Bé 6 tuổi bị ngộ độc, nước tiểu xanh lè chỉ vì tủ lạnh bị hỏng
Tủ lạnh bị hỏng không hoạt động được, bà mẹ đã cho cả gia đình “thanh lý” toàn bộ thức ăn thừa, không ngờ con lại bị trúng độc.
Cô bé Lin Xiaojie, 6 tuổi, ở TP. Đào Viên, Đài Loan, được cha mẹ đưa tới bệnh viện trong tình trạng trước đó bị sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng kéo dài nhiều ngày, nước tiểu có màu xanh lá cây.
Nước tiểu của bé Lin Xiaojie có màu xanh lá cây.
Bé Lin đã được làm xét nghiệm máu khẩn cấp và cho chụp cắt lớp vi tính. Kết quả chẩn đoán cho thấy bé bị bệnh nhiễm trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và báo cáo nuôi cấy vi khuẩn cũng được xác nhận là nhiễm khuẩn đường ruột Salmonella.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, các bác sĩ đã xác định nguyên nhân mắc bệnh là do cháu bé ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn vì không để trong tủ lạnh.
Chen Zhennan, bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện Chang An cho biết, vì tủ lạnh hỏng nên mẹ cháu bé đã lấy hết thực phẩm tồn trữ ra để ăn cho hết mà không biết rằng, trong thời tiết mùa hè nắng nóng, thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella. Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu, nên càng dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa hơn.
Tuy nhiên rất may là hệ tiêu hóa mới bị nhiễm khuẩn nhẹ, không gây ra viêm ruột thừa nên sau khi được tiêm kháng sinh tĩnh mạch 3-4 ngày, bé Lin đã được xuất viện.
Bác sĩ Chen Zhennan cho hay, nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt và trong. Nếu nước tiểu đổi sang màu bất thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo bất ổn của cơ thể.
Video đang HOT
Bác sĩ nhi khoa Chen Zhennan cảnh báo cha mẹ cần quan tâm đến những dấu hiệu của căn bệnh nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.
Trường hợp nước tiểu màu xanh lá cây có thể do người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa nhiều phẩm màu, uống một số loại thuốc như trị dạ dày, an thần… hoặc do bị nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn.
Bình thường, phải mất 3 đến 5 ngày nuôi cấy vi khuẩn mới cho kết quả chẩn đoán chính xác. Thông thường, nếu nước tiểu có màu xanh lá cây, đầu tiên bác sĩ sẽ nghi là do nhiễm trực khuẩn mủ xanh sau đó mới cho bệnh nhân đã thử nghiệm khuẩn Salmonella… Do vậy khi thấy nước tiểu hay phân có màu xanh, mọi người phải hết sức cẩn thận.
Bác sĩ cảnh báo, Salmonella là căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có thể lây lan qua đường bài tiết. Loại vi khuẩn này hay có trong trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa. Khoảng 90% những người nhiễm Salmonella có thể bị viêm dạ dày, đường ruột cấp.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn bao gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy, đau bụng co rút, sốt… Hầu hết mọi người có thể từ từ hồi phục sau khi nghỉ ngơi nhưng trẻ em, người già hoặc bệnh nhân ốm yếu… do sức đề kháng kém nên có thể bị vi khuẩn lan vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong do suy nội tạng.
Ngộ độc thực phẩm mùa hè thường có nguyên nhân do nhiễm khuẩn Salmonella, do vậy các bậc cha mẹ có con nhỏ cần đặc biệt chú ý đến thói quen vệ sinh của trẻ, dạy trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để, không ăn những thức ăn bẩn hay ôi thiu.
Khi con bạn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt… cần ngay lập tức đưa đi khác bác sĩ. Chỉ cần bạn làm đủ công tác phòng chống, gia đình bạn sẽ tránh xa được nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.
Minh Khôi
Theo Ettoday/ĐSPL
Luôn mặc cho con 1 kiểu quần áo này khi nằm điều hòa, mẹ chẳng bao giờ phải lo con ốm
Bộ đồ dài tay, quần đùi áo cộc hay đang mặc gì thì mặc nguyên như thế đi ngủ? Đó là câu hỏi mà rất nhiều mẹ nuôi con nhỏ băn khoăn khi thời tiết Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm và hầu như mọi nhà đều phải bật điều hoà.
Dù đông hay hè, bé vẫn luôn mặc 1 kiểu trang phục khi ngủ đêm
Là mẹ của một em bé 3 tuổi, cũng là tác giả của cuốn sách được nhiều mẹ bỉm sữa yêu thích "Quẳng cái cân đi mà khôn lớn", chị Thùy Chi (hiện đang sinh sống tại Canada, tên thường gọi là mẹ Tee) thường xuyên chia sẻ kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con. Bên cạnh việc tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc con, chị cũng tiếp cận được nhiều tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề này và đã đúc rút ra được một nguyên tắc trong việc mặc quần áo cho con khi nằm điều hòa ngủ đêm.
Tee luôn được mặc áo dài tay, quần dài (hoặc bộ liền áo quần), đeo yếm, đi tất chân khi đi ngủ đêm.
Trả lời câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc "Tee mặc gì khi ngủ đêm?", chị Thùy Chi cho biết: Tee luôn được mặc áo dài tay, quần dài (hoặc bộ liền áo quần), đeo yếm, đi tất chân khi đi ngủ đêm. Dù đông hay hè, dù điều hòa nóng hay điều hòa lạnh vẫn chỉ 1 trang phục như thế. " Ngày bé, Tee chưa biết vận động nhiều thì còn mặc riêng áo quần sơ vin. Đến giờ lớn, nằm xoay ngang xoay dọc, lộn đầu đuôi, chổng mông, vắt chân đủ kiểu thì mình chuyển thành bộ liền để không bị hở bụng. Đi tất để giữ ấm, vào mùa đông mình còn thường bôi dầu tràm vào gan bàn chân để nhanh ấm cả người và tránh ho hoặc sổ mũi. Đeo yếm không chỉ có tác dụng giữ ấm cổ mà còn ấm cả ngực nữa", mẹ Tee chia sẻ.
Nhiều nhà luôn cho con mặc trang phục như người lớn đi ngủ (quần đùi, áo ba lỗ hoặc cộc tay) vì các mẹ thấy con khi ti mẹ hoặc khi mới ngủ hay bị toát mồ hôi nên nghĩ con nóng. Thực chất một số tài liệu nước ngoài có chỉ ra rằng trong 1-2 giờ đầu khi đi ngủ, bé rất dễ toát mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi đầu. Nhiệt độ cơ thể người khi thức và khi ngủ có một chút chênh lệch và cơ thể bé đang thích nghi với chúng. Toát được mồ hôi ra đồng nghĩa với người bé đang mát dần lên. Và công việc của mẹ chỉ là đặt khăn xô sau lưng để thấm mồ hôi (mẹ nhớ lấy ra nhé nếu không mồ hôi sẽ thấm ngược lại vào người bé đó mẹ ạ) và lau khô đầu cho bé.
" Bác sĩ Vinmec cũng khuyến cáo mình tuyệt đối không cho bé mặc áo ba lỗ khi đi ngủ dù có đắp chăn. Vì thói quen các bé luôn nằm ngủ trong tư thế giơ hai tay ngang đầu và khí lạnh sẽ qua nách vào phổi bé.
Nếu các mẹ để ý, trong các bộ phim nước ngoài, trẻ em dù lớn hay bé luôn được thay đồ trước khi đi ngủ. Và đó phần lớn luôn là một bộ đồ dài hoặc pyjama. Bạn Tee nhà mình cũng chẳng bao giờ chịu đắp chăn khi ngủ nên nếu mặc cho con một bộ đồ kín, nhiệt độ phòng thích hợp, mẹ hoàn toàn không bao giờ phải lăn tăn về việc nhỡ con lạnh thì sao", mẹ Tee giải thích thêm.
Nhiệt độ điều hòa bao nhiêu là hợp lý?
Bên cạnh việc mặc quần áo cho con thế nào khi đi ngủ thì "để điều hòa nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?" cũng khiến nhiều bố mẹ đau đầu, nhất là những bố mẹ mới có em bé hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
Thực chất nhiệt độ điều hòa không phải là điều cốt yếu bởi lẽ nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố: công suất điều hòa, diện tích phòng, vị trí đặt điều hòa, phòng của bạn ban ngày mát hay nóng, có bị nắng rọi trực tiếp không... Ví như một căn phòng trên tầng thượng, ban ngày bị nắng hun tứ phía, điều hoà công suất thấp, diện tích lớn thì có khi để nhiệt độ điều hòa 21-22 độ vẫn thấy nóng. Ngược lại một căn phòng mát, không bị nắng chiếu ban ngày, diện tích nhỏ, công suất điều hòa lớn thì chỉ để 27 độ đã mát rượi.
Vậy nên cách tốt nhất là hãy sử dụng nhiệt kế và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế.
Theo mẹ Tee, nhiệt kế điện tử là thích nhất và tính chính xác cũng khá cao. Nhiệt kế nên được đặt ở vị trí thoáng, không đặt khuất vì khó đo nhiệt độ chuẩn, đặt gần giường/cũi nơi em bé nằm. " Mình thường điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho nhiệt kế (nhiệt độ phòng) ở mức dao động khoảng 25,5 - 26,5 độ. Mình thấy đây là nhiệt độ phù hợp với phòng của nhà mình. Để nhiệt độ phòng thấp tầm 25 độ thì hơi lạnh mà để 27 độ thì y như rằng bạn Tee thức giấc đêm mồ hôi đầm đìa".
Từ kinh nghiệm cá nhân, mẹ Tee khuyên rằng các mẹ nên dựa vào nhiệt kế để tìm ra nhiệt độ thích hợp cho căn phòng của em bé.
Một số lưu ý để em bé nằm điều hòa không bị ốm
- Điều hòa nên để quạt gió mức thấp nhất, chếch hướng lên trần nhà, tránh phả vào giường, cũi em bé.
- Điều hòa nên được làm sạch bộ lọc 3-6 tháng/lần để chạy êm, chạy năng suất và lọc sạch bụi bặm, vi khuẩn trong phòng.
- Nhiều gia đình có thói quen để điều hòa cao sau đó dùng thêm quạt, nhưng nên để quạt thổi vào khoảng không, tránh thổi vào em bé hoặc thổi vào tường.
Theo Helino
Con mọc mụn tưởng bình thường, hóa ra nhiễm trùng da phải nhập viện cấp cứu Bé trai 1 tuổi (có địa chỉ tại Bắc Quang - Hà Giang) đến bệnh viện khám với cẳng chân sưng nề, nóng đỏ, nhiều mụn mủ nhỏ màu vàng kèm theo bé sốt 38 độ 5. Tổn thương ở chân bé T. sưng nóng, đỏ kèm mụn mủ. Theo mẹ bé chia sẻ, khoảng 4 ngày trước khi vào viện bé bị...