Bé bị mộng du, phải làm gì?
Con tôi năm nay 6 tuổi, bé thỉnh thoảng hay bị mộng du, nửa đêm đi lại trong nhà. Nhưng sau đó khoảng 7 phút, bé quay lại giường ngủ ngon lành và hôm sau chẳng còn nhớ gì.
Tháng vừa rồi 2 lần bé bị như vậy. Xin hỏi con tôi có bị bệnh gì không? (Isabella)
Ảnh minh họa:Toutlecine.
Trả lời:
Video đang HOT
Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi thường hay mắc chứng bệnh mộng du. Mộng du thường xảy ra từ 1 đến 3h sau khi ngủ, lúc đó trẻ đã bước vào giai đoạn ngủ sâu.
Con bạn có thể đứng dậy đi lại, mắt mở to, thậm chí ăn uống bình thường nhưng hoàn toàn không thấy gì, không nhận thức được những gì chúng đang làm. Mỗi lần mộng du thường kéo khoảng 10 phút.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mộng du như quá lo lắng, áp lực về điều gì đó (sợ làm bài tập, sợ đến trường…), sợ bóng tối, thiếu ngủ, ấn tượng mạnh về một bộ phim hay trò chơi điện tử, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc mà bé đang sử dụng… Đó cũng có thể là do yếu tố di truyền, một cuộc điều tra trên những bé bị mộng du cho thấy 60-80% cha mẹ chúng từng bị như vậy.
Không nên đánh thức khi trẻ mộng du vì điều này thực sự không cần thiết. Bạn có thể hướng dẫn, cầm tay trẻ đưa trở lại vào phòng. Nếu trẻ thức dậy, đừng nói gì nhiều vì trẻ nói chuyện, trả lời lúc này sẽ không mạch lạc. Khi ngủ dậy, trẻ cũng không còn nhớ gì cả.
Để tránh trẻ mộng du không gặp nguy hiểm, bạn có thể loại bỏ những rủi ro như đóng chặt các cửa sổ, cửa ra vào, dọn dẹp gọn gàng những đồ vật trong phòng, tránh để vật nhọn, dễ vỡ dưới nền nhà…
Hạn chế con mộng du, bạn có thể khuyến khích trẻ ngủ một giấc ngắn vào buổi chiều. Nên thiết lập một thói quen cho trẻ trước khi ngủ, không bắt con làm bài tập quá nhiều hay xem tivi quá muộn, những chương trình bạo lực hay tác động mạnh vào cảm xúc….
Nếu con bạn vẫn mộng du thường xuyên (nhiều hơn 1 lần/tuần), bạn hãy đưa con đến bác sĩ để kiểm tra các vấn đề thần kinh, con bạn có thể phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian ngắn. Còn như bé nhà bạn, một tháng bị 2 lần mộng du cũng chưa cần quá lo lắng.
Theo VNE
Mối nguy hiểm mà thai phụ bị tiểu đường phải chịu
Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường có thể đối diện với nguy cơ nhiễm trùng gây tử vong cao gấp ba lần so với các thai phụ không bị bệnh tiểu đường.
Đó là kết luận từ một cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Trường ĐH California, Los Angeles (Mỹ).
Các nhà nghiên cứu cho biết, các căn bệnh do nhiễm trùng chết người này thường gây ra bởi vi khuẩn MRSA (Methiillin-resistant Staphylococcus Aureus). Có 600 trường hợp nhiễm khuẩn MRSA được ghi nhận trong số các bà mẹ bị tiểu đường sau khi sinh. Những căn bệnh do nhiễm khuẩn MRSA phổ biến nhất là da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.
Ảnh minh họa: internet
MRSA là loại vi khuẩn có khả năng kháng các loại kháng sinh nhất định và có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm, kể cả tử vong. Đặc biệt, bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện rất dễ bị tấn công bởi loại vi khuẩn này.
Các nhà nghiên cứu nhận định, nguy cơ nhiễm khuẩn MRSA gia tăng ở những thai phụ bị bệnh tiểu đường. Tạp chí US News (Mỹ) dẫn lời của các nhà nghiên cứu: "Sau khi phân tích kết quả thu được từ các nghiên cứu trước đây, chúng tôi nhận thấy, nguy cơ nhiễm khuẩn MRSA thường gia tăng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Và số thai phụ bị tiểu đường thường đối diện với nguy cơ nhiễm khuẩn MRSA cao hơn so với phụ nữ nói chung".
Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 3,5 triệu phụ nữ trong một bệnh viện. Trong số này, có 5% các bà mẹ bị tiểu đường trong khi mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai.
Theo VNE
Trong nhà có người đau mắt đỏ, làm gì để không lây? Để tránh lây lan đau mắt đỏ với người bị bệnh qua tay, qua những vật dụng hàng ngày... nên cho người bệnh được ăn riêng, uống ly riêng... ThS.BS Phí Duy Tiến, phó giám đốc bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, ghèn...