xuyên), Phong Canh sat Kinh tê, Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã phát hiện, bắt giữ xe tải mang BKS: 79C - 05997, do Cao Khắc Hoa (SN1972, trú tại huyện Đông Hòa, Phú Yên) điều khiển chở một lượng lớn các thiết bị âm thanh, ánh sáng, điện tử. Tại cơ quan chức năng tài xế cũng không xuất trình được hóa đơn các lô hàng hóa nói trên.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Rau quả Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam đón tết Càng sát tết, rau củ quả từ Trung Quốc (TQ) tấp nập nhập vào VN. Nhiều tiểu thương đã hô biến cam TQ thành cam Việt chỉ sau vài chục phút... Cam Trung Quốc về chợ đầu mối được một số tiểu thương bóc nhãn để biến thành cam Việt - Ảnh: C.Trung Hiện hằng đêm tại chợ đầu mối thực phẩm nông...