Bé bị gấu cắn: Kiểm lâm không biết do chủ nuôi không báo
Theo thông tin từ Cục Kiểm lâm ( Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT), con gấu cắn lìa tay bé trai 3 tuổi ở TP.HCM hôm 11.1 là gấu nuôi chui, không đăng ký với cơ quan chức năng.
Lồng sắt nuôi con gấu cắn đứt cánh tay bé trai 3 tuổi ở TP. HCM. I.T
Việc này xảy ra suốt 3 năm nay mà ngành chức năng địa phương không hề hay biết. Trao đổi với NTNN ngày 13.1, ông Nguyễn Xuân Thắng – Trưởng phòng Thanh tra pháp chế (Cục Kiểm lâm) cho biết, đã có văn bản yêu cầu Chi cục Kiểm lâm TP.HCM báo cáo sự việc bé trai bị gấu cắn lìa cánh. Và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm TP.HCM gửi lên đã cho biết, qua kiểm tra hồ sơ quản lý ban đầu cho thấy chủ hộ nuôi gấu không đăng ký nuôi động vật hoang dã tại Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Bên cạnh đó, con gấu này cũng không được gắn chíp để theo dõi, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về nuôi nhốt động vật hoang dã.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thắng, khi hỏi các cơ quan chức năng tại địa phương tại sao gấu nuôi nhốt 3 năm mà không nắm được, đại diện kiểm lâm địa phương cho biết, do chủ nuôi gấu không báo cáo. “Việc để người dân nuôi nhốt gấu 3 năm mà không biết và khi xảy ra sự việc dẫn tới người dân đã giết gấu, trách nhiệm này thuộc về quản lý của địa phương”- ông Thắng cho biết. Ông Thắng cho hay, hiện cơ quan kiểm lâm của TP.HCM vẫn chưa thể làm việc được với gia đình để xác minh rõ hành vi nuôi chui gấu và giết gấu. Theo quy định tại Nghị định 157/2013 (xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản), tùy từng hành vi, giết động vật hoang dã có thể bị xử phạt ở mức nặng nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Video đang HOT
Theo ông Đỗ Quang Tùng – Giám đốc CITES Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều vụ việc động vật hoang dã được nuôi nhốt làm hại tính mạng người dân. Như vụ hổ vồ chết người ở vườn thú tại Bình Dương; cá sấu sổng chuồng cắn chết người; voi ở rạp xiếc quật chết người… “Theo tôi, nguyên nhân chính là chủ nuôi động vật hoang dã không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xây dựng tường rào cách ly, cộng với sự chủ quan, lơ là của người dân…”.
Thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 2.000 con gấu và 120 con hổ, 100 con voi, 1,5 triệu con cá sấu được nuôi nhốt. Các loài động vật hoang dã này đều có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của người dân nên cần được quản lý theo đúng quy định của pháp luật – ông Đỗ Quang Tùng nói.
Theo ThanhXuân (Dân Việt)
"Bò tót" ở Phú Yên bỗng dưng biến mất bí ẩn
Bò lạ mà người dân nghi là bò tót, ban đêm xuống núi cắn phá hoa màu ở Phú Yên bỗng dưng biến mất bí ẩn mấy ngày qua.
Bò lạ mà người dân nghi là bò tót, ban đêm xuống núi cắn phá hoa màu ở Phú Yên bỗng dưng biến mất bí ẩn mấy ngày qua.
Con bò lạ mà người dân nghi là bò tót, ban đêm xuống núi cắn phá hoa màu ở thôn Đồng Hội, xã Xuân Quang 1, huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) bỗng dưng biến mất bí ẩn mấy ngày qua.
Theo nhận định ban đầu của ông Vũ Công Tâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân, sau thời gian dài nắng hạn, trời có mưa rải rác, các con suối trong rừng hồi nước. Trong khi đó, khu vực bò thường lên xuống uống nước, hoa màu thu hoạch xong, nên có thể nó đã quay trở lại rừng sinh sống.
Hình ảnh về bò lạ nghi là bò tót được ghi lại ở Phú Yên.
Trước đó, cuối tháng 7/2014, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản đề nghị Cục Kiểm lâm Việt Nam và các đơn vị liên quan thu nhận mẫu vật do Chi cục Kiểm lâm Phú Yên thu nhận được liên quan đến cá thể động vật nghi là bò tót, để giám định, hướng dẫn chuyên môn, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng của tỉnh có cơ sở thực hiện.
Tuy nhiên, đến nay, các mẫu vật gồm phân và lông vẫn còn lưu giữ tại Chi cục Kiểm lâm Phú Yên... "chờ" Cục Kiểm lâm Việt Nam tiếp nhận.
Theo người dân, con bò lạ xuất hiện từ tháng 5/2014, hằng đêm nuống núi cắn phá hoa màu trên nương rẫy. Có điều lạ là chưa một ai, kể cả lực lượng kiểm lâm phát hiện nó vào ban ngày, mà chỉ ghi được hình ảnh mờ nhạt trong đêm nên không rõ nét và đủ điều kiền làm cơ sở chẩn đoán ban đầu có phải là bò tót hay không.
Bất kể con bọ lạ thuộc loài nào, giống gì, song gần 4 tháng qua, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã phải bỏ không ít công sức, tiền của để bảo vệ.
Tịnh Yên
Theo_Kiến Thức
Khơi dậy niềm tự hào dân tộc Ngày 5-5, hơn 200 nhà khoa học trong và ngoài nước đã tập trung tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để thảo luận, đánh giá về Chiến thắng Điện Biên Phủ sau 60 năm kết thúc cuộc chiến. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo của...