Bé bị hăm tã, khi nào cần điều trị?
Bé nhà tôi 5 tháng tuổi, gần đây thường xuyên bị hăm tã, dù tôi đã cho bé bôi kem chống hăm. Vậy dấu hiệu hăm nặng là thế nào và khi nào cần đưa bé đi bác sĩ điều trị?
Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Hăm tã thường gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên và tầm từ 3-15 tháng tuổi.
Dấu hiệu bé bị hăm tã thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, nếu bội nhiễm thì ở giữa có mủ… Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi vệ sinh, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ, rất khó chăm sóc.
Việc điều trị hăm tã cho trẻ còn tùy thuộc tình trạng hăm của trẻ. Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự động khỏi không cần điều trị. Nên cho trẻ đi khám chuyên khoa da liễu nhi ngay nếu thấy có các dấu hiệu như: tình trạng hăm xấu hơn, lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày.
Video đang HOT
Hăm lan tới bụng, tay, lưng, mặt. Trẻ sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương đầy mủ… thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm.
9 lý do bí ẩn khiến bạn đổ mồ hôi rất nhiều
Đổ mồ hôi quá nhiều không được coi là có hại nếu có lý do rõ ràng, chẳng hạn như thời tiết nóng hoặc tập thể dục.
Trong những trường hợp này, cơ thể bạn chỉ đơn giản là thực hiện quá trình điều hòa nhiệt tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình đổ mồ hôi trong những tình huống mà những người khác không bị thì bạn có thể có một số nguyên nhân ẩn gây ra mồ hôi quá nhiều.
Chứng chảy mồ hôi cục bộ không rõ nguyên nhân
Các bác sĩ chuyên khoa xác định có 2 dạng đổ mồ hôi nhiều - khu trú và toàn thân. Chứng tăng tiết mồ hôi khu trú được đặc trưng bởi sự đổ mồ hôi liên tục ở một số vùng cơ thể, thường xảy ra theo từng cặp, như lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách và mặt. Mặc dù mọi người có thể đổ mồ hôi ở đó, nhưng tình hình sẽ trở nên đáng báo động nếu bạn thường xuyên thấy những bộ phận này bị ướt mà không có lý do rõ ràng.
Bản chất của chứng tăng tiết mồ hôi khu trú là không rõ ràng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đấu tranh với nó không có thay đổi về tuyến mồ hôi, cũng như về lượng mồ hôi. Có ý kiến cho rằng tình trạng này phải là kết quả của rối loạn chức năng di truyền của hệ thần kinh tạo ra phản ứng đổ mồ hôi, khi không cần thiết. Điều trị y tế bao gồm kích thích điện, thuốc, tiêm Botox hoặc phẫu thuật.
Thai kì
Mang thai là một nguyên nhân tiềm ẩn khác của việc đổ mồ hôi nhiều. Đó là tình trạng hoàn toàn bình thường, vì nhiệt độ cơ thể tăng lên và lượng máu lưu thông trong cơ thể nhiều hơn, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy nóng hơn bình thường. Tăng cường trao đổi chất và thay đổi hormone là một trong những lý do khác gây ra mồ hôi quá nhiều.
Cường giáp (tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone tuyến giáp)
Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp khiến mồ hôi ra nhiều bất thường. Đồ họa: Việt Trinh
Là tình trạng tuyến giáp "hoạt động quá mức" sản xuất nhiều hormone chuyển hóa thyroxine (T4) và tri-iodothyronine (T3) nhiều hơn bình thường. Những hóa chất này có nhiệm vụ giữ cho hệ thống của bạn hoạt động đúng nhịp độ. Cường giáp khiến quá trình trao đổi chất tăng tốc, có thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, nhịp tim không đều, giảm cân nhanh chóng và run.
Chế độ ăn uống
Tiêu thụ một số thực phẩm có thể khiến đổ mồ hôi vì tác dụng sinh nhiệt của nó. Đây được gọi là mồ hôi trộm. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có tác động mạnh hơn đến tiêu hóa. Đảm bảo rằng bạn không thưởng thức quá nhiều đồ ăn cay, caffein hoặc rượu.
Thuốc men
Mặc dù chỉ có 1% số người bị đổ mồ hôi quá nhiều do tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưng trường hợp này vẫn đáng được đề cập. Theo Hiệp hội Thuốc giảm đau International Hyperhidrosis Society, thuốc kháng sinh, hormone và thuốc điều trị tâm thần kinh là một trong những loại thuốc phổ biến nhất có thể khiến bạn đổ mồ hôi.
Bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường có thể dễ bị tất cả các tình trạng nêu trên khiến họ đổ mồ hôi nhiều hơn người khỏe mạnh. Điều này có thể do lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), tổn thương hệ thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc bệnh thần kinh, tất cả đều dẫn đến sự kích thích không cần thiết của các tuyến mồ hôi.
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt, dậy thì hoặc mãn kinh có thể gây ra mồ hôi nhiều. Thông thường những tình trạng này có liên quan đến nhiệt độ cơ thể tăng lên do lượng estrogen và progesterone không được kiểm soát. Nóng bừng mặt là một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh. Ở tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu thiết lập lượng hormone phù hợp, khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn.
Phản ứng lạ ở một số người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 Một số người cảm thấy có mùi vị kim loại trong miệng sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Cho đến nay ở Anh, hơn 28,9 triệu người đã nhận được liều đầu tiên của vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer, trong đó, hơn 2,7 triệu người đã tiêm mũi thứ 2. Một báo cáo của MHRA (Cơ quan quản lý các sản phẩm thuốc...