Bé 4 tuổi sốc phản vệ nguy kịch do thuốc gây mê
Khoa Nhi – BV Bạch Mai vừa cứu sống một ca bệnh hy hữu. Đó là bé trai Phạm Lương Chấn H. (4 tuổi, ở thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh), bị viêm amidan quá phát lớn nên được BV Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh chỉ định cắt amidan. Khoảng 10h30 sáng 24-9, khi các bác sĩ tiêm thuốc gây mê để cắt amidan thì bệnh nhi bị sốc phản vệ co thắt thanh quản, dẫn đến ngừng tim, ngừng thở.
Được cấp cứu kịp thời, khoảng 14h cùng ngày tình trạng của cháu đã đỡ hơn. Thế nhưng đến rạng sáng hôm sau bệnh nhi lại tiếp tục hôn mê, có hiện tượng răng nhai nghiến môi, mắt lác sang một bên nên được chuyển ra BV Bạch Mai ngay trong đêm. Tại đây, bệnh nhi đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, tím đen, thiếu ô xy não trầm trọng. Các bác sĩ vừa tiến hành cấp cứu vừa cho bé H dùng thuốc bảo vệ não. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã tiến triển tốt hơn, được bỏ máy thở. Dự kiến, bé có thể được xuất viện trong tuần sau.
Duy Tiến
Theo ANTD
Suýt "chết đuối trên cạn"
Ngày 11-9, các bác sĩ của khoa Nhi - BV Bạch Mai cho biết đã cứu sống bệnh nhi Nguyễn Đăng Đ (13 tuổi, ở xã Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh), bị tổn thương phổi cấp do đuối nước.
Phổi của bệnh nhi lúc nhập viện gần như mờ hoàn toàn
Trước đó vào chiều 4-9, cháu bé này đi học về, cùng bạn xuống kênh nước gần nhà tắm, bị đuối nước nhưng rất may được một người lớn cứu kịp thời. Bệnh nhi đạp xe về đến nhà bình thường, tuy nhiên sau đó khoảng 2 tiếng đồng hồ cảm thấy mệt, nằm lên giường nghỉ rồi cứ thế lịm đi rất nhanh, khó thở, kèm ho. Gia đình đưa vào BV Đa khoa Kinh Bắc cấp cứu, kết quả chụp Xquang cho thấy 2 phổi của bệnh nhi trắng xóa, gần như mờ hoàn toàn, không thấy hình tim như bình thường nên vội chuyển đến BV Bạch Mai. Trong thời gian di chuyển, tình trạng tổn thương phổi cấp của bệnh nhi tiến triển quá nhanh, không khí hít vào không thể tới được các phế nang phổi dẫn đến thiếu ôxy trầm trọng, gây phù phổi cấp, toàn thân tím đen.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai cho biết, bình thường lượng ôxy trong máu là 100 ml thủy ngân, hạn thấp nhất cho phép là 70, nếu xuống đến 35 thì rất khó cứu được, vậy mà ở trường hợp bệnh nhi Nguyễn Đăng Đ, nồng độ ôxy đã tụt xuống chỉ còn 25ml. Trong y học, những trường hợp này được gọi là "chết đuối trên cạn", nếu đặt máy thở chậm khoảng 10 phút nữa thì chắc chắn đã tử vong. Do vậy, các bác sĩ rất nhanh đặt máy thở, điều chỉnh mức ôxy vào tối đa kết hợp với kỹ thuật pip để giữ phổi luôn căng. Sau 3 ngày điều trị tích cực, hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, có thể xuất viện trong 2-3 ngày tới.
Các bác sĩ cảnh báo, những trẻ bị đuối nước tự nhiên (sông, hồ, ao, kênh rạch...), sau khi được vớt và sơ cứu khỏi vẫn nên đến BV để chiếu chụp phổi. Lý do vì trong nguồn nước tự nhiên có nhiều virus, vi khuẩn độc hại, có thể gây tổn thương phổi sau đó, tỷ lệ này vào khoảng 20-30% (nhưng chủ yếu là tổn thương nhẹ, viêm phổi).
Theo ANTD
Hải Phòng: Bé gái 5 tuổi tử vong sau khi tiêm kháng sinh Sau khi tiêm mũi kháng sinh thứ 3 trong ngày, cháu Phạm K.N. (5 tuổi, trú tại Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng) đã tử vong. Trước sự ra đi đột ngột của cháu N, những người thân trong gia đình cháu vô cùng bức xúc, yêu cầu lãnh đạo bệnh viện làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu N....