Bê bối điểm thi – vẫn vắng lời xin lỗi của quan chức
Đã nửa tháng trôi qua, kể từ khi vụ bê bối điểm thi ở Hà Giang bị vỡ lở, gây rúng động đối với toàn xã hội, nhưng cho đến nay, cả người đứng đầu Bộ Giáo dục Đào tạo, lẫn Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, dù đã có nhiều phát ngôn trước công luận, nhưng vẫn quyết không đưa ra lời xin lỗi. Cũng có nghĩa là cả 2 người đều cho rằng, họ không phải chịu trách nhiệm về những vi phạm đó.
Điều này thật quá lạ lùng! Thi cử là phép nước, mà để vi phạm xảy ra không chỉ ở một địa phương, khi sau Hà Giang, vụ việc ở Sơn La cũng đã bị khởi tố, cho thấy vi phạm không hề nhỏ lẻ mà đã ở qui mô rất lớn. GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đánh giá đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử thi cử ở nước ta.
Công luận chờ đợi lời xin lỗi của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.
Chính vì thế, tác động của vụ bê bối này với xã hội là không nhỏ, khi nó tước đi cơ hội học hành của nhiều thí sinh thực tài, đặc biệt, là vụ gian lận này đánh mất lòng tin của người dân, nhất là của các em học sinh, vào sự công bằng xã hội, vào việc thi cử chọn người tài cống hiến cho đất nước. Vụ bê bối này cũng gây hoang mang và làm tổn thương tình yêu nghề của các thầy cô giáo chân chính đã bao năm cống hiến cho một nền giáo dục trong sạch.
Tôi đồng ý với TS. Nghiêm Thúy Hằng – một giảng viên đại học của Đại học KHXHNV về việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo “không nói nổi một lời xin lỗi hay nhận trách nhiệm trong khi trên thực tế ông đang gây ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh “chính phủ kiến tạo” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông còn tuyên bố sẽ đưa ra khỏi ngành các cán bộ vi phạm qui chế thi, lẽ nào ông không biết họ phạm luật hình sự thì họ phải đi tù, làm gì còn cơ hội để ông đưa ra khỏi ngành cho có vẻ là ông làm “nghiêm”?”Vì thế, nhiều người đã chờ đợi ở người đứng đầu ngành giáo dục lời xin lỗi trước vụ gian lận thi cử lịch sử này. Nhưng thật tiếc, khi trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo, trên đài truyền hình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn cho rằng các cán bộ sai phạm ở địa phương phải chịu trách nhiệm, cứ như thể ông vô can trong vụ việc tày đình này.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ – Trưởng Ban chỉ đạo họp với lãnh đạo Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia năm 2018.
Song hành với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh – nơi không chỉ có tới đến 330 bài thi của 114 thí sinh gian lận điểm, mà trong danh sách đó còn có cả con và cháu ruột ông – cũng chẳng những không xin lỗi, mà còn gây “sốc” bằng việc cho rằng Hội đồng thi quốc gia và Bộ Giáo dục Đào tạo phải rút kinh nghiệm, bởi trong quá trình đổi mới giáo dục, cũng phải đổi mới thi cử, nếu không những việc thế này còn nhiều.
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang còn chỉ đạo các sở, ban, ngành định hướng tư tưởng cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động các cơ quan đơn vị tuyệt đối tin tưởng vào công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; không tham gia bình luận, chia sẻ các thông tin trái chiều, không chính thức trên các trang mạng xã hội, đồng thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các nội quy, quy chế phát ngôn, tụ tập phát thông tin sai lệch, trái chiều, không chính thức.
Là Bí thư Tỉnh ủy, lẽ ra hơn ai hết ông phải biết, Quy định số 102 của Bộ Chính trị “Về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm” do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành ngày 15.11.2017 đã nêu rõ đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội.Ôi chao, nghe ông phát ngôn, nghe ông chỉ đạo, cứ như thể ông không phải là người đứng đầu Đảng bộ địa phương này vậy. Trong khi, ai cũng hiểu, là Bí thư Tỉnh ủy, ông Triệu Tài Vinh phải chịu trách nhiệm cao nhất khi vụ gian lận thi cử rúng động dư luận cả nước này xảy ra trên địa bàn Hà Giang. Ông cũng không thể vô can trước sự vi phạm của ngành giáo dục tỉnh, của các cán bộ, đảng viên dưới quyền. Ông càng không thể thoái thác trách nhiệm khi con và cháu ruột ông có tên trong danh sách gian lận điểm thi.
Vậy mà, cho đến nay, ông Bí thư vẫn không mở lời xin lỗi, cũng có nghĩa là từ chối nhận trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, của người cha, người bác, mà như ông bà ta vẫn thường nói “con dại cái mang”.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
Video đang HOT
Lời xin lỗi đồng nghĩa với việc nhận trách nhiệm, mà khó vậy sao ở những người có chức quyền?
Tôi lan man chợt nghĩ, nếu một thành tích nào đó thuộc ngành giáo dục đào tạo hay thuộc tỉnh Hà Giang, liệu trong báo cáo ghi công, ông Bộ trưởng và ông Bí thư Tỉnh ủy có từ chối “vai trò, trách nhiệm chỉ đạo” của người đứng đầu để có thành tích đó?
Nhìn trong “nhà”, ngó ra “ngoài” lại thấy buồn. Năm 2014, chỉ vì 2 câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học quốc gia có sự nhầm lẫn, mà ông Hwang Woo-Yea – Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc, đã phải lên truyền hình xin lỗi người dân, “bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc và nhận ra một nhu cầu cấp bách để cải thiện quá trình ra đề”.
Ở xứ người, khi cấp dưới có sai phạm, họ sẵn sàng xin lỗi, nhận trách nhiệm, có phải vì họ tôn trọng nhân dân và nhất là, họ được giáo dục rằng, đó là văn hóa tối thiểu mà các công bộc của dân phải có?Trước đó, năm 2013, ông Igor Fedyukin – Thứ trưởng Bộ Giáo dục của Nga cũng phải từ chức vì để xảy ra vụ lộ đề thi, do Nga có nhiều múi giờ nên kỳ thi toàn quốc không thể thực hiện cùng lúc ở tất cả các khu vực. Vào năm 2012, ông Peerzada Mohmmad Sayeed – Bộ trưởng Giáo dục một bang tự trị của Ấn Độ đã phải từ chức vì bị cáo buộc lợi dụng quyền hạn để giúp con trai gian lận trong một kỳ thi.
Theo Danviet
Nóng 24h qua: Bí thư Hà Giang lên tiếng về việc con gái được nâng trên 5 điểm
Bí thư tỉnh Hà Giang nói về việc con gái được nâng điểm và thông tin đã kết quả vụ khai quật tử thi nữ kế toán chết 6 năm trước là những tin "nóng" nhất ngày 19/7.
Bí thư Hà Giang khẳng định con gái có học lực tốt
Ngày 19/7, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết, ông không biết vì sao và không chỉ đạo việc nâng điểm cho con gái. Ông Vinh cho rằng, mọi người nên tìm hiểu xem năng lực học tập của con gái ông như thế nào "chứ cứ nhìn các cháu xấu cả là không được".
Ông Triệu Tài Vinh tại một cuộc họp ở tỉnh Hà Giang - Ảnh: Thành Long
"Các cháu không có lỗi gì cả, đây là chuyện ảnh hưởng đến sự nghiệp một con người. Mọi người phải tìm hiểu xem 3 năm hay 5 năm cháu học thế nào. Cháu nó là lớp trưởng 3 năm, luôn trong top 10 của lớp. Nếu cháu nó học kém suốt mà điểm cao thì lấy đâu ra có", ông Vinh thông tin.
Trước đó, theo kết quả chấm thẩm định của đoàn công tác Bộ GD-ĐT, con gái của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nằm trong danh sách những thí sinh được nâng điểm tại Hà Giang. Cụ thể, điểm thi của thí sinh M. được công bố lần thứ nhất lần lượt như sau: Toán: 9,4; Văn: 7,5; Tiếng Anh là 10 điểm; đạt tổng điểm xét tuyển theo khối D1 là 26,9. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm thi của thí sinh này đã tụt giảm trên 5 điểm tổng các môn. Cụ thể: Toán: 6; Văn 7,5; Tiếng Anh là 8 và tổng điểm xét tuyển theo khối D1 chỉ còn lại là 21,5.
Công an thông tin kết quả vụ khai quật tử thi nữ kế toán
Ngày 19/7, ông Đào Quang Nghị (Nghệ An, người nhà nạn nhân cho biết, gia đình vừa nhận được thông báo kết luận giám định của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An liên quan đến việc điều tra cái chết của nạn nhân Đào Thị Hoa (trú xã Bắc Thành, Yên Thành, Nghệ An) 6 năm trước.
Hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân H.
Theo kết luận, tử thi bà Hoa đã bị phân huỷ dạng xà phòng hoá, không có tổn thương rách da và cơ. Hệ thống xương không có tổn thương. Xét nghiệm vi thể cho thấy, các mẫu phủ tạng đã bị phân huỷ mất cấu trúc, không còn khả năng đánh giá, nhận định.
Riêng về xét nghiệm độc chất cho thấy, trong phủ tạng của nạn nhân Hoa không tìm thấy các chất độc thường gặp. Cơ quan điều tra đã kết luận, không đủ căn cứ khoa học để xác định nguyên nhân chết của bà Đào Thị Hoa.
Trước đó, ngày 12/9/2012, người thân bất ngờ phát hiện bà Đào Thị Hoa đã chết trong tư thế treo cổ ở núi Động Nen (xã Bắc Thành), mặc dù nạn nhân chết trong tư thế treo cổ nhưng chân chạm đất.
Thời điểm xảy ra sự việc, vì quá đau buồn nên gia đình đã quyết định không yêu cầu công an khám nghiệm tử thi để điều tra nguyên nhân vụ việc mà tiến hành mai táng.Tuy nhiên trải qua nhiều năm, nghi ngờ về cái chết của bà Hoa là bị sát hại nên gia đình nạn nhân đã làm đơn gửi cơ quan chức năng nhờ vào cuộc điều tra làm rõ.
Hai bé trai bị bệnh viện trao nhầm đã đoàn tụ với bố mẹ đẻ
Sáng 19/7, gia đình anh Phùng Giang Sơn - chị Phùng Thị Thu Hiền (thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) đã có mặt ở BVĐK huyện Ba Vì, Hà Nội để cùng gia đình chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) trao trả con ruột cho mỗi gia đình.
Chị Hương dẫn con trai đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Ba Vì để làm thủ tục trao con
Tại đây, anh Phùng Giang Sơn đã đưa cháu Phùng Thanh H. (con ruột chị Hương, anh Sơn đang nuôi) đến để trao cho gia đình chị Hương - mẹ ruột của cháu H.Chị Hương cũng đưa cháu Đoàn Nhật M. (con ruột anh Sơn, chị Hương đang nuôi) đến để trao trả cho gia đình anh Sơn.
Được biết, trước khi có buổi gặp mặt và trao hai cháu về với bố mẹ ruột của mình, hai gia đình đã thống nhất mức đền bù với BVĐK huyện Ba Vì là 150 triệu đồng/gia đình.
Trước đó, năm 2012, vợ anh Phùng Thanh Sơn vào Khoa Sản, BVĐK huyện Ba Vì sinh con. Khi được nhân viên bệnh viện giao con, vợ chồng anh đã nghi ngờ vì thấy nhầm tã lót của cháu nên có hỏi lại bác sĩ đỡ đẻ, nhưng bác sĩ khẳng định không nhầm.
Từ đó, anh chị đưa con trai về nuôi. Nhưng càng lớn, cháu Phùng Thanh H. càng không có đường nét ngoại hình nào giống bố mẹ khiến mọi người nghi ngờ. Sau đó, anh Sơn đã quyết định đưa con đi xét nghiệm và nhận được kết quả cháu H. không cùng huyết thống với vợ chồng anh.
"Hot boy 9X" bị truy tố 2 tội vì giết tình già trong chung cư cao cấp
Ngày 18/7, Viện KSND TP. Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố bị can Phạm Thanh Tùng (22 tuổi, trú tại phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) về 2 tội danh: "Giết người" và "Cướp tài sản". Nạn nhân trong vụ án là chị Phạm Thu H. (37 tuổi, trú , quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Phạm Thanh Tùng tại cơ quan Công an
Trước đó, Phạm Thanh Tùng là sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội có quen biết với chị Phạm Thu H. qua mạng xã hội. Do đánh bạc bị thua phải vay nợ nhiều người nên Tùng nảy sinh ý định giết chết chị H. để chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 9h ngày 31/10/2017, Tùng đến nhà chị H. chơi và quan hệ tình dục với chị H., được chị H. cho 1 triệu đồng. Sau đó, đến 14h cùng ngày, khi thấy chị H. ngồi ở ghế của bàn ăn, lưng quay ra cửa chính, mặt hướng vào bên trong phòng, Tùng đi từ đằng sau đến chỗ chị H. đang ngồi, vòng tay ra trước cổ của chị H. và siết chặt. Thấy chị H. hô "Cướp, cứu!", Tùng đã sát hại chị H. Sau khi gây án, Tùng lục tìm tài sản, chiếm đoạt được của chị H. số tài sản trị giá 120 triệu đồng rồi bỏ trốn.
"Nhà ngoại cảm" không chứng minh được vì sao trong hang có vàng
Trưa 19/7, ông Hoàng Văn Ấn, Chủ tịch UBND xã Mông Ân, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) cho biết, chiều 18/7, nhóm người (gồm 5 người) tuyên bố tìm thấy kho báu 3 tấn vàng ở cửa hang Bò Hống đã đến trụ sở xã để làm việc.
Khu vực núi đá được cho là có vàng. Ảnh Tiền Phong
Tại trụ sở xã, ông Lương Chính Khang, SN 1979, ở TP. Hà Nội, người tự xưng là "nhà ngoại cảm" thông tin lên mạng xã hội trong hang có vàng đã đại diện làm việc với chính quyền địa phương. Ông Khang thông tin, ông đã mua lại quả đồi của một người dân và sẽ cho máy móc vào khai thác.
"Tuy nhiên, khi chúng tôi yêu cầu ông Khang xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu quả đồi trên thì ông Khang không xuất trình được. Ông Khang cũng không có giấy phép khai khoáng tại quả đồi mà ông thông tin là có vàng. Sau ít phút làm việc, nhóm người đã rời đi", ông Ấn nói.
Theo ông Ấn, khi ông hỏi ông Khang căn cứ vào đâu nói trong hang "Bò Hống" có vàng nhưng người này cũng không đưa ra được dẫn chứng thuyết phục nào mà chỉ nói là do "tâm linh".
Trước đó, sáng 14/7, nhóm người (gồm 5 người) được cho là nhà tâm linh ở Hà Nội đến xã trình báo tìm thấy số lượng vàng lớn ở hang Bò Hống và muốn xin phép được khai thác. Sau đó, lực lượng chức năng của xã cùng nhóm người được cho là nhà tâm linh ra kiểm tra nhưng không có gì.
Theo Danviet
Bí thư Hà Giang lên tiếng việc có em gái làm PGĐ Sở GD-ĐT Theo chia sẻ trên mạng xã hội, bà Triệu Thị Chính, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Giang là em gái của ông Triệu Tài Vinh, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang. Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Ảnh: Báo Giao thông Thời gian gần đây, cả nước đặc biệt quan tâm về điểm thi bất thường ở Hà Giang. Dư...