Bé 5 tuổi đã sàng lọc ung thư khiến nhiều bác sĩ “choáng”: Sai càng thêm sai!
Theo các chuyên gia việc sàng lọc ung thư bằng các xét nghiệm chỉ điểm ung thư chỉ mang tính chất tham khảo. Trong khi đó, các quảng cáo xét nghiệm phát hiện marke ung thư đang nở rộ tại Việt Nam.
Choáng vì xét nghiệm cho bé 5 tuổi
Ngày 18/11, cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh một phiếu xét nghiệm của bệnh nhân 5 tuổi với các mẫu xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm.
Hình ảnh kết quả xét nghiệm nhanh chóng được các bác sĩ chia sẻ đa số các bác sĩ đều cho rằng điều này nguy hiểm.
BS Trịnh Thế Cường – BV E Hà Nội cho rằng dùng các marke ung thư để sàng lọc ung thư cho người lớn đã là sai, trừ PSA trong ung thư tiền liệt tuyến, AFP trong ung thư gan. Đây còn xét nghiệm máu để sàng lọc ung thư cho đứa bé 5 tuổi… Nếu trường hợp CA 199 tăng có khả năng cháu bé sẽ phải đi nội soi đại tràng hay chụp cắt lớp ổ bụng…
TS BS Phạm Thị Việt Hương – chuyên ngành ung thư nhi cho biết dấu ấn ung thư (chỉ điểm u, tumor markers) được sản xuất một lượng lớn bởi khối u có thể phân biệt u lành với ung thư hoặc phát hiện được khối u bằng xét nghiệm máu.
Một số tumor markers đặc hiệu với một loại ung thư nào đó, số khác gặp trong nhiều loại ung thư. Phần lớn các tumor markers còn tăng trong những bệnh không phải là ung thư. Do đó tumor markers sử dụng đơn lẻ không phải là công cụ chẩn đoán ung thư.
Đặc điểm của tumor markers lý tưởng phải gồm:
1. Đặc hiệu cơ quan và đặc hiệu khối u (specificity).
2. Tương ứng với kích thước và hoạt động của khối u.
3. Chỉ dương tính khi là ung thư.
4. Dương tính sớm trong giai đoạn phát triển bệnh ác tính.
Video đang HOT
5. Dễ dàng đo lường được.
Tuy nhiên, bác sĩ Hương nhấn mạnh “Tại thời điểm này không có tumor markers nào thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn trên”.
Theo bác sĩ Hương phần lớn tumor markers có ở mô bình thường, u lành và u ác và không đủ đặc hiệu để dùng cho sàng lọc ung thư.
Phiếu xét nghiệm cho bé gái
Ví dụ CEA là protein trên bề mặt tế bào, chỉ điểm cho ung thư đại trực tràng, dạ dày ruột, phổi và vú. CEA còn tăng ở người nghiện thuốc lá, xơ gan, polyp trực tràng, viêm loét trực tràng, bệnh tuyến vú lành tính. Không dùng CEA cho sàng lọc ung thư. Ngược lại một người ung thư dạ dày nhưng không nhất định phải có CEA tăng.
CA 19.9 là dấu ấn của carcinoma đại trực tràng và tụy. Tuy nhiên nó cũng có thể tăng ở bệnh nhân ung thư gan mật, dạ dày, tế bào gan và nhiều bệnh lành tính như viêm tụy, bệnh dạ dày ruột.
Tumor markers chỉ tham gia vào công việc tiếp cận chẩn đoán chứ một mình nó không dùng để chẩn đoán ung thư, càng không dùng để sàng lọc phát hiện sớm ung thư. Tumor markers ở bệnh nhân ung thư tương ứng với kích thước khối u hoặc hoạt động của khối u. Nhưng không phải ung thư nào cũng tăng tumor markers. Tumor markers chủ yếu được dùng để phân nhóm nguy cơ, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị, nghi ngờ tái phát của bệnh nhân ung thư.
Lợi bất cập hại
Lạm dụng xét nghiệm dấu ấn ung thư hại nhiều hơn lợi. Có bệnh nhân ung thư rồi, không thấy dấu ấn ung thư tăng thì reo lên “Thế chắc tôi bị u lành”. Có người khoẻ mạnh thấy kết quả xét nghiệm của mình cao hơn chỉ số tham chiếu thì hoảng sợ mất ăn mất ngủ suy sụp, thậm chí lập tức uống lá lẩu ngay.
Vì vậy, chẩn đoán ung thư bao gồm hỏi bệnh sử, tuổi hay bị ung thư đó, các yếu tố nguy cơ, tiền sử phơi nhiễm, khám lâm sàng tìm kiếm triệu chứng và tổn thương, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, sử dụng những tumor markers nghĩ đến cơ quan/khối u nào đó…
Bé 5 tuổi được xét nghiệm sàng lọc ung thư
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết hiện có rất nhiều phòng khám, bệnh viện đang tung ra các gói tầm soát ung thư trong đó chỉ định bừa bãi các chất đánh dấu bướu như CEA, CA 15-3, CA 125… trong khi không có tổ chức uy tín nào trên thế giới sử dụng xét nghiệm định lượng các chất này nhằm tầm soát các loại ung thư ruột già, ung thư vú…
Ví dụ như CEA thường được quảng cáo nhằm phát hiện sớm ung thư ruột già nhưng thật ra chất này cũng tăng trong nhiều bệnh lý khác như ung thư phổi, bao tử, viêm phổi, viêm ruột…đối với ung thư ruột già khi mới phát triển, CEA chỉ tăng trong một số ít bệnh nhân , do đó lạm dụng chỉ định CEA trên người khỏe mạnh sẽ gây thêm hoang mang.
Với xét nghiệm CA 125 trong ung thư buồng trứng, chưa chứng minh được hiệu quả trong phát hiện sớm ung thư buồng trứng và có thể tăng cao trong nhiều bệnh khác nhau như xơ gan, lạc nội mạc tử cung, nhân xơ tử cung.
Giảm gánh nặng của bệnh ung thư
Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh của nước ta không cao, nhưng tỷ lệ tử vong tương đối lớn, do phần lớn người bệnh đến khám ở giai đoạn cuối nên rất khó điều trị.
Trong khi đó, ung thư không phải án tử cũng không phải là dấu chấm hết, nếu được phát hiện sớm. Do vậy, để giảm gánh nặng của bệnh ung thư, cần nâng cao nhận thức về dự phòng, phát hiện sớm, tăng cường khám sàng lọc.
Khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung thư tại Bệnh viện K.
Tỷ lệ mắc không cao, nhưng tỷ lệ tử vong tương đối lớn
Đầu năm 2019, khi kiểm tra sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài, chị N.H.L. (22 tuổi, ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) phát hiện có khối u vùng trung thất. Sau đó, bệnh nhân đến khám chuyên khoa tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và được chẩn đoán, mắc u lympho ác tính. Đây là bệnh đứng thứ 11 về tỷ lệ mắc và đứng thứ 11 về tỷ lệ tử vong trong số các loại bệnh ung thư.
Sau 6 chu kỳ truyền hóa chất và thuốc điều trị đích, sức khỏe của chị L. tiến triển, khối u giảm kích thước rõ rệt, không còn tính chất ác tính. Từ tháng 10-2019, bệnh nhân dừng điều trị hóa chất, rồi 3 tháng sau mang thai con đầu lòng và mới đây đã sinh một bé trai khỏe mạnh nặng 3,5kg.
Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, mỗi năm, bệnh viện thực hiện khoảng 8.000 ca phẫu thuật, điều trị nội trú cho hơn 55.000 lượt bệnh nhân. Với các phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay, ung thư không phải là án tử, không phải là dấu chấm hết. Chỉ cần người bệnh có niềm tin, tuân thủ phác đồ điều trị và kiên cường chiến đấu với bệnh tật, thì hạnh phúc vẫn sẽ luôn mỉm cười.
Đề cập đến vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn. Ở Việt Nam có ba loại ung thư thường gặp là phổi, gan, dạ dày. Những bệnh lý này thường tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao.
Đặc biệt, người bệnh đến khám ở giai đoạn muộn, các bác sĩ không thể can thiệp, chỉ có thể điều trị giảm nhẹ. Đây chính là lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam cao.
Theo Bộ Y tế, ở Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 165.000 ca mắc mới và có 300.000 bệnh nhân đang sống chung với ung thư. Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ mắc ung thư của Việt Nam không cao, nhưng tỷ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên nhân phần lớn là từ những nhận thức không đúng, thậm chí sai lầm của người dân Việt Nam về loại bệnh này. Đó là, suy nghĩ mắc ung thư là do số phận, có tâm lý buông xuôi, không thể chịu đựng mới tìm đến bệnh viện.
Khám, sàng lọc phát hiện ung thư sớm tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc. Ảnh: Xuân Lộc
Cần thực hiện đồng bộ 4 nội dung cơ bản
Các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị, thuốc điều trị ung thư ở nước ta đã ngang bằng với nhiều nước trên thế giới. Để giám gánh nặng của bệnh ung thư, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng, cần thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả 4 nội dung cơ bản của chiến lược phòng, chống ung thư, gồm: Phòng bệnh, sàng lọc chẩn đoán sớm, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, có một bất cập là bảo hiểm y tế vẫn chưa chi trả cho hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm ung thư.
"Về lâu dài, nếu Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả được một phần cho hoạt động sàng lọc ung thư, nhất là với nhóm đối tượng có nguy cơ cao sẽ giúp người dân được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng nói.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, lợi ích của việc tầm soát ung thư sớm là rất rõ ràng. Thời gian qua, ngành Ung bướu cũng có nhiều nỗ lực giảm nhẹ gánh nặng trên phạm vi cộng đồng, như: Tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về dự phòng, phát hiện sớm, tăng cường khám sàng lọc ung thư ở quy mô rộng... Hiện, Bộ Y tế đang xây dựng Luật Khám chữa bệnh sửa đổi, trong đó dự kiến bổ sung quy định bảo hiểm y tế chi trả sàng lọc cho một số loại ung thư nhiều người mắc, như: Phổi, gan, vú, dạ dày...
Để phòng, tránh ung thư, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo, phụ nữ trên 40 tuổi cần tầm soát ung thư vú và cổ tử cung. Nam giới trên 40 tuổi nghiện thuốc lá nặng (kể cả đã bỏ) cần tầm soát ung thư phổi, trên 50 tuổi cần tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Đối với những người có nguy cơ cao (viêm gan B, C) nếu trên 40 tuổi nên kiểm tra, rà tìm ung thư gan. Người có bệnh sử viêm loét dạ dày có thể xét nghiệm tìm vi khuẩn HP để có hướng xử lý thích hợp...
"Mỗi loại ung thư đều có triệu chứng riêng, nhưng giữa chúng vẫn có những dấu hiệu báo động chung, như: Rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, vết sùi loét không lành, ra máu bất thường, ăn không tiêu, khó nuốt, suy nhược, sụt cân... Do đó, người bệnh cần phải đi khám sớm và kỹ", Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo.
Những điều con cái cần biết khi có bố mẹ mắc ung thư Bệnh ung thư ở người cao tuổi thường có tiến triển chậm, độ ác tính tế bào thấp hơn so với người trẻ tuổi, nhưng lại khó khăn khi can thiệp điều trị. Nguyên nhân khiến người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn Lý do người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn là do có thời gian tiếp xúc...