Bê bối của Volskwagen giáng mạnh vào uy tín ngành công nghiệp Đức
Gian lâ%3n khí thải là vụ bê bôi tồi tệ nhất trong lịch sử của hãng Volskwagen, là đòn giáng mạnh vào uy tín ngành công nghiệp Đức.
Hãng Volkswagen – niềm tự hào của ngành công nghiệp xe hơi Đức – bị Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ phát hiện cố tình lừa dối người tiêu dùng về khả năng giảm khí thải trong các dòng xe chạy diesel. Hãng này đã thiết kế phần mềm đặt trong xe để hạ chỉ số khí thải xuống thấp 40 lần so với bình thường. Volkswagen thừa nhận đã có 11 triệu chiếc xe bị cài đặt thiết bị đánh lừa kiểm tra tiêu chuẩn khí thải.
Đây là một scandal có thể nói là tồi tệ nhất trong lịch sử của hãng Volskwagen. Trước mắt, ngoài nguy cơ bị nhiều nước khởi kiện thì Volskwagen còn phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng.
Đầu tiên là thiệt hại về tài chính. Theo các quy định trong bộ luật của Mỹ liên quan đến vấn đề khí thải thì mỗi một xe vi phạm sẽ bị phạt 33.000 euro. Volskwagen đã vi phạm các quy định từ năm 2009 và trong thời gian từ đó đến nay, họ đã bán được 482.000 xe trên toàn nước Mỹ nên tính ra, số tiền mà Volskwagen phải nộp phạt có thể lên tới con số khổng lồ là 16 tỷ euro (tương đương 18 tỷ USD). Đây là con số quá lớn và có thể khiến hãng xe Đức lâm vào tình trạng phá sản.
Volkswagen của Đức là hãng sản xuất xe hơi lớn nhất châu Âu.
Trước đó, giá cổ phiếu của Volkswagen trên thị trường chứng khoán đã giảm 35%. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Sau khi vụ việc gian lận ở Mỹ bị phát hiện, Volkswagen tiếp tục bị hàng loạt nước điều tra, và không chỉ nhằm vào mỗi một nhãn mác Volkswagen mà còn tới một loạt các thương hiệu khác nằm trong tập đoàn Volkswagen như Audi, Porsche, Seat, Skoda hay Lamborghini.
Đây đều là các thương hiệu xe hơi rất có danh tiếng tại châu Âu và Mỹ và nếu các thương hiệu này cũng dính vào scandal giống như dòng xe chạy bằng động cơ diesel của Volkswagen thì có thể nói đó sẽ là một thiệt hại khủng khiếp cho hãng xe Đức.
Volskwagen hiện tại là hãng xe hơi số 1 thế giới, trên cả Toyota của Nhật. Trên hết, như tôi vừa phân tích ở trên, Volkswagen không đơn thuần là tên gọi của một thương hiệu.
Đó là một tập đoàn với rất nhiều phân khúc xe chiếm vị trí nổi bật trong ngành công nghiệp xe hơi, ví dụ như Porsche và Audi là những tên tuổi hàng đầu trong phân khúc xe sang còn Lamborghini là một trong những thương hiệu lớn nhất trong phân khúc siêu xe. Đó là chưa kể Skoda hay Seat cũng là những thương hiệu rất có uy tín trong phân khúc xe hạng trung ở châu Âu.
Chính vì thế, có thể nói Volkswagen là lá cờ đầu của ngành công nghiệp xe hơi Đức, nơi vốn đã có những thương hiệu đẳng cấp hàng đầu thế giới như Mercedes hay BMW. Ở nước Đức, Volskwagen còn được coi là một “doanh nghiệp kiểu mẫu”, tức mô hình quản trị của Volkswagen được coi là một biểu tượng thành công của ngành công nghiệp xe hơi Đức nói riêng và ngành công nghiệp Đức nói chung.
Video đang HOT
Chính vì thế, bê bối này của Volkswagen là một đòn nặng đánh vào uy tín của xe hơi Đức, vốn vẫn được xem là đáng tin cậy nhất thế giới và gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Xin nhắc lại rằng, có tổng số 11 triệu xe của Volkswagen, trong đó có 2,8 triệu xe trong nước Đức, đã bị bán ra trên toàn thế giới với một phần mềm nhằm gian lận các chỉ số về ô nhiễm môi trường.
Vụ bê bối này đã thực sự gây ra một cơn địa chấn lớn đối với ngành công nghiệp ôtô, đối với nền kinh tế Đức. Song đằng sau những thiệt hại về kinh tế, có một thứ mất mát nữa to lớn hơn, đó là sự gian dối đã làm sụp đổ niềm tin của người tiêu dùng, làm lung lay giá trị châu Âu.
Từ trước đến nay, nước Đức vốn nổi tiếng với sự kỷ luật, chất lượng, chính xác và uy tín. Volkswagen nói riêng hay các hãng xe Đức nói chung được coi là những thương hiệu đáng tin cậy nhất thế giới. Về một mặt nào đó, đó là thương hiệu và giá trị của riêng ngành công nghiệp Đức. Chính vì thế, bê bối của Volkswagen làm tổn thất nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp Đức và cũng là công nghiệp châu Âu.
Nói về giá trị thì có thể hơi quá nhưng quả thật, các hãng danh tiếng như Volkswagen đã xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp và một giá trị riêng cho mình trong nhiều thập kỷ qua. Việc các giá trị này bị lật đổ gây sốc lớn không chỉ cho người Đức mà còn cho cả nhiều nước châu Âu khác vì Volkswagen chính là cánh chim đầu đàn, là hình mẫu doanh nghiệp của rất nhiều công ty ở châu Âu.
Trước mắt thì Volskwagen đang tự giải quyết nội bộ. Họ đã thay Giám đốc điều hành, thừa nhận sai lầm và cam kết sẽ sửa chữa tận gốc. Chính phủ Đức cũng đã yêu cầu Volskwagen đưa ra một lời giải thích và một bản báo cáo chi tiết trước ngày 7/10. Vụ việc hiện nay không còn có thể che giấu được nữa nên điều quan trọng là Volskwagen phải thành thực thừa nhận hết các gian lận đã có và tiến hành sửa chữa.
Thiệt hại sẽ là vô cùng lớn nhưng nhiều người tin rằng, Volkswagen có đủ sức mạnh để đương đầu với giai đoạn gian khó này. Hãng này cũng tuyên bố rằng họ đã vô cùng vất vả mới lên được vị trí số 1 nên sẽ bằng mọi cách ở lại vị trí đó. Người Đức nổi tiếng về sự kỷ luật và kiên trì nên cũng không ít người tin rằng dù vụ bê bối này là rất nghiêm trọng, Volkswagen có thể sửa chữa được sai lầm của mình.
Theo_VOV
Lộ diện ứng viên giám đốc điều hành Volkswagen
BBC đưa tin Hội đồng quản trị tập đoàn xe hơi Đức Volkswagen vừa họp hôm nay (25-9) để sắp xếp lại công tác quản lý của tập đoàn sau khi vụ bê bối gian lận khí thải vừa được phanh phui.
Họp khẩn bổ nhiệm giám đốc điều hành
Cuộc họp chọn ra người thay thế cho giám đốc điều hành Martin Winterkorn vừa từ chức hôm thứ Tư (23-9).
Theo một số nguồn tin, ứng cử viên hàng đầu cho vị trí này là Matthias Mueller, giám đốc điều hành hãng xe Porsche. Volkswagen cũng dự định sẽ sa thải những nhân vật chịu tai tiếng sau vụ bê bối sử dụng phần mềm để gian lận kết quả kiểm tra khí thải đối với xe hơi chạy bằng dầu diesel của tập đoàn này tại Mỹ. Ngoài ra, thông tin chi tiết về các dòng xe và địa điểm của 11 triệu chiếc xe hơi có liên quan cũng sắp được công bố. Các cơ quan chức năng Mỹ đã phát hiện ra phần mềm được Volkswagen cài đặt cho động cơ xe hơi của tập đoàn có thể "ém" lượng khí thải khi ngành chức năng kiểm tra. Lượng khí thải thực tế khi xe hoạt động lớn hơn 10 đến 40 lần kết quả khi được kiểm tra. Những ứng viên tiềm năng
1 - Matthias Mueller: gia nhập hãng Audi của Volkswagen từ năm 1977, xuất thân từ ngành cơ khí và chắc chắn biết rõ những dòng xe nào có dính dáng đến vụ việc. Ông được bổ nhiệm phụ trách tất cả dự án xe hơi của tập đoàn từ năm 2003.
Matthias Mueller
Mueller được đánh giá là người kế nhiệm sáng giá cho chiếc ghế giám đốc điều hành nhờ mối quan hệ thân quen với các gia đình sở hữu Volkswagen. Trước đó, ông cũng đã được xem là ứng viên tiềm năng thay thế cựu giám đốc điều hành Winterkorn hồi tháng 4-2015 trong cuộc cạnh tranh với Ferdinand Piech.
2 - Herbert Diess: giám đốc dòng xe Volkswagen. Diess chỉ mới gia nhập Volkswagen từ hãng BMW hồi tháng 7-2015 nên sẽ không bị ảnh hưởng từ vụ bê bối. Ông nổi lên nhờ việc cắt giảm chi phí sản xuất tại BMW và đã trải qua nhiều bộ phận, trong đó có một thời gian ngắn làm việc chi nhánh BMW ở Oxford, Anh.
Herbert Diess
Trước những thiệt hại đã được dự báo sau vụ bê bối khí thải thì cắt giảm chi phí sản xuất có thể là một ưu tiên hàng đầu của tập đoàn này.
3 - Elmar Degenhart: chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của nhà sản xuất lốp xe Continental. Với vị trí đứng đầu nhà cung cấp phụ tùng cho ngành xe hơi, ông ấy sẽ không bị tác động kể cả khi các cuộc điều tra từ vụ bê bối khí thải này được mở rộng sang các công ty xe hơi khác.
Elmar Degenhart
4 - Hans Dieter Potsch: giám đốc tài chính của cả Volkswagen và công ty mẹ Porsche SE. Ông đã được dự báo từ tháng trước là sẽ trở thành tân chủ tịch của Volkswagen, thay thế Ferdinand Piech, cho dù việc bổ nhiệm vẫn chưa thể thực hiện cho đến khi ông ấy được các cổ đông bầu vào Ban kiểm soát của công ty vào tháng 11 tới.
Hans Dieter Potsch
Sự ủng hộ của ban lãnh đạo dành cho Potsch đối với vị trí chủ tịch tập đoàn cho thấy khả năng ông ngồi vào ghế giám đốc điều hành là có thể diễn ra.
5 - Rupert Stadler: giám đốc hãng xe Audi của Volkswagen và đứng thứ ba trong những giám đốc hãng xe lớn có khả năng trở thành giám đốc điều hành mới của tập đoàn này. Stadler đồng thời cũng phụ trách các thương hiệu Ducati, Lamborghini và có vai trò lớn tại đội bóng Bayern Munich.
Rupert Stadler
Trước khi xảy ra vụ bê bối khí thải này, ông được nhắm đến thay thế Hans Dieter Potsch trong vai trò giám đốc tài chính. Khác biệt của Stadler so với các ứng viên khác nằm ở chỗ ông xuất thân từ ngành tài chính chứ không phải ngành cơ khí.
Nam Quốc
Theo_PLO
Toyota Camry sẽ có thêm phiên bản động cơ tăng áp Không nằm ngoài "trào lưu" của ngành công nghiệp xe hơi, mẫu sedan hạng trung Toyota Camry cũng sẽ có các phiên bản động cơ tăng áp với hiệu suất cao trong tươn Không nằm ngoài "trào lưu" của ngành công nghiệp xe hơi, mẫu sedan hạng trung Toyota Camry cũng sẽ có các phiên bản động cơ tăng áp với hiệu suất...