Bé 7 tuổi đập heo đất mua 5 xe lăn tặng bạn
Một học sinh lớp 2 đã mổ heo đất do chính mình nuôi để mua xe lăn tặng các bạn học sinh khuyết tật.
Ngày 23/8, Hôi cưu trơ tre em tan tât TP.HCM phôi hơp vơi tạp chí Dạy và học ngày nay (TƯ Hội khuyến học Việt Nam) cùng môt sô đơn vị đã tổ chức trao 200 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng và quà cho học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn TP.HCM.
Các em học sinh khuyết tật, mồ côi nhận học bổng
Đáng chú ý tại buổi lễ, em Trần Thị Yến Nhi, học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận Gò Vấp) đã tự “mổ heo” đất do chính tay em “nuôi” để mua 5 chiếc xe lăn tặng cho các bạn học sinh khuyết tật đến trường.
Yến Nhi chia sẻ, “em mong sao những chiếc xe lăn em tặng sẽ giúp các bạn đến trường dễ dàng hơn, tiếp thêm động lực cho các bạn thực hiện được ước mơ của mình”. Bên cạnh việc tặng xe lăn, Yến Nhi còn vận động người thân, bạn bè được 13 triệu đồng để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trên.
“Ngoai việc hỗ trợ về vật chất, các học bổng và quà tặng, phương tiện đi lại được trao tặng lần này còn mang tính động viên tinh thần rất lớn với các học sinh khuyết tật – những đứa trẻ vốn hay mặc cảm về số phận và vẫn còn khoảng cách nhất định khi hòa nhập vào đời sống cộng đồng. Mong rằng, trong thời gian tới, có thêm nhiều người giàu lòng hảo tâm như bé Yến Nhi, như các nhà mạnh thường quân của chương trình hôm nay cùng chung tay góp sức giúp đỡ những số phận kém may mắn” – ông Nguyễn Văn Chí, Chủ tịch Hội cứu trợ tan tât trẻ em TP.HCM chia sẻ.
Phát động cuộc thi làm phim ngắn về người khuyết tật
Sáng 23/8, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển – DRD (91/8E Hòa Hưng, P.12, Q.10, TP.HCM) tổ chức buổi giao lưu, công bố thể lệ cuộc thi làm phim chủ đề Phá bỏ rào cản. Tác phẩm dự thi là phim ngắn, thời lượng không quá 5 phút, thể hiện rõ những vấn đề khó khăn của người khuyết tật khi tham gia các hoạt động xã hội như: đi xe buýt, tàu hỏa, di chuyển trong nhà ga, bến xe, đi xin việc, học tập, học nghề, làm việc, chơi thể thao, du lịch… Tác phẩm có thể thực hiện bằng điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim cá nhân, máy tính bảng, khuyến khích sử dụng nhạc nền và không thu tiếng nói (điều này không bắt buộc).
Video đang HOT
Anh Hảo chia sẻ khó khăn của người khuyết tật khi sử dụng công trình công cộng Tại buổi giao lưu, chị Huỳnh Thanh Thảo (ngụ tại huyện Củ Chi) cho biết chị bị bệnh xương thủy tinh, dù đã cố gắng rất nhiều để hòa nhập xã hội, tham gia công tác tình nguyện, mở thư viện mini cho trẻ em nghèo… nhưng có rất nhiều trường hợp mà sự cố gắng của bản thân không thể xóa bỏ mọi rào cản. Chẳng hạn, đi nhà sách không có thang máy, đến nhà hát, trung tâm mua sắm có quá nhiều bậc thang thì chị không cách nào di chuyển tự tin, thoải mái. Hay như anh Nguyễn Minh Hảo (người Kiên Giang, đang sống và học tập tại TP.HCM) cho biết, nhà vệ sinh ở trường học và nơi cộng cộng có cửa quá hẹp, bồn rửa quá cao luôn “đánh đố” người khuyết tật. Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 5/10. Công bố kết quả và trao giải ngày 22/11. Giải nhất trị giá 8.500.000 đồng cùng Ipad mini. Thí sinh dự thi nếu cần hỗ trợ thông tin có thể liên hệ qua email song-doc-lap@drdvietnam.com hoặc điện thoại 08 3868 4858 (#142) gặp anh Trương Huy Vũ hoặc (#132) gặp chị Liêu Thị Ngọc Hiếu.
Theo PNO
Trẻ em chùa Bồ Đề bỡ ngỡ trong 'ngôi nhà mới'
Ngày 22/8, 17 trẻ em và 1 người già ở chùa Bồ Đề đã được chuyển đến Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật (Ba Vì - Hà Nội). Hôm nay nhiều trẻ vẫn còn bỡ ngỡ, thậm chí có em còn quậy phá... vì chưa quen với môi trường mới.
Chiều nay (23/8), có mặt tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật - một trong những cơ sở tiếp nhận 17 trẻ em và 1 người già từ chùa Bồ Đề (Long Biên - Hà Nội), phóng viên ghi nhận đa phần các trẻ đều tỏ ra rất bỡ ngỡ và gò bó, thậm chí có em còn quậy phá khiến công tác chăm sóc của các cán bộ nơi đây rất vất vả.
Cô Trương Thị Thu Hiền - cán bộ quản lý chăm sóc nhà trẻ số 7 (nơi trẻ em ở chùa Bồ Đề mới chuyển đến) - cho biết, hiện tại các cháu do chưa quen nên thấy gò bó, có cháu còn quậy phá đòi ra ngoài. "Việc chăm sóc số trẻ này ban đầu có vất vả nhưng chúng tôi sẽ khắc phục dần. Tôi nghĩ một thời gian nữa các cháu sẽ quen với môi trường này", cô Hiền chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Đức Hồng - Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật - cho biết, ngày hôm qua (22/8) trung tâm tiếp nhận 17 trẻ và 1 người già ở chùa Bồ Đề chuyển đến. Thời gian tới, nếu trẻ nào chưa có giấy khai sinh sẽ được làm sớm. Trẻ nào có khả năng đi học sẽ được đăng ký cho đi học tại địa phương. Cháu nào không có khả năng đi học cũng sẽ được làm quen với âm nhạc, văn hóa, hội họa...
Cũng theo ông Hồng, diện tích của trung tâm rộng 5,3 héc-ta, hiện đang nuôi dưỡng 340 người theo tiêu chuẩn bảo trợ xã hội, trong đó có 165 người ở độ tuổi 18 trở lên, còn lại là trẻ em. Với điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay, trung tâm có thể tiếp nhận ngay khoảng 30 đến 35 người theo tiêu chuẩn bảo trợ xã hội nữa.
Nơi ở mới của trẻ em chùa Bồ Đề khá khang trang, sạch sẽ
Nhiều bé vẫn tỏ ra bỡ ngỡ
Nhiều bé thấy gò bó và muốn đi ra ngoài...
Em bé này quậy phá liên tục, khiến cán bộ chăm sóc vất vả
Khi được ra ngoài nhiều trẻ tỏ ra thoải mái hơn...
Nơi học tập của các trẻ..
Theo Tienphong
Sĩ tử, phụ huynh cồng kềnh hành lí về quê Do các sĩ tử nôn nóng về nhà, nhiều phụ huynh mang hết hành lý lên xe, chờ các sĩ tử trước phòng thi, khi các em ra là về quê ngay. Khoảng 8 giờ sáng nay PV Dân trí có mặt ở nhiều điểm thi tại cụm thi Cần Thơ, như điểm thi trường ĐH Cần Thơ (đường 3/2), trường THCS Chu...