Bé 9 tuổi nguy kịch sau vài ngày sốt phát ban
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, da nổi hồng ban toàn thân. Dù đã 9 tuổi, trẻ chỉ nặng 12 kg, tương đương thể trạng với trẻ lên 2.
Một bệnh nhi đang điều trị bệnh sởi tại TP.HCM. Ảnh minh họa: Khương Nguyễn.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), ngoài tình trạng sốt cao, li bì, bé Đ.T.T. có nhiều tật bẩm sinh khác như bất thường não, teo giác mạc, không hậu môn, đã được phẫu thuật lúc nhỏ.
Với thể trạng có nhiều bệnh nền, lại hay mắc bệnh vặt, bé T. chưa từng được tiêm vaccine, bao gồm vaccine ngừa sởi.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi sốt cao 3 ngày liên tục, nôn mửa, tiêu chảy, ho ngày càng tăng, phát ban toàn thân và bắt đầu khó thở nặng. Bé được thở máy, truyền kháng thể, kháng sinh, bổ sung vitamin A liều cao, tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc nâng đỡ thể trạng.
Sau 7 ngày điều trị, tình trạng bé T. có cải thiện, tự thở được nhưng vẫn cần tiếp tục hồi sức.
Video đang HOT
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhiễm và Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, thời gian vừa qua, đơn vị này tiếp nhận và điều trị không ít trường hợp mắc bệnh sởi nặng.
Hầu hết trường hợp đều có bệnh nền và chưa hoặc tiêm ngừa sởi không đầy đủ. Theo khảo sát của các bác sĩ, một số lý do không tiêm ngừa thường được đưa ra là “trẻ không đủ sức khỏe” và “gia đình lo ngại hậu quả của thuốc ngừa gây ra”.
Bác sĩ Việt cho hay trừ một số nhóm trẻ có tình trạng sức khỏe bất thường, mọi trẻ em trong độ tuổi tiêm phòng, đặc biệt là nhóm trẻ có bệnh nền, các dị tật, cần tiêm vaccine sởi đầy đủ.
Nhóm trẻ có tình trạng sức khỏe bất thường như suy giảm miễn dịch nặng; mắc bệnh ung thư đang hóa trị, xạ trị; mắc bệnh lao đang điều trị; đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch liều cao kéo dài; dị ứng hoặc phản ứng nghiêm trọng với các thành phần trong vaccine… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm ngừa.
Theo bác sĩ Việt, trẻ sau tiêm vaccine sẽ tạo được kháng thể, tự bảo vệ khi gặp virus sởi. Trong trường hợp đã tiêm ngừa nhưng không may mắc bệnh, trẻ có thể hạn chế khả năng gặp các biến chứng về sau.
Sởi có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não dẫn đến không qua khỏi nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh cũng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 3 tuổi do đã hết miễn dịch truyền từ mẹ.
Bệnh sởi lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp. Hầu hết trường hợp chưa có miễn dịch đều phát bệnh sau khi tiếp xúc với người bệnh. Một bệnh nhân sởi đang trong thời kỳ lây nhiễm có thể lây trung bình cho 12-18 người.
Hiện nay, biện pháp dự phòng bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Trẻ em cần được tiêm mũi đầu tiên vào 9-11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ 18 tháng. Bên cạnh đó, những trẻ lớn hơn cũng có thể tiêm bổ sung nếu sống trong vùng có ca mắc, vùng nguy cơ cao để tăng cường miễn dịch.
TPHCM ghi nhận thêm 98 ca sởi trong một tuần
TPHCM ghi nhận thêm 104 ca sốt phát ban nghi sởi trong tuần 36, tăng 12,7% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 98 ca sởi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi
Ngày 11/9, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong tuần 36 (từ ngày 2-8/9), thành phố ghi nhận 104 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng 12,7% so với trung bình 4 tuần trước (92 ca), trong đó có 98 ca sởi.
Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến ngày 8/9 là 748 ca, trong đó có 581 ca sởi (287 ca xác định phòng xét nghiệm và 294 ca lâm sàng). Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và huyện Hóc Môn.
Trước đó, ngày 27/8, UBND TPHCM đã công bố dịch sởi trên quy mô toàn thành phố. Từ ngày 31/8, ngành y tế thành phố đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi. Tuy nhiên tốc độ tiêm được đánh giá còn chậm trong khi vaccine đã có sẵn, các đội tiêm chủng cũng sẵn sàng.
Sở Y tế TPHCM cho biết, số trẻ từ 1 đến 10 tuổi cần tiêm vaccine sởi trong chiến dịch ước tính khoảng gần 125.000 trẻ (bao gồm 60.733 trẻ 1 tuổi đến 5 tuổi và 63.303 trẻ 6 tuổi đến 10 tuổi). Tính đến hết ngày 9/9, toàn thành phố đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% đối với nhóm trẻ từ 1-5 tuổi và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 đến 10 tuổi.
Biểu đồ diễn biến ca sốt phát ban nghi sởi theo tuần năm 2024 tại TPCHm - Nguồn: HCDC
Theo Sở Y tế, vẫn còn những quận huyện cần phải đẩy mạnh và nhanh hơn nữa công tác rà soát thực tế cho chiến dịch tiêm vaccine thật sự phát huy hiệu quả, cụ thể là: quận 1, Tân Bình, Tân Phú và quận 12 là những quận chỉ mới đạt khoảng 70%.
Về tiến độ tiêm vaccine, có đến 21 quận huyện, ngoại trừ huyện Bình Chánh, đều có tiến độ tiêm dưới 60% so với số trẻ đã được lập danh sách.
BS.CK1 Trần Ngọc Lưu, khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, giai đoạn khởi phát của bệnh sởi, trẻ thường có các biểu hiện của triệu chứng viêm long đường hô hấp như đỏ mắt, ho, hắt hơi, sổ mũi; một số trẻ kèm theo vết loét, nổi ban trong miệng.
Khi mắc sởi, trẻ sốt cao và khó hạ trong vòng 5-7 ngày đầu, sau ngày 4-5 của phát ban thì tình trạng sốt sẽ giảm. Khi mắc sởi thì trẻ cũng dễ gặp phải các biến chứng như viêm loét giác mạc, viêm tai giữa, viêm phổi.
Theo bác sĩ Ngọc Lưu, khi trẻ mắc sởi, tốt nhất là nên chăm sóc trẻ trong môi trường đủ thông thoáng, đủ ánh sáng để quan sát kịp thời các dấu hiệu bất thường như chảy mủ tai, nhòe mắt nhiều, trẻ thở nhanh, thở mệt. Một số trẻ mắc sởi thì còn kèm theo các vấn đề về đường tiêu hóa, trẻ có thể bị tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước. Do vậy phụ huynh nên chia nhỏ cữ ăn, cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu; không nên kiêng ăn tuyệt đối vì có thể khiến cho trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Trẻ bị sởi thì không cần kiêng gió kiêng nước; nên cho trẻ tắm, lau người nhẹ nhàng cho trẻ.
Đắk Lắk trước nguy cơ bùng phát dịch sởi Với khả năng lây lan nhanh, nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh sởi và có nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian sắp tới. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 69 trường hợp mắc bệnh...