Bé ăn uống đầy đủ vẫn táo bón
Con tôi được 2 tuổi, cân nặng 11,5 kg, chiều cao 95 cm, ăn uống bình thường ngày 2 chén cơm, uống 2 lần sữa mỗi lần 220 ml, mà sao vẫn bị táo bón.
Tôi vẫn cho con uống nước và cũng ăn rau bình thường, nhưng bé 2 ngày đi một lần, mỗi lần đi đều khóc và rặn dữ lắm, phân bé đi rất to. Tôi muốn hỏi có cách nào cho con tôi hết táo bón không? (Diệu Hiền)
Ảnh minh họa: Parentdish.co.uk.
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện cân nặng và chiều cao của bé phát triển bình thường. Muốn hạn chế và hết tình trạng táo bón, khẩu phần ăn của bé bạn cần tăng cường ăn rau lá như mồng tơi, rau đay, rau lang, rau cải, rau ngót… Hoa quả tươi thì bạn cho bé ăn chuối tiêu, đu đủ, cam hoặc quýt ngọt nhưng nên ăn cả tép để có được nhiều chất xơ.
Ngoài khẩu phần ăn cơm uống sữa, bạn nên bổ sung cho bé ăn sữa chua (khoảng 100 g/ngày) sau khi ăn cơm khoảng 30 phút, sẽ rất có lợi cho tiêu hóa của trẻ. Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, có thể uống thêm nước dừa non cũng rất tốt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bạn thực hiện xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ ngày 2-3 lần, mỗi lần 5 phút lúc đói. Tập cho bé đi vệ sinh hàng ngày vào giờ nhất định để tạo thói quen cho bé đi đều.
Khi đã thực hiện các cách trên mà tình hình tiêu hóa của con vẫn không đỡ, bạn nên cho bé đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Chúc bé mau hết táo bón và phát triển tốt.
Theo VNE
Tiêm bổ sung vắc xin để chống bệnh sởi lây lan
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin sởi để xây dựng, triển khai kế hoạch tiêm vắc xin sởi bổ sung.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sởi.
Bệnh nhân mắc bệnh sởi điều trị tại BV Nhiệt đới TW (Ảnh: Cẩm Quyên)
Theo thống kê, từ đầu năm 2014 tới ngày 5/2/2014 đã ghi nhận các trường hợp có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi và có một số trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi tại Hà Nội (30 trường hợp, TP HCM 138 trường hợp, tỉnh Yên Bái 253 trường hợp (1 trường hợp tử vong), tỉnh Lào Cai có 120 trường hợp và tỉnh Sơn La có 80 trường hợp.
Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ chưa được tiêm vắcxin phòng bệnh sởi hoặc chưa được tiêm đầy đủ hay đúng lịch.
Dịch bệnh này đang có nguy cơ lan rộng và có xu hướng diễn biến phức tạp vì hiện đang là mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm thuận lợi cho sự phát triển của bệnh và sự gia tăng giao lưu đi lại, tiếp xúc trong thời gian sau Tết Nguyên đán.
Trước tình hình này, Cục Y tế dự phòng đề nghị các địa phương trong cả nước tăng cường giám sát diễn biến của dịch; tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các địa phương cần phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ/Pastuer để triển khai các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch phù hợp với đặc điểm từng địa phương.
Ngoài ra, cần rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin sởi để xây dựng, triển khai kế hoạch tiêm vắc xin sởi bổ sung (việc tổ chức tiêm vắc xin sởi có thể thực hiện đồng thời với lịch tiêm chủng hàng tháng hoặc được tổ chức vào một ngày riêng khác).
Những điều cần biết về bệnh sởi:
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đôngxuân.
Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được>95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi.
Bệnh sởi là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo như khác như viêm phổi, tiêu chảy.... và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Trẻ cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Vợ mở mồm là chê chồng Nàng luôn than thân trách phận mỗi lần có dịp họp mặt với gia đình nhà chồng. Với các em tôi, cô ấy than: "Anh mấy chú chẳng làm gì ra hồn, cái gì cũng một tay chị lo. Làm vợ mà chẳng khác nào làm ôsin"... Tôi, một người đàn ông đã trên 50 tuổi, là người sống giản dị bằng nghề...