Bê bối Kiều Minh Tuấn – An Nguy: Trò dùng đời tư bán phim đã lỗi thời
PR phim là hoạt động bình thường trong quá trình truyền thông, phát hành phim nhưng lại bị chính giới diễn viên nhắc đến như một việc xấu xa. Đây là hậu quả của sự thiếu hiểu biết.
Mỗi năm, có vài chục phim Việt ra rạp, riêng năm nay là 60 phim. Tính thêm cả hàng trăm phim quốc tế, sức cạnh tranh của thị trường điện ảnh là rất lớn. Bởi vậy, PR phim, đặc biệt PR phim Việt, là hoạt động rất cần thiết để một bộ phim có thể được khán giả biết đến, quan tâm và tìm xem tại rạp.
Thế nhưng, với nhiều diễn viên và cả công chúng, mỗi lần họ nhắc đến từ “PR phim” thì y như rằng với ý nghĩa xấu, tương đương “ chiêu trò bẩn câu khách”. Đó hoàn toàn là một nhận thức sai lệch.
“ Scandal là mối nguy hiểm cho người làm nghệ thuật và kinh doanh”
Cách đây đúng một tháng, ngày 14/9, An Nguy và Kiều Minh Tuấn làm dậy sóng dư luận sau khi tiết lộ rằng họ nảy sinh tình cảm với nhau trong quá trình đóng phim Chú ơi, đừng lấy mẹ con.
Vì Kiều Minh Tuấn đang ở trong mối quan hệ 10 năm với Cát Phượng, còn An Nguy cũng có người yêu tin đồn tại Mỹ, cả hai bị dư luận chỉ trích dữ dội. Và cũng rất nhiều lần, 2 diễn viên này khẳng định họ làm vậy không phải vì “PR phim”. Tuy nhiên, đa phần khán giả cho rằng họ dùng tình cảm để bán phim.
Sau khi Kiều Minh Tuấn và An Nguy công khai tình cảm, Cát Phượng bị nghi là người giật dây khiến danh tiếng của cả ba đều bị tổn hại. Ảnh: Bá Ngọc.
Đến ngày 14/10, khi Cát Phượng và Kiều Minh Tuấn gặp gỡ báo giới để phân trần về một số tin đồn không hay thời gian qua, cả hai tiếp tục khẳng định họ “không dùng scandal tình cảm để PR phim”.
Trong tất cả những lần được nhắc đến này, từ “PR phim” hầu như đều được dùng với ý nghĩa xấu. Liệu scandal có hiệu quả hay không trong việc PR một bộ phim?
Nói với Zing.vn, nhà văn Di Li, giảng viên khoa PR tại một trường đại học ở Hà Nội, nhận định: “Trường hợp của Kiều Minh Tuấn, Cát Phượng và An Nguy không phải là PR phim. Người ta không hiểu rõ khái niệm PR và nhầm lẫn scandal là PR”.
“Trên thực tế, scandal là mối nguy hiểm cho người làm nghệ thuật và kinh doanh thương mại. Người kinh doanh bỏ tiền tỷ, thậm chí hàng chục tỷ, ra để làm phim thì họ không thể làm những việc ngu ngốc như vậy”, nhà văn Di Li khẳng định.
Dù với dụng ý nào, hành động của An Nguy và Kiều Minh Tuấn khi công khai tình yêu trước đây cũng là “không nghĩ đến đến hậu quả là người khác bị tổn thương và thậm chí làm tổn hại một tác phẩm nghệ thuật, tức bộ phim”.
Về việc nhiều nghệ sĩ cũng thường xuyên nhắc đến “PR phim” như một từ có ý nghĩa xấu, tương đương “chiêu trò bẩn để câu khách”, nhà văn Di Li cho rằng, người ngoài dễ hiểu sai lệch, nhưng người trong ngành làm phim thì không nên có nhận thức như vậy.
Vụ bê bối khiến Chú ơi đừng lấy mẹ con chỉ đạt doanh thu dưới 10 tỷ đồng và lỗ nặng, Kiều Minh Tuấn và An Nguy không nhìn mặt nhau khi đi ra mắt phim. Ảnh: Bá Ngọc.
Còn đánh giá về hậu quả của bê bối An Nguy – Kiều Minh Tuấn, nhà phê bình Lê Hồng Lâm từng nhận định với Zing.vn: “Thất bại cay đắng của phim này là bài học cho những người làm phim định chạy theo chiêu trò. Bây giờ, khán giả đã bị bão hòa và họ không tin vào chiêu trò nữa đâu. Cách đó lỗi thời rồi”.
Về mặt thương mại, theo nguồn tin riêng của Zing.vn, phim Chú ơi, đừng lấy mẹ concó doanh thu dưới 10 tỷ đồng, một con số rất thấp so với kỳ vọng và thua quá xa mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, do ảnh hưởng của việc khán giả kêu gọi tẩy chay trước khi phim ra mắt.
Dùng bê bối đời tư để “bán” phim không còn là xu thế?
Trao đổi với Zing.vn, người phụ trách truyền thông phim của một hãng phát hành lớn ở TP.HCM cho biết quy trình PR một bộ phim mới khá đa dạng và tùy thuộc vào chiến lược của từng nhà sản xuất, nhà phát hành cùng đơn vị truyền thông.
Nhưng về cơ bản, có thể kể đến các hoạt động mà diễn viên thường tham gia: chụp poster, dự showcase (giới thiệu phim), dự premiere (ra mắt phim), theo các cinetour (hành trình đến các rạp cụ thể, giao lưu với khán giả) và trả lời phỏng vấn báo, tạp chí.
Việc diễn viên tham gia những hoạt động nào đều dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Thông thường, diễn viên đều có ý thức tham gia khá đầy đủ nếu sắp xếp được lịch trình.
Mặc dù vậy, với đa số các hãng phát hành, có một nguyên tắc ngầm là “không sử dụng scancal để truyền thông phim” vì điều này có thể gây hậu quả khó lường, thay vì kéo khán giả đến rạp.
Đời tư diễn viên luôn là một chất liệu được cân nhắc trong khâu truyền thông cho một bộ phim, nhất là nếu diễn viên đó nổi tiếng với đại chúng, có chuyện tình cảm được chú ý từ trước. Với Chú ơi, đừng lấy mẹ con, Kiều Minh Tuấn chính là dạng diễn viên này.
Bradley Cooper và Lady Gaga cẩn trọng không để chuyện tình cảm đời tư ảnh hưởng đến danh tiếng tốt đẹp của phim A Star is Born. Ảnh: Vulture.
Nhưng được chú ý là một chuyện, chọn sử dụng chất liệu đời tư hay không lại là chuyện khác.
Nếu so sánh, phim quốc tế vừa ra rạp có một trường hợp gây nghi vấn tương tự. Đó là phim A Star is Born với Bradley Cooper và Lady Gaga đóng chính. Trước khi ra rạp, A Star is Born đã đến Liên hoan phim Venice và được báo chí khen ngợi. Đồng thời, mối quan hệ giữa 2 ngôi sao của phim được chú ý.
Một tờ báo nhấn mạnh rằng họ “nắm tay nhau lâu bất thường”, đặt nghi vấn có tình cảm với nhau. Mới đây, khi phim thành công ở phòng vé Mỹ, thông tin Bradley Cooper “đang không hạnh phúc” trong mối tình với bạn gái hiện tại Irina Shayk được New York Post đăng tải.
Bên cạnh đó, nam diễn viên kiêm đạo diễn luôn thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng với bạn diễn Lady Gaga, gọi mối quan hệ với cô là “tình bạn của một đời người”. Mặc dù vậy, Cooper và bộ phận truyền thông của bộ phim từ chối sử dụng chất liệu đời tư này để gây chú ý.
Nam diễn viên gạt đi mọi câu hỏi về đời tư, đặc biệt là về chuyện tình với Irina Shayk (với New York Times, dẫn đến một cuộc phỏng vấn căng thẳng). Nghi vấn về mối quan hệ tay ba giữa Cooper, Shayk và Gaga cũng không được nhiều báo đăng tải vì quá thiếu thông tin cũng như phát ngôn của người trong cuộc.
Trong khi đó, thông tin chính xoay quanh A Star is Born vẫn là câu chuyện phim cảm động, âm nhạc thu hút, tài năng và sự đồng điệu trong nghệ thuật của 2 diễn viên chính, cũng như chất lượng “xứng đáng được đề cử Oscar” của bộ phim.
Hầu hết phim có doanh thu tốt nhất năm 2018 đều không truyền thông bằng đời tư diễn viên mà tập trung vào chất lượng, sức hút của bản thân bộ phim. Ảnh: Marvel.
Dường như những người trong cuộc đều hiểu rằng bê bối tình cảm có thể là thứ phá hủy mọi ý nghĩa tốt đẹp của bộ phim, khi nó kể về một tình yêu sâu sắc. Và không có lùm xùm gì, phim vẫn thành công tại phòng vé, thu về 88 triệu USD trên toàn thế giới, trong khi kinh phí chỉ 36 triệu USD.
Không chỉ với A Star is Born mà gần như trong cả năm 2018, khán giả cũng không chứng kiến một bộ phim quốc tế nào thành công nhờ bê bối đời tư của các diễn viên chính. Trái lại, những phim có doanh thu cao nhất đều quảng bá bằng những chất liệu liên quan đến nội dung, diễn xuất và các yếu tố điện ảnh khác.
Có thể kể đến chiến lược PR hoàn toàn xoay quanh những tình tiết trong phim như Black Panther, Avengers: Infinity War, Ant-Man and the Wasp, Deadpool 2, Venom, Incredibles 2, Jurassic World: Fallen Kingdom, Crazy Rich Asians, The Nun. .. hay cộng thêm diễn xuất của diễn viên như Mission: Impossible – Fallout, A Quiet Place.
Nếu Hollywood dần từ bỏ cách truyền thông bằng bê bối đời tư, điện ảnh Việt cũng không nên theo đuổi cách làm cũ kỹ này nữa.
Cát Phượng khóc, Kiều Minh Tuấn xin lỗi trong cuộc họp báo Chiều 14/10, nghệ sĩ Cát Phượng và Kiều Minh Tuấn có buổi gặp gỡ báo chí, chia sẻ nhiều vấn đề xung quanh scandal Kiều Minh Tuấn và An Nguy nói “yêu nhau”.
Theo Zing.vn
Khuynh đảo phòng vé toàn cầu, 'Venom' thu hơn 205 triệu USD sau 3 ngày
Trái ngược với phản ứng tiêu cực từ giới phê bình, bộ phim "Venom" gây ngạc nhiên lớn bằng thành tích mở màn trên 205 triệu USD ở cấp độ toàn cầu.
Trailer bộ phim 'Venom' Tác phẩm thuộc Vũ trụ Điện ảnh Người Nhện do Sony xây dựng, xoay quanh nhân vật phản anh hùng lừng danh Venom (Tom Hardy).
Khởi chiếu tại 4.250 rạp Bắc Mỹ từ 5/10, Venom thu ước tính 80 triệu USD nội địa sau ba ngày cuối tuần qua. Theo đó, đây trở thành bộ phim tháng 10 có doanh thu mở màn cao nhất lịch sử phòng vé khu vực, và doanh thu mở màn cao thứ bảy trong năm (đứng trên cả Ant-Man and The Wasp của MCU).
Nếu không tính yếu tố lạm phát, Venom cũng là tác phẩm có thành tích ra quân cao thứ bảy trong lịch sử hãng phát hành Sony tại Bắc Mỹ, sau Spider-Man 3 (151,1 triệu USD), Spider-Man: Homecoming (117 triệu USD), Spider-Man (114,8 triệu USD), The Amazing Spider-Man 2 (91,6 triệu USD), Skyfall(88,3 triệu USD) và Spider-Man 2 (88,1 triệu USD).
Venom gây ngạc nhiên lớn khi thu hơn 205 triệu USD toàn cầu chỉ sau vỏn vẹn ba ngày đầu ra mắt. Ảnh: Sony.
Tại các thị trường quốc tế, Venom cũng gây tiếng vang lớn với 125,2 triệu USD từ 58 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, thành công hơn cả là tại Hàn Quốc nhờ 16,4 triệu USD. Con số này cao hơn tổng thu toàn thời gian của Captain America: The First Avenger, Justice League, Suicide Squad hay Wonder Woman tại xứ kim chi.
Một số thị trường nổi bật khác của Venom còn có Nga với 13,6 triệu USD, Anh (10,5 triệu USD) và Mexico (10,2 triệu USD). Sony Pictures hẳn đang rất hài lòng với kết quả thu được, bởi bộ phim chỉ tiêu tốn 100 triệu USD để sản xuất. Họ hoàn toàn có thể nghĩ tới cột mốc nửa tỷ USD dành cho Venom trong thời gian tới.
Theo dõi Venom, khán giả có cơ hội chứng kiến câu chuyện về nhân vật vốn là kẻ tử thù của Spider-Man ở nguyên tác truyện tranh Marvel. Ngôi sao Tom Hardy sắm vai Eddie Brock - một phóng viên điều tra tình cờ trở thành vật chủ cho loài cộng sinh đến từ ngoài hành tinh. Sự kết hợp kỳ lạ tạo ra Venom, con quái vật có sức mạnh không tưởng.
Venom dự kiến sẽ mở ra vũ trụ điện ảnh mới của Sony, với chuỗi tác phẩm xoay quanh các kẻ thù nổi tiếng của Người Nhện ở nguyên tác truyện tranh. Ảnh: Sony.
Chiến thắng của Venom thực sự gây bất ngờ đối với giới quan sát. Đa số ý kiến đều cho rằng bộ phim chỉ dừng lại ở mức mở màn khoảng 60 triệu USDnội địa, và khoảng 110 triệu USD bên ngoài Bắc Mỹ.
Sự bất ngờ còn lớn hơn gấp bội khi so sánh thành tích ấy với phản ánh từ giới phê bình và kỳ vọng từ người hâm mộ truyện tranh Marvel. Tác phẩm của đạo diễn Ruben Fleischer ( Zombieland, Gangster Squad) chỉ nhận 32% đánh giá tích cực từ giới phê bình theo tổng hợp trên Rotten Tomatoes.
Đối với không ít người hâm mộ Marvel, bộ phim bị coi là thất bại ngay từ khi khởi động, và không mấy ai tin tưởng vào chất lượng bộ phim.
Bất chấp phần kịch bản nhiều lỗ hổng cùng khâu dựng phim lộn xộn, tác phẩm hành động về Venom vẫn hấp dẫn nhờ màn tung hứng đầy ăn ý giữa Tom Hardy và thực thể cộng sinh kỳ quái.
Song, Sony đã có định hướng quảng bá Venom một cách đầy khôn ngoan: hạn chế liên hệ bộ phim với hai loạt The Amazing Spider-Man và Spider-Man hợp tác với Marlvel Studios; đồng thời hướng sự kỳ vọng vào khán giả từng yêu thích bộ ba phim Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi (Venom từng xuất hiện ở phần ba)
Venom khó có thể làm hài lòng những người hâm mộ nguyên tác truyện tranh. Nhưng đối với số đông công chúng, đây là khởi đầu vừa quen thuộc, vừa mới lạ: một nhân vật phản anh hùng (anti-hero) nằm trong câu chuyện mang tầm vóc nhỏ hơn, thay vì kiểu anh hùng chính nghĩa đi cứu thế giới gần đây.
Theo điều tra sau suất chiếu của CinemaScore, phim nhận điểm B , tức tương tự Suicide Squad và Justice League.
Trailer bộ phim 'Vì sao vụt sáng' Phiên bản mới của bộ phim kinh điển "A Star Is Born" với Bradley Cooper và Lady Gaga trong vai chính.
Trở lại khu vực Bắc Mỹ, A Star Is Born xếp thứ hai với 41,25 triệu USD từ 3.686 rạp. Tác phẩm của Bradley Cooper và Lady Gaga đón nhận phản ảnh rất tích cực từ cả giới phê bình lẫn khán giả đại chúng.
Bộ phim nhận 91% bài đánh giá tích cực theo Rotten Tomatoes, và điểm A theo điều tra sau suất chiếu của Cinema Score. Đối với một dự án bị xếp hạng R (hạn chế khán giả dưới 17 tuổi) và có kinh phí 40 triệu USD, Warner Bros. đã có khởi đầu rất tốt, nhất là ở thời điểm tháng 10 thường kém sôi động tại phòng vé.
Tuy chỉ xếp thứ hai phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần qua, nhưng A Star Is Born vẫn có thể được coi là một thành công lớn về mặt doanh thu. Ảnh: Warner Bros.
Đa số các bộ phim tâm lý kiểu này sẽ có thời gian trụ rạp dài lâu, và tương lai của A Star Is Born là vô cùng tươi sáng, nhất là khi bộ phim sẽ còn được nhắc tới nhiều trên đường đua Oscar 2019.
Bên ngoài Bắc Mỹ, phim còn thu 14 triệu USD từ 31 thị trường quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, tiêu biểu có Anh quốc với 5,3 triệu USD, Pháp với 2,1 triệu USD, và Đức với 1,9 triệu USD. Thời gian tới, A Star Is Born sẽ còn tấn công nhiều thị trường lớn khác.
Cuối tuần này, tác phẩm kinh dị nhắm đến đối tượng khán giả trẻ Goosebumps 2: Haunted Halloween (3.400 rạp) sẽ đối đầu với phim tiểu sử First Man của Ryan Gosling (3.500 rạp) và phim giật gân Bad Times at the El Royale của Chris Hemsworth (2.800 rạp).
Do ngày lễ Halloween sắp sửa diễn ra, Goosebumps 2 nhiều khả năng sẽ là cái tên giành chiến thắng sau khi kỳ nghỉ cuối tuần tới khép lại.
Trailer bộ phim 'Câu chuyện lúc nửa đêm 2: Đêm quỷ ám' Phần tiếp theo của bộ phim "Goosebumps" với chất liệu kinh dị dựa trên các tác phẩm văn học của R.L. Stine.
Top 10 phim ăn khách tại Bắc Mỹ từ 5/10 tới 7/10:
(trong ngoặc là thứ hạng của tuần trước)
1 (Mới). Venom: 80 triệu USD
2 (Mới). A Star Is Born: 41,25 triệu USD
3 (2). Smallfoot: 14,9 triệu USD
4 (1). Night School: 12,3 triệu USD
5 (3). The House with a Clock in Its Walls: 7,3 triệu USD
6 (4). A Simple Favor: 3,4 triệu USD
7 (5). The Nun: 2,6 triệu USD
8 (6). Hell Fest: 2,07 triệu USD
9 (7). Crazy Rich Asians: 2,06 triệu USD
10 (8). The Predator: 0,9 triệu USD
Theo zing.vn
Nhà sản xuất "Chú ơi đừng lấy mẹ con" chưa liên lạc được với Kiều Minh Tuấn - An Nguy Bên cạnh quyết định khởi kiện Kiều Minh Tuấn - An Nguy vì lùm xùm tình cảm khiến phim bị lỗ, nhà sản xuất phim "Chú ơi, đừng lấy mẹ con" cho biết hiện vẫn chưa liên lạc được với cả hai diễn viên này. Kiều Minh Tuấn - An Nguy. Những ngày qua, việc Kiều Minh Tuấn thừa nhận yêu An Nguy...