Bê bối luận tội, phế truất: Hòn đá tảng ngáng chân Trump tới nhiệm kỳ 2
Ở nước Mỹ hiện tại không có gì sôi động và được chú ý đến nhiều bằng chuyện luận tội và phế truất tổng thống đương nhiệm Donald Trump.
Từ sự khởi đầu tưởng chừng như chỉ vô thưởng vô phạt thì nay câu chuyện đã trở thành một tiến trình thực thụ với những diễn biến mới đầy kịch tính mà kết cục cuối cùng hiện chưa thể biết rồi sẽ như thế nào.
Bước ngoặt có ý nghĩa rất quyết định trong tiến trình ấy là quyết định của hạ viện Mỹ tiến hành công khai các cuộc điều trần liên quan. Những cộng sự đầu tiên của ông Trump bị đưa ra điều trần không những chỉ xác nhận những cáo buộc lâu nay đối với ông Trump mà còn trực tiếp cáo buộc ông Trump rất nặng nề.
Chứng cứ bất lợi cho ông Trump ngày càng thêm nhiều và rõ ràng, phe Đảng Dân chủ càng thêm quyết tâm thúc đẩy tiến trình luận tội và phế truất ông Trump nhưng điều nghịch lý ở đây là việc phế truất được ông Trump càng thêm khó kết quả.
Phế truất tổng thống là chuyện kinh thiên động địa ở Mỹ và không được cử tri Mỹ ủng hộ. Vì thế nên trong lịch sử mấy trăm năm cho đến nay của nước Mỹ mới chỉ có 2 lần thượng viện bỏ phiếu quyết định phế truất tổng thống nhưng không phế truất được tổng thống và chỉ có một lần tổng thống đương nhiệm buộc phải từ chức để tránh bị quốc hội phế truất.
Video đang HOT
Người Mỹ có tâm lý chung cho rằng chuyện phế truất tổng thống mang tính chất và động cơ chính trị nhiều hơn là pháp lý. Lôgic diễn biến trong những lần có chuyện luận tội và phế truất tổng thống là phe cánh chính trị của tổng thống đương nhiệm sẽ cản phá chuyện phế truất tổng thống đến cùng và tổng thống đương nhiệm thường không bị phế truất nếu phe cánh chính trị của tổng thống chiếm đa số trong thượng viện như hiện tại Đảng Cộng hoà.
Cử tri không trực tiếp đưa ra phán quyết cuối cùng về phế truất tổng thống nhưng một khi các thành viên của thượng viện thuộc phe cánh chính trị của tổng thống thấy rằng cử tri Mỹ nói chung và bộ phận cử tri truyền thống của họ nói riêng chuyển biến thái độ bất lợi cho phe cánh chính trị của họ thì họ sẽ dần bỏ rơi tổng thống đương nhiệm – như đã xảy ra hồi năm 1973/1974 đối với tổng thống Mỹ Richard Nixon.
Nghịch lý nói trên có nguồn gốc chủ yếu ở hai lý do. Lý do thứ nhất là phe Đảng Dân chủ tuy là đa số ở Hạ viện nhưng lại chỉ là thiểu số ở thượng viện mà phải với đa số ít nhất hai phần ba ở thượng viện thì phe này mới có thể phế truất được ông Trump.
Hiện tại chưa thấy có thượng nghị sỹ nào thuộc phe Đảng Cộng hoà trong thượng viện công khai lên tiếng ủng hộ việc phế truất ông Trump. Lý do thứ hai là ông Trump hiện kiểm soát Đảng Cộng hoà chứ không phải ngược lại. Hay nói theo cách khác, các vị dân biểu thuộc phe Đảng Cộng hoà biết rằng muốn được tái cử và các ứng cử viên dân biểu mới của đảng này trong cuộc bầu cử quốc hội tới thừa hiểu rằng nếu muốn được đắc cử thì không thể không dựa cậy vào và tranh thủ bộ phận cử tri đã bầu ông Trump năm 2016 và hiện vẫn trung thành với ông Trump.
Phe Đảng Dân chủ càng quyết liệt với việc luận tội và phế truất ông Trump thì diện cử tri này càng ủng hộ ông Trump khiến cho Đảng Cộng hoà càng phải quyết tâm bảo vệ ông Trump. Phe này còn phải sống chết trụ đỡ ông Trump vì trong phe hiện không có nhân vật nào có thể duy trì được vị thế cầm quyền của phe Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử tổng thống tới nếu như ông Trump bị hạ bệ trước ngày bầu cử tổng thống. Đấy là cái thuận lý ở phía Đảng Cộng hoà trong cái nghịch lý hiện tại.
Ở phía Đảng Dân chủ lại có cái thuận lý riêng trong đó. Lúc đầu, phe này đã phải rất thận trọng và dè dặt với việc luận tội và phế truất ông Trump bởi việc ấy giống như con dao hai lưỡi. Nhưng với những diễn biến mới đây nhất thì việc thúc đẩy tiến trình này lại không còn gây nguy hại gì mà chỉ có lợi cho phe Đảng Dân chủ, không được lợi nhiều thì cũng lợi ít. Tất cả các ứng cử viên hiện tại của Đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới ở Mỹ đều không thể đánh bại được ông Trump.
Vì thế, thúc đẩy tiến trình kia giúp cải thiện đáng kể cơ may thắng cử của các ứng cử viên ấy bởi nếu ông Trump không bị phế truất thì cũng bị tổn hại uy danh không hề nhỏ và sẽ gặp khó khăn phức tạp hơn rất nhiều so với trước trong cuộc bầu cử tổng thống tới. Mục tiêu nhằm tới của phe Đảng Dân chủ không phải là bộ phận cử tri truyền thống của ông Trump và Đảng Cộng hoà mà là diện cử tri trung dung vốn luôn đóng vai trò “lập vua” trong các cuộc bầu cử tổng thống xưa nay ở Mỹ. Đấy là cái thuận lý ở phía Đảng Dân chủ trong cái nghịch lý nói trên.
Theo danviet.vn
Điều tra luận tội Tổng thống Trump: Đảng Dân chủ chuẩn bị bước đi quan trọng
Các nhà lập pháp Dân chủ bắt đầu bước tiếp theo trong quá trình điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump - đưa ra báo cáo những gì họ thu thập được.
Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Adam Schiff, ngày 24/11, cho biết các nhà lập pháp Dân chủ bắt đầu làm việc để hoàn thành báo cáo sau hai tuần điều trần công khai - với những nhân chứng bao gồm cả quan chức lẫn cựu quan chức Mỹ.
Sau 5 phiên điều trần công khai, chưa có thêm lịch trình khác.
Adam Schiff. (Ảnh: PBS)
Báo cáo là một bước quan trọng tiến tới bỏ phiếu văn kiện luận tội Tổng thống do Đảng dân chủ dẫn đầu. Văn kiện sẽ là cáo buộc chính thức chống lại vị tổng thống đảng Cộng hòa và nếu nó được phê duyệt, Thượng viện - do đảng Cộng hòa kiểm soát - sau đó sẽ tổ chức phiên xét xử về việc có truy tố ông Trump và loại ông khỏi chức vụ hay không.
Cuộc điều tra tập trung vào cuộc gọi ngày 25/7, giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine, Volodymyr Zelensky. Trong cuộc điện đàm, ông Trump yêu cầu ông Zelenskiy điều tra đối thủ chính trị Joe Biden cùng con trai Hunter Biden và nghi vấn Ukraine (chứ không phải Nga) can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Các thành viên đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump lạm quyền khi gây áp lực cho một đồng minh dễ bị tổn thương của Mỹ phải can thiệp vào một cuộc bầu cử, bằng cách đào bới thông tin đối thủ chính trị. Biden là ứng viên hàng đầu cho đề cử của đảng Dân chủ để đối đầu với Tổng thống Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Trump trong khi đó từ chối cung cấp các văn bản Hạ viện yêu cầu, ngăn các nhân chứng cho lời khai, bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney. Luật sư riêng của tổng thống, Rudy Giuliani, cũng từ chối hợp tác.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Tho vtc.vn
Sức nóng luận tội Tổng thống Mỹ gia tăng Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff ngày 22/11 kết luận, Tổng thống Trump làm "tệ hơn nhiều" so với cựu Tổng thống Richard Nixon. Sau 5 ngày điều trần công khai, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ (HIC) Adam Schiff ngày 22/11 kết luận, Tổng thống Donald Trump làm "tệ hơn nhiều" so với cựu Tổng...