Bé 30 tuần tuổi bị nhiễm trùng, hoại tử được cứu bằng phương pháp mới
Chào đời ở tuần 30 của thai kỳ, bé gái được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, hoại tử cẳng tay trái. Bằng phương pháp đặt máy áp lực âm, tưới rửa liên tục các bác sĩ đã cứu sống và giữ lại cánh tay cho bệnh nhi.
Đó là trường hợp bé gái sơ sinh con bà N.T.B. (42 tuổi, quê An Giang) chào đời bằng phương pháp sinh thường ngày 4/7/2018 cân nặng 1,6kg. Cháu được bệnh viện địa phương chuyển đến Nhi đồng 1 ngày 10/7 với chẩn đoán bị màng trong độ III, nhiễm trùng huyết, hoại tử cẳng bàn tay phải lan rộng.
Dù được điều trị tích cực bằng phương pháp cũ nhưng tay phải của bệnh nhi vẫn hoại tử nặng
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, qua thăm khám bác sĩ ghi nhận cánh tay phải của bệnh nhi phù, cẳng tay tím, hoại tử lan rộng từ bàn tay lên gần khủy tai phải. Các kết quả xét nghiệm, kiểm tra bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử…
Bé được chăm sóc tích cực bằng kháng sinh và cắt lọc nhưng 1 tháng sau bệnh không cải thiện, nhiễm trùng hoại tử ngày càng nặng, các ngón tay hoại tử không thể điều trị bảo tồn phải tháo bỏ. Trước nguy cơ đoạn chi, nguy hiểm đến tính mạng của bé bệnh viện đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa, tìm giải pháp cứu chữa. Các các sĩ đã quyết định đặt hệ thống chăm sóc vết thương dưới áp lực âm, tưới rửa liên tục bằng nước muối sinh lý.
BS Lê Hữu Phước, khoa Bỏng – Tạo hỉnh cho hay: “Đây là phương pháp lần đầu tiên được áp dụng trên bệnh nhi sơ sinh tại Việt Nam. Bệnh của bé diễn tiến ngày càng nặng, nguy cơ tử vong cao nếu may mắn bình phục, thời gian điều trị nhiễm trùng, hoại tử cũng phải kéo dài nhiều tháng”.
Video đang HOT
Phương pháp điều trị bằng áp lực âm đã giúp bệnh nhi thoát khỏi nhiễm trùng
Tuy nhiên, sau 1 tuần điều trị với hệ thống chăm sóc vết thương dưới áp lực âm, tưới rửa liên tục bằng nước muối sinh lý các bác sĩ ghi nhận những tín hiệu đáng mừng. BS Phước cho hay: “Bệnh nhi giữ ẩm, làm sạch với hút rửa liên tục, khép được vết thương, tăng tưới máu, giảm phù nề; loại bỏ dịch tiết, mủ, dịch, vi khuẩn; thúc đẩy trao đổi chất, tăng sinh tạo mô hạt”. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhi đã ngưng máy áp lực âm. Hiện bệnh nhi đã bình phục tốt, cân nặng đạt 2,3kg, bệnh lý viêm màng não mủ cũng từng bước được đẩy lùi.
BS Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: “Sự phục hồi kỳ diệu của bé bằng phương pháp điều trị mới giúp chúng tôi ghép da thành công không chỉ giữ được cánh tay mà còn giữ lại sinh mạng bệnh nhi. Sắp tới, chúng tôi sẽ báo cáo về ca bệnh này để chia sẻ tính hiệu quả của phương pháp trên với tất cả các đồng nghiệp trong và ngoài nước với hi vọng tạo ra bước đột phá trong chăm sóc, điều trị cho những trường hợp nhiễm trùng, hoại tử nặng, cứu sống bệnh nhi”.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bé sơ sinh ọc máu, hôn mê vì rối loạn chuyển hóa
Cất tiếng khóc chào đời được 5 ngày tuổi, bệnh nhi đột nhiên bỏ bú, ọc máu, hôn mê. Bác sĩ xác định đây là trường hợp bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nặng.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (ngày 9/7) cho hay, tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhi từ bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa... nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng mê man, do rối loạn chuyển hóa
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó 5 ngày bé chào đời bằng phương pháp sinh thường sau khi đã đủ tuổi thai kỳ với cân nặng 3,2kg. Sau sinh, bé hoàn toàn khỏe mạnh, được cho bú sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên, sau 5 ngày tuổi, bé đột nhiên bỏ bú, quấy khóc, ọc máu, suy hô hấp, mê man.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, bệnh nhi trong tình trang li bì, suy hô hấp, thở yếu, sốc, tụt huyết áp. Cháu được bác sĩ cấp cứu tích cực, đặt nội khí quản thở máy. Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nặng, ứ độc chất NH3 gấp hơn 10 lần bình thường.
Ngay lập tức bệnh nhi được chuyển đến khoa Hồi sức, tiến hành lọc máu liên tục. Sau 2 ngày lọc máu, điều trị tích cực bác sĩ dần loại bỏ được độc tố trong máu bệnh nhi, giúp cháu bình phục. Đến nay, sau 2 tuần điều trị, bé đã tự thở, tỉnh táo hoàn toàn, bú sữa mạnh, tăng cân.
Sau 2 tuần được chăm sóc, điều trị tích cực bé đã bình phục
TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Trưởng khối Sơ sinh - Hồi sức Sơ sinh cho hay: Trẻ sơ sinh nguy cơ đối mặt với bất thường chuyển hóa amino acid có trong sữa dẫn đến tích tụ các chất chuyển hóa độc thần kinh khiến trẻ hôn mê, tổn thương não không hồi phục.
Trước đây, các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thường khiến bệnh nhi tử vong. Hiện nay, với chế độ ăn kiêng bằng loại sữa đặc biệt kết hợp những phương pháp điều trị truyền dịch, cung cấp năng lượng cao, cấp cứu giúp thải trừ nhanh các chất độc thần kinh đã mang lại kết quả khả quan trong điều trị.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, trẻ sơ sinh đủ tháng nếu có biểu hiện thần kinh như lừ đừ, li bì, mê, co giật kèm vàng da... người làm công tác chuyên môn cần nghĩ đến bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh để điều trị, can thiệp sớm, tránh nguy hiểm cho bệnh nhi.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Người đàn ông gặp họa sau 7 năm bơm silicone vào dương vật Bộ phận sinh dục của người đàn ông 30 tuổi ở Cà Mau bị viêm loét, sưng to, đau nhức. Ảnh minh họa Ngày 19/9, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã phẫu thuật nạo vét silicone, xử lý viêm loét và tạo hình bộ phận sinh dục cho bệnh nhân. Bảy năm trước anh tự bơm silicone vào...