Bé 5 tuổi đào được hóa thạch 160 triệu năm tuổi
Với một chiếc thuổng, bé Emily Baldry, 5 tuổi đã đào được một hóa thạch hiếm được cho là có tuổi thọ 160 triệu năm tuổi tại Công viên Nước Cotswold, Gloucestershire, Anh với sự giúp đỡ của ông bố Jon.
Emily và hóa thạch 160 triệu năm tuổi
Hóa thạch có tên Rieneckia odysseus này có đường kính hơn 40cm, là xác của một động vật thân mềm sống dưới đại dương trong kỉ Jurassic.
Video đang HOT
Sinh vật biển này có vỏ ốc xoắn với lông dài, cứng nhô ra từ thân để tránh những kẻ săn mồi. Đặc điểm này đã khiến cô bé Emily đưa ra ý tưởng đặt biệt danh cho hóa thạch này là “Spike”. Khi được phát hiện, Spike được bao bọc bởi một khối đá bùn, vì thế Emily đã chuyển nó cho nhà địa chất học Neville Hollingworth để khôi phục.
Emily phát hiện được hóa thạch mà cô bé đặt biệt danh là Spike bên cạnh một cái hồ cùng sự giúp đỡ của bố
Hóa thạch là xác của một động vật thân mềm sống dưới đại dương trong kỉ Jurassic.
Sau đó, cô bé được nhìn lại hóa thạch vào hôm 11/9 tại Trung tâm Thông tin Gateway gần Cirencester – nơi mà Spike được trưng bày.
Emily cho biết cô bé rất vui khi được nhìn thấy hóa thạch mà mình đã phát hiện với cái vỏ sáng bóng. Emily – hiện giờ đã 6 tuổi – đã phát hiện ra hóa thạch này vào tháng 3 năm ngoái trong cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên của cô bé. Tiến sĩ Hollingworth đã mất 1 năm để khôi phục lại Spike.
Theo Bee.net.vn
Phát hiện hóa thạch tôm khổng lồ
Đây là sinh vật có từ thời tiền sử có răng sắc như... dao cạo.
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra hóa thạch được cho là của một loài tôm khổng lồ có tên khoa học là anomalocaridids. Loài tôm này được xác định sống ở kỷ Cambri.
Theo các nhà khoa học cho hay, loài tôm này khi trưởng thành có chiều dài lên tới 180cm. Thế nhưng, hình dạng của nó khá giống với tôm đồng, tôm biển ngày nay.
Điểm khác biệt đó là tôm tiền sử hóa thạch có hàm răng rất sắc và khỏe. Đây là "phương tiện" để chúng có thể dễ dàng ăn thịt các loài sinh vật biển dù có loài sở hữu những lớp vỏ cứng.
Hình ảnh dựng lại đầy đủ về tôm khổng lồ thời tiền sử
Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện được những hóa thạch tôm khổng lồ (dài 0,9m) nhưng đây là hóa thạch lớn nhất từng thấy.
Bên cạnh đó, tôm tiền sử còn có đôi mắt rất to và có một loạt các sợi dài.
Hóa thạch tôm khổng lồ này được các nhà khoa học phát hiện ở Moroco và được xác định có niên đại khoảng 488 tới 472 triệu năm tuổi.
Đây là phát hiện quan trọng có thể chứng minh sự đa dạng sinh học ở kỷ Cambri và cũng hé lộ về các loài động vật đặc trưng sống ở kỷ này.
Theo Bưu điện VN
Phát hiện nhện hóa thạch lớn kỷ lục Đây là nhện cái mang tên Nephila jurassica, với chiều dài 15cm, sống cách đây khoảng 165 triệu năm. Tơ của loài nhện này có màu vàng và rất chắc chắn. Chân của con nhện này dài tới 15cm. Ngày nay, loài nhện này có ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp nơi trên thế giới. Trước khi mẫu...