Bê bối khiến Chủ tịch Bình Phước Trương Tấn Thiệu mất chức (kỳ 1)
Sáng 5/4/2013, HĐND tỉnh Bình Phước khóa 8 nhiệm kỳ (2011-2016) đã tổ chức kỳ họp thứ 6 (phiên bất thường) để miễn nhiệm chức Chủ tịch và thành viên UBND tỉnh Bình Phước đối với ông Trương Tấn Thiệu.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước, Chủ tịch UBND tỉnh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm trái các quy định của pháp luật trong việc giao đất đối với một số dự án, thay đổi chủ đầu tư, phương thức đầu tư, cùng một số sai phạm khác gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thu nhiều tỉ đồng của ngân sách, gây dư luận bất bình trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Ông Trương Tấn Thiệu
Cho bán “đất vàng” không qua đấu thầu
Sau khi vụ việc xảy ra, UBND tỉnh Bình Phước đã thành lập tổ “xử lý khắc phục hậu quả”. Nhiệm vụ của tổ này sẽ đi thương thảo, đàm phán với những hộ dân và đơn vị đã ký hợp đồng mua nhà với Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước. Đây là đơn vị được “mua” 6.275m2 bên hông Đài Phát thanh – Truyền hình (PT-TH) với giá rẻ như cho không vì không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Sau đó, tổ khắc phục hậu quả của tỉnh đã cho xây khu nhà liền kề, mỗi căn nhà thô diện tích khoảng 107m2 được với giá 1,5 tỉ đồng vào năm 2010 và giá hiện tại là 3 tỉ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên khu đất vàng có tổng cộng 29 lô đã bán, trong đó có 10 căn nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh và người dân đã vào ở 5 căn đang xây dựng dở dang 3 căn mới xây đến phần đào móng 11 lô chưa triển khai xây dựng. Đối với các lô trên, tổ khắc phục hậu quả đã đàm phán theo hướng thu hồi gồm 14 căn. 15 lô còn lại vẫn tiếp tục thực hiện dự án nhà liền kề.
Trong số 10 căn đã có người ở, có 9 cá nhân đồng ý điều chỉnh lại hợp đồng theo hướng nâng giá cho tương ứng theo giá thu tiền sử dụng đất đã phê duyệt sau khi có quyết định điều chỉnh giá đất.
Riêng một trường hợp không đồng ý nâng giá bán vì khi mua, giá phù hợp với giá thị trường. Đối với chủ nhân của 5 căn còn lại đang thi công dở dang cũng đồng ý chủ trương theo hướng nâng giá tương ứng, tuy nhiên họ chỉ thỏa thuận lại với Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước sau khi có quyết định điều chỉnh giá đất của UBND tỉnh Bình Phước.
Sau khi thu đất do dân đang quản lý sử dụng thì UBND cấp cho Đài PT-TH xây dựng trụ sở và mở đường Lê Duẩn. Khi Đài PT-TH xây xong, vẫn còn “thừa” ra 6.275m2 tại khu đất vàng, để không. Lấy lý do Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước có tham gia làm đường Quốc lộ 13 nên UBND tỉnh thu lại và giao toàn bộ 6.275m2 cho Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước nhưng không đấu giá quyền sử dụng đất. Đáng chú ý, khi thu hồi đất để thực hiện 2 dự án trụ sở Đài PT-TH và đường Lê Duẩn, tỉnh Bình Phước chỉ hỗ trợ về cây trồng, nhà và kiến trúc trên đất nhưng không bồi thường đất dù người dân sống ổn định từ năm 1985.
Ngày 29/10/2012, ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước có văn bản yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm tra lại vụ việc bồi thường đất cho người dân đã ở ổn định từ trước ở khu đất này. Đến ngày 8/11/2012, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước có buổi làm việc và người dân đã yêu cầu phải giải quyết bồi thường dứt điểm theo quy định của pháp luật số diện tích đã thu. Vì không có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 1.210m2 làm đường diện tích đất không nằm trong quy hoạch 1.410m2 xây Đài PT-TH mà thực tế đã làm khu nhà liên kế bán cho các cá nhân để lấy lời.
Về tiền vốn gốc và lãi của vốn gốc phải trả cho cá nhân, tổ chức đồng ý trả lại 14 căn đã mua, các đơn vị sai phạm là Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước, đơn vị tư vấn thẩm định giá và các cá nhân liên quan đến sai phạm chịu trách nhiệm chi trả. Tỉnh Bình Phước sẽ bán đấu giá 5 căn thu hồi từ quỹ đầu tư phát triển để nộp vào ngân sách Nhà nước. Sau đó lấy giá trị tiền sử dụng đất bình quân của 5 căn đã bán đấu giá làm cơ sở tính giá trị quyền sử dụng đất chênh lệch để 15 khách hàng dạng tiếp tục thực hiện dự án phải nộp bổ sung.
Rừng cao su 323ha liên quan đến việc ông Thiệu mất chức
Ai được ưu ái?
Video đang HOT
Ngoài việc thỏa thuận với khách hàng đã mua nhà đất tại khu nhà liền kề cạnh Đài PT-TH tỉnh Bình Phước, tổ “xử lý khắc phục hậu quả” của UBND tỉnh Bình Phước cũng đã thỏa thuận, thu hồi được diện tích trên 31,3/323ha cao su bán thí điểm để lấy kinh phí cho dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng đường. Đoạn đường dự kiến từ ngã ba Lộc Tấn đến trung tâm huyện Bù Đốp mà trước đó UBND tỉnh Bình Phước đã bán thẳng cho 3 người không qua đấu giá, gồm ông Nguyễn Bá Tòng (8,25ha), ông Nguyễn Sĩ Thụy (12,6ha) và ông Võ Hữu Phúc (10,4ha).
Theo hồ sơ, tổng số tiền phải trả lại cho 3 người trên tổng cộng trên 9,7 tỉ đồng và chưa tính lãi suất tiền gửi ngân hàng để mua thẳng cao su không qua đấu giá của ông Thụy.
Trong đó, số tiền phải trả cho ông Tòng trên 3,5 tỉ đồng gồm 2,5 tỉ đồng tiền mua 8,25ha cao su, hơn 158 triệu đồng tiền chăm sóc khi mua vườn cao su đến hiện tại, 858 triệu đồng là tiền lãi vay ngân hàng để mua vườn cao su. Đối với trường hợp ông Phúc được hoàn trả gần 2,6 tỉ đồng gồm tiền mua thẳng không qua đấu giá và tiền chăm sóc, tiền lãi không Phúc không tính vì đã vi phạm khi vừa là thành viên hội đồng định giá tài sản được bán đấu giá nhưng vẫn tham gia mua đấu giá.
Riêng trường hợp ông Thụy được hoàn trả gần 3,6 tỉ đồng gồm tiền mua vườn và tiền chăm sóc. Theo tổ “xử lý khắc phục hậu quả”, ông Thụy có sai phạm vì là thành viên trong hội đồng định giá tài sản tham gia mua đấu giá đã ủy quyền cho ông Phúc. Tuy nhiên, người này bị bệnh nặng, gia đình vẫn phải trả lãi suất cho ngân hàng vì vậy tổ “xử lý khắc phục hậu quả” nhận thấy đề nghị được hoàn trả tiền lãi của ông Thụy trên 834 triệu đồng là hợp lý.
Trường hợp, ông Lê Văn Sương đã được mua thẳng không qua đấu thầu 292ha cao su tại tiểu khu 57-63 và tiểu khu 68 thuộc 2 xã Phước Thiện và Hưng Phước (huyện Bù Đốp) với giá trên 73,5 tỉ đồng gây bức xúc trong tỉnh. Ông Sương bán lại 25ha cho một số cá nhân và khi làm việc với tổ “xử lý khắc phục hậu quả”, ông Sương đồng ý trả toàn bộ 267ha, yêu cầu hoàn trả cho ông trên 79,8 tỉ đồng tiền mua vườn cao su và tiền chăm sóc. Riêng tiền lãi vay ngân hàng, ông Sương tính theo lãi suất 22,4%/năm, vị chi trên 28,9 tỉ đồng.
Qua thỏa thuận, chủ vườn này chỉ đồng ý giảm 5 tỉ đồng. Vì vậy UBND tỉnh đã giao công an tỉnh xác minh nguồn gốc tiền mua cao su của ông Sương. Ngoài ra, tổ “xử lý khắc phục hậu quả” cũng kiến nghị thu hồi các quyết định giảm giá và bán thẳng. Về số tiền phải trả cho các ông Tòng, Thụy và Phúc sẽ dùng tiền ngân sách để trả tiền gốc và chi phí chăm sóc. Tiền lãi phải trả cũng dùng tiền ngân sách nhưng chỉ trả phần lãi tính theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, còn phần chênh lệch do cá nhân, tổ chức nào liên quan đến sai phạm khi bán thẳng vườn cao su không qua đấu giá phải chịu trách nhiệm.
Đối với diện tích 292ha cao su còn lại, tổ “xử lý khắc phục hậu quả” cũng kiến nghị giao công an làm rõ việc tổ chức bán đấu giá có hay không việc thông thầu và quy định thực hiện đấu thầu diễn ra như thế nào?
Tương tự trường hợp của 3 cá nhân nêu trên, vốn và chi phí chăm sóc vườn cao su của ông Sương cũng do ngân sách chi trả vì đã dùng số tiền người dân mua cao su để thực hiện dự án đường từ Lộc Tấn đến Bù Đốp. Về lãi suất, các cá nhân, tổ chức Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Sở Tài chính… sai phạm trong việc bán đấu giá phải chịu trách nhiệm phần chênh lệch giữa lãi suất do người mua đưa ra và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn…
Theo Dantri
Cha tôi, Lê Duẩn và kỷ niệm với Trung Quốc
Nhân kỷ niệm 106 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề không mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị khoa học thời sự: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và những kỷ niệm với Trung Quốc.
Qua những lần xuất hiện trên báo chí để nói về cha mình, cũng như qua những lời chúng tôi ghi lại dưới đây, ông Lê Kiên Thành, người con trai thứ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn giúp độc giả hôm nay hiểu hơn về bản lĩnh của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầy thử thách và oanh liệt của lịch sử dân tộc (1958 -1986).
... Năm 1957, đang là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, cha tôi được Bác Hồ gọi ra Bắc. Khi ấy, ông đã chọn một hành trình rất ngoạn mục là đi qua Nam Vang (Phnôm Pênh), Hồng Công tới Quảng Châu về Gia Lâm với sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn Trung Quốc.
Mẹ tôi, các chị tôi và tôi cũng từng có thời gian học tập ở Trung Quốc. Đặc biệt, mẹ tôi trong cuốn nhật ký của mình từng có những trang viết ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quãng thời gian bà vừa học vừa nuôi con tại Trung Quốc. Trong đó, bà cũng đã ghi nhận sự quan tâm của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, cố Thủ tướng Chu Ân Lai.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Trong ban lãnh đạo Trung Quốc, cha tôi cũng có những người bạn rất thân thiết như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai ốm, cha tôi sang thăm TQ và vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai, nói: "Mong đồng chí chóng khỏe". Ông Chu Ân Lai nói: "Chúng nó không để tôi sống đâu" (ý chỉ bè lũ 4 tên). Chu Ân Lai vốn là người rất kín đáo và chừng mực. Phải là tình bạn sâu sắc thì ông mới có thể chia sẻ như vậy với cha tôi.
Thế nhưng, vào những thời khắc quan trọng, cha tôi cũng đã thể hiện với Chu Ân Lai sự quyết liệt đến mức cao nhất của mình vì độc lập dân tộc.
Cha tôi kể, có lần, một đồng chí nói với ông: Trung Quốc có đề nghị giúp ta mấy trăm xe tải từ Bắc vào Nam với điều kiện phải để người của họ lái. Cha tôi nói: "Tôi không nhận cái xe nào cả". Sau đó có đồng chí hỏi lại: "Anh Duẩn, sao ta không nhận một vài cái cho bạn vui?". Ông nói: "Chúng ta không bao giờ được để cho bất kỳ ai có thể có suy nghĩ có thể cướp được đất nước này, kể cả anh em &'môi hở, răng lạnh'".
Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch. Vào thời điểm chúng ta còn nhờ rất nhiều vào Trung Quốc những thứ rất thiết yếu như lương thực và vũ khí, nhưng khi họ mời NiXon sang thăm để đàm phán và lấy cuộc chiến tranh VN để mua bán lợi ích của họ, thì trên báo Nhân dân đã viết một câu: "Chúng ta đang sống ở một thời đại mà không phải các nước lớn có thể làm mưa làm gió, hoặc định đoạt số phận của nước nhỏ". Đó là bản lĩnh của chúng ta, là ý chí của chúng ta.
Trong thời kỳ mình đánh nhau với Mỹ, Trung Quốc cũng rất khó khăn. Dân họ cũng đói. Nhưng họ đã giúp đỡ Việt Nam nhiều thứ, kể cả tiền. Việt Nam từng cảm kích với điều đó. Nhưng không vì thế mà có thể quên được sự toàn vẹn lãnh thổ, cái gì là nguyên tắc thì phải kiên quyết giữ.
TBT Lê Duẩn gặp PTS. Lâm Ngọc Thiềm và các sinh viên ĐH Tổng hợp Hà Nội - những người rời giảng đường đến chiến hào vào tháng 5/1972 (Ảnh tư liệu)
... Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôi có ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lại những gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc... Và đủ để tôi cảm nhận sự khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc.
Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp cha tôi ở Gia Lâm (Hà Nội). Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi rằng Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam.
Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: "Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rất rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là "hoà bình sẽ được lập lại", máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ...".
Cha tôi kể, khi ấy, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.
Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: "Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần...".
Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc...
Cha tôi không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do".
Nếu sợ những thế lực bên ngoài và sợ cả chính mình thì tức là giặc chưa đến mà phải thua. Sự kiện 30/4/1975 đã thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cha tôi.
Nhìn lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979, cũng từng có một số người đặt vấn đề: Vì ông Duẩn găng với Trung Quốc, vì ông Duẩn chủ trương đánh Campuchia. Đó là quãng thời gian tôi đã trưởng thành và là một người lính, với tất cả những gì đã chứng kiến, tôi hiểu rằng, ở thời điểm đó, những nhà lãnh đạo Việt Nam, mà cha tôi là người đứng đầu, đã không thể có sự lựa chọn khác.
Với Campuchia, Việt Nam đã thay mặt nhân loại cứu một dân tộc khỏi họa diệt chủng mặc dù cả mình mẩy chúng ta còn đầy thương tích sau hai cuộc chiến tranh. Và cũng là để cứu chính mình. Nếu không làm việc đó, có thể khẳng định rằng sau đó Việt Nam phải chịu một cuộc chiến tranh từ hai đầu biên giới.
Với cuộc chiến 1979, đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Mà quả thực, nếu không có chuyện Trung Quốc bất ngờ tiến quân vào 6 tỉnh biên giới thì có lẽ đến sau này, cũng sẽ vẫn có người nói: Chuyện nói Trung Quốc muốn đánh Việt Nam là do cha tôi tự nghĩ ra.
Thời đó, không ít người không thể tin được rằng, Trung Quốc có thể đánh Việt Nam. Xin trích lại một đoạn trong bài viết mới đây của ông ông Dương Danh Di, nguyên là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu thời đó để các bạn có thể hiểu thêm rằng: Họ tiến hành cuộc chiến đó là vì điều gì?
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân xâm lược Trung Quốc tại Lạng Sơn năm 1979 (Ảnh tư liệu)
"... Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản. Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!
Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung Quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.
Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới...".
Tất nhiên, cha tôi là người không hề bất ngờ vì ông và Đảng cũng đã có sự tiên liệu và chuẩn bị trước.
Khi lòng yêu nước ăn sâu vào trong máu thịt, thì dù trong hoàn cảnh nào, người ta cũng có sự cảnh giác chính xác để có thể phản ứng đúng để bảo vệ Tổ quốc, bằng cách này hay cách khác.
Vì thế khi gần đây nghe về những vụ như sách của trẻ em in cờ Trung Quốc, nho Việt Nam bán trong siêu thị Big C có dán cờ Trung Quốc, tôi thấy buồn. Chẳng phải vì người Trung Quốc bây giờ quá giỏi mà vì người Việt Nam bây giờ quá chủ quan. Những việc làm đó thực ra cũng chỉ thể hiện sự cẩu thả của một số người cụ thể có liên quan. Nhưng qua đó cũng cho thấy: Ở họ không thường trực lòng yêu nước đủ để không phạm phải những chuyện không cho phép phạm phải. Khi một người yêu nước nồng nàn, yêu nước một cách không vụ lợi thì bất kỳ có điều gì xảy ra có ảnh hưởng tới đất nước thì sẽ có phản ứng tức thời ngay.
Tôi từng đến cửa Hữu nghị quan sau ngày 17/2/1979. Hồi đó, ở chỗ Trung Quốc trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ của hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha tôi. Trong sâu thẳm, tôi tự hào vì điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây.
Theo 24h
Ban hành công văn cảnh báo tình trạng thu mua gốc, rễ hồ tiêu Ngày 4/4, UBND tỉnh Gia Lai ban hành công văn số 977 UBND-NL cảnh báo tình trạng người Trung Quốc thu mua gốc rễ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo đó, trong thời gian gần đây, trên địa bàn một số huyện của tỉnh Gia Lai xôn xao việc các thương lái thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu với giá...