Bé 6 tuổi chết thảm dưới ao
Đến chiều 27/6, người dân ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết rất thương tâm của bé trai Nguyễn Xuân Thu (SN 2007, tạm trú ấp Thạch Màng).
Theo nhiều người dân trong ấp, khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, Thu dẫn theo em trai (SN 2009) ra ao của một người tên L. cùng ấp để tắm, nhưng em trai Thu chỉ dám ngồi trên bờ chờ anh
Đến khoảng 11 giờ, chờ lâu không thấy anh ngoi lên, bé trai chạy về nhà gọi mẹ là chị Nguyễn Thị Kiều (SN 1981, tạm trú ấp Thạch Màng) cho ăn cơm.
Khi chị Kiều hỏi Thu đâu, bé trai bảo anh đang ở dưới ao chờ cơm. Chị Kiều chạy tới và được con nhỏ cho biết anh trai đang… ngủ dưới ao.
Video đang HOT
Những ao nước như thế này luôn là “bẫy” các cháu nhỏ vào những ngày hè khi không có người lớn giám sát.
Biết có chuyện chẳng lành, chị Kiều hô hoán để cầu cứu người dân trong ấp lặn tìm. Chiều cùng ngày, thi thể bé Thu được tìm thấy dưới ao. Những người dân cho biết chiếc ao trên rộng gần 1 ha, được chủ nhân dùng để nuôi cá làm thức ăn cho cá sấu ăn và tắm heo. Khi lặn mò xác bé Thu, nước chỉ khoảng 1 m.
Được biết, chị Kiều quê ở Tiền Giang, gia đình khá nghèo. Sau khi chồng chết, chị Kiều đưa 2 con lên ấp Thạch Màng để làm thuê.
Trước hoàn cảnh khó khăn của chị Kiều, chiều cùng ngày, các ban ngành của ấp đã vào xin và được Ban Quản lý rừng kinh tế Suối Nhung cho ít gỗ để đóng hòm, đồng thời, vận động bà con trong xóm góp ít tiền lo đám tang cháu bé.
Theo 24h
Luật phòng, chống khủng bố đã được thông qua
Với 89,76% số đại biểu Quốc hội tán thành, Luật phòng chống khủng bố đã chính thức được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2013.
Sáng ngày 12/6/2013 tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Luật phòng, chống khủng bố (gồm có 8 chương, 51 Điều).
Luật phòng, chống khủng bố quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
Cũng theo Luật này khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước CHXHCN Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Vụ khủng bố 11/9 ở nước Mỹ. Ảnh minh họa cho bài viết
Nhà nước Việt Nam lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại xảy ra. Nhà nước có chính sách bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, thiệt hại tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Luật cũng quy định Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành hữu quan thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.
Theo vietbao
Báo động: 'Quan xã' say 'đỏ đen' và bảo kê sòng bạc Gần đây, dư luận đang bức xúc đối với một số cán bộ, công chức cấp xã, phường suy đồi về mặt đạo đức đã tiếp tay, dung túng, bảo kê cho các hoạt động đỏ đen, sát phạt của bọn tội phạm diễn ra công khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Nhờ sự bảo kê này, các sòng bạc gần...