Bé 8 tuổi chết bất thường tại viện Nhi TƯ: Chuyển khoa để tránh lây sởi?
Theo ông Trần Minh Điển, PGĐ bệnh viện Nhi Trung ương, việc chuyển bệnh nhi Tô Quốc An từ khoa Cấp cứu sang khoa Chấn thương chỉnh hình nhằm tránh lây nhiễm sởi.
Gia đình cháu Tô Quốc An yêu cầu Bệnh viện Nhi phải có câu trả lời thỏa đáng
Liên quan đến việc bệnh nhi Tô Quốc An 8 tuổi ở phường Ngô Quyền, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương vào tối ngày 20/4, gia đình cháu bé đã gửi đơn kiến nghị đến lãnh đạo bệnh viện và yêu cầu bệnh viện Nhi phải có câu trả lời thỏa đáng trước công luận về nguyên nhân tử vong.
Trao đổi với PV vào chiều ngày 21/4, ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Chúng tôi đã tiếp nhận đơn của người nhà cháu bé Tô Quốc An. Bệnh viện sẽ thực hiện đúng quy trình kiểm tra”.
Ông Điển cho biết thêm: “Về tinh thần phục vụ, thái độ của các bác sĩ trong kíp trực ngày hôm đó, chúng tôi đã báo cáo tổ chức để thành lập tổ xác minh xem nhóm đó có biểu hiện thờ ơ với người nhà bệnh nhân hay không?. Chúng tôi cũng đã yêu cầu toàn bộ các bác sĩ và điều dưỡng trong ca trực cho cháu bé tử vong viết bản tường trình chi tiết. Về các vấn đề liên quan đến chuyên môn để xác định nguyên nhân tử vong, bệnh viện sẽ thành lập tổ chuyên môn để kiểm tra. Trước hết phải đợi có kết luận của hội hội đồng chuyên môn thì mới đưa ra một lời giải thích chính xác”.
Lý giải về việc cháu bị đau bụng nhưng các bác sĩ lại cho điều trị ở khoa Chấn thương chỉnh hình, ông Điển giải thích, hiện nay đang có dịch sởi, do vậy khoa Cấp cứu phải chuyển các em bé cần theo dõi các vấn đề về ngoại khoa sang đơn vị bên cạnh đó (khoa chấn thương chỉnh hình – PV). Đó gần như là chỗ cấp cứu, theo dõi các trường hợp khác không liên quan đến sởi, tránh tình trạng lây lan bệnh sởi.
Video đang HOT
Trước đó, như Đời sống Pháp luật đã đưa tin, ngày 19/4 cháu Tô Quốc An sinh năm 2006 có biểu hiện đau bụng được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám. Sau khi làm các thủ tục xét nghiệm ban đầu, bệnh nhi được chuyển đến khoa chỉnh hình.
Tại đây, cháu bé lên cơn đau bụng, nôn và ói ra nhiều nước, sau đó Quốc An lại được chuyển đến khoa nội để thăm khám. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm đường mật và cho điều trị tiêm thuốc giảm đau, tiêm kháng sinh và truyền dịch.
Khoảng 16h ngày 20/4, một nữ điều dưỡng đến tiêm thuốc cho cháu, khi tiêm xong được 10 phút cháu lên cơn co giật, mắt trợn trừng, người tím tái. Thấy cháu có biểu hiện bất thường, bệnh viện đã tiến hành cấp cứu, tuy nhiên sau đó cháu bé đã tử vong vào lúc 19h30 cùng ngày.
Người nhà nạn nhân đau đớn trước cái chết bất thường của cháu Tô Quốc An
Theo người nhà nạn nhân, trong khoảng thời gian cháu Quốc An nằm điều trị, các bác sĩ trong ca trực rất dửng dưng và có thái độ thờ ơ vô cảm đối với bệnh nhân.
Ông Nguyễn Hữu Thông, người trực tiếp đưa cháu Tô Quốc An đến bệnh viện Nhi khẳng định: “Một bộ phận các sĩ trong bệnh viện Nhi đã cực kỳ vô cảm, thờ ơ đối với người bệnh. Trước cái chết bất thường của cháu tôi, gia đình chúng tôi vô cùng phẫn nộ, vô cùng đau đớn. Gia đình chúng tôi yêu cầu sự việc phải được đưa ra ánh sáng, yêu cầu bệnh viện phải trả lời trước công luận về nguyên nhân cái chết của cháu tôi … “.
Theo Xahoi
Tiêm miễn phí vắc xin sởi cho trẻ đến 6 tuổi
Đến ngày 22.4, vắc xin dịch vụ "3 trong 1" (phòng các bệnh sởi - quai bị - rubella) đã tạm hết tại các điểm tiêm dịch vụ.
Dịch sởi bùng phát, nhiều điểm tiêm chủng quá tải bệnh nhân đi tiêm phòng - Ảnh: Ngọc Thắng
Đó là diễn biến mới nhất sau nhiều ngày liên tục, tại Hà Nội, nhu cầu tiêm phòng sởi tăng đột biến, gấp 5 - 7 lần so với bình thường trong năm 2013. Trong khi đó, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã triển khai các điểm tiêm miễn phí vắc xin sởi đến tận xã, phường. Tại thời điểm này, thay vì chỉ tiêm theo lịch trong 10 ngày đầu tháng, trạm y tế tại các xã phường đã triển khai tiêm vắc xin sởi hằng ngày. Tuổi tiêm vắc xin sởi cho các trẻ cũng tăng lên: từ 9 tháng đến 6 tuổi (thay vì đến 2 tuổi).
Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết vắc xin sởi tiêm miễn phí thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đảm bảo cung cấp đủ cho các cháu.
TS Nguyễn Trần Hiển, Giám đốc dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR), cho hay hằng năm TCMR vẫn cung cấp khoảng 3,4 triệu liều vắc xin sởi (tiêm hai mũi cho các trẻ 9 tháng và 18 tháng). Số vắc xin này đã được tăng cường thêm hơn 1 triệu liều nữa (đạt 4,5 triệu liều) để đáp ứng cho việc mở rộng đối tượng được tiêm sởi đến 2 tuổi trong chiến dịch tiêm vét triển khai từ tháng 3 vừa qua. "Theo đề xuất của Chương trình TCMR đã tăng cường thêm khoảng 20.000 liều cho Hà Nội. Hiện tại, chương trình vẫn dự trù vắc xin đáp ứng cho cả đối tượng trẻ tiêm vét sởi đến 24 tháng tuổi. Nếu Hà Nội có nhu cầu tăng đột biến do tiêm đến tận 6 tuổi thì sẽ phải cân nhắc thêm về khả năng cung ứng vắc xin sởi", ông Hiển nói.
Vi rút sởi có độc lực mạnh hơn ?
Sau 4 tháng có dịch sởi, với hơn 100 ca mắc sởi tử vong, ngày 22.4 Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường công tác điều trị bệnh sởi với y tế của 23 tỉnh thành phía bắc.
Các chuyên gia điều trị lo ngại về độc lực của vi rút sởi đã biến đổi trong vụ dịch này với các biểu hiện viêm phổi diễn biến cấp tính, đặc biệt có ca bệnh tử vong do suy đa tạng là các biến chứng hiếm thấy ở bệnh nhân mắc sởi. "Các ca tai biến nặng tử vong là trẻ bình thường, không có bệnh mạn tính, cũng không bị nhiễm chéo trong bệnh viện. Điều này cho thấy vi rút sởi trong vụ dịch này rất lạ, nó làm suy giảm miễn dịch của trẻ ghê gớm, kéo dài. Có trẻ bị sởi viêm phổi phải thở máy đã khỏi, được ra viện nhưng 2-4 tuần sau lại phải vào viện và lại phải thở máy rất nguy kịch, thậm chí tử vong", PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện (BV) Bạch Mai, lo ngại.
Đặc biệt, nhiều ca nhiễm chéo trong BV trên bệnh nền làm tăng nguy cơ tử vong. Các chuyên gia cũng khuyến cáo về nhiều trường hợp các ca mắc sởi ở người lớn bị biến chứng nặng: viêm phổi, viêm não, nguy hiểm tính mạng.
Minh bạch thông tin cũng được coi là yếu tố quyết định cho phòng chống dịch. PGS Phạm Nhật An, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư, khẳng định: "BV không giấu giếm thông tin, ngay từ đầu vụ dịch, các ca bệnh chúng tôi đều báo lên Bộ Y tế. Còn việc xử lý thông tin, công bố bệnh, dịch là do cơ quan quản lý. Nhưng tôi cho rằng, cần thông tin đầy đủ về dịch bệnh để người dân được biết. Dịch bệnh bùng phát là do người dân lo lắng về tai biến sau tiêm nên e ngại, giảm sút số trẻ tiêm vắc xin. Vì vậy cần thông tin rõ ràng về nguyên nhân sự cố sau tiêm chủng để người dân hiểu, yên tâm cho trẻ đi tiêm đầy đủ".
Theo TNO
Tử vong do sởi tiếp tục tăng Số trẻ tử vong liên quan đến sởi tại BV Bạch Mai đã là 8 cháu. Con số tử vong thống kê trên cả nước tính đến hết ngày 21/4 của Bộ Y tế là 119 cháu, thấp hơn so với thực tế. Dịch sởi không chỉ là mối lo của người dân mà còn là mối lo của các bác sỹ trực...