Bé 3 tuổi tử vong vì ngã xô nước cao 50cm
Trong lúc lấy nước để chơi súng nước trong chiếc xô cao 50cm, bé trai 3 tuổi không may ngã chúi đầu vào xô.
Khi gia đình phát hiện bé tím tái, bất động.
Ngày 8-5, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bé N.T.H (3 tuổi, ngụ Long An) bị ngạt nước.
Theo đó, khai thác bệnh sử, gia đình cho biết trong lúc lấy nước để chơi súng nước trong chiếc xô cao 50cm không may bị ngã chúi đầu vào xô. Dù xô chỉ đựng một ít nước nhưng đến khi gia đình phát hiện bé đã tím tái, bất động. Ngay lập tức, bé được kéo ra, lau khô, xốc nước, hơ lửa cho ấm. Khoảng 15 phút sau, bé được chuyển đến bệnh viện địa phương trong tình trạng tím tái, mạch và huyết áp bằng 0. Tại đây, bé được các bác sĩ tiến hành hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản và chuyển ngay đến TP HCM cấp cứu.
Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 bác sĩ ghi nhận bé vẫn mê sâu, thang đo hôn mê Glasgow 3 điểm (bình thường 15 điểm), được bóp bóng, thở máy, đồng tử giãn 4mm, mất phản xạ ánh sáng. Bé được truyền dịch, chống sốc, dùng thuốc vận mạch, trợ tim. Các bác sĩ đã điều trị tích cực suốt 3 ngày nhưng bé không qua khỏi.
Bác sĩ Phương cảnh báo tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ có thể xảy ra tại hồ bơi, ao hồ và ngay cả trong nhà với các vật dụng như xô, chậu. Khi trẻ đuối nước ngưng tim, phổi cần được hồi sức tim phổi ngay tại hiện trường. Nếu tình trạng thiếu oxy não kéo dài quá 4 phút, trẻ sẽ bị di chứng não nặng nề. Nếu kéo dài quá 10 phút, trẻ có thể nguy kịch đến tính mạng. Đặc biệt, khi trẻ đuối nước phụ huynh tuyệt đối không làm những động tác sơ cứu thừa như xốc nước, hơ lửa hoặc bắt cha mẹ không được ở cạnh khi con đuối nước, ngạt nước. Những hành động này khiến trẻ mất cơ hội được cứu sống kịp thời, đối mặt với nguy cơ di chứng não và tử vong do thiếu oxy.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, tại các bệnh viện nhi trên địa bàn TP HCM liên tục tiếp nhận cấp cứu trẻ bị ngạt, đuối nước. Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cũng tiếp nhận một bé gái 2 tuổi nguy kịch vì ngã chúi đầu vào xô đầy nước chìm khoảng 5 phút. Bé bất tỉnh, tím tái và được cứu sống sau đó.
Video đang HOT
Tránh sai lầm khi trẻ ngạt nước
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết khi trẻ ngạt nước cha mẹ cần tránh thực hiện hoạt động sai lầm sau:
Không bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước. Động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra, việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt, ấn tim và tăng nguy cơ hít sặc.
Nếu các nạn nhân ngưng thở, ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế sẽ làm cho não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não dẫn tới tử vong và di chứng não nặng nề. Vì vậy, tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ, tiếp tục hồi sức tim phổi. Đặc biệt, không cho trẻ lăn lu.
Để sơ cứu trẻ đuối nước đúng, bác sĩ Tiến hướng dẫn như sau:
Khi phát hiện người đuối nước nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên (nắm tóc hoặc cổ áo nạn nhân kéo lên bờ, tránh để nạn nhân ôm ghì chặt, dẫn đến cả 2 đều chìm xuống nước); đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
Sơ đồ tóm tắt hồi sức tim phổi (CPR) trẻ ngưng thở, ngưng tim
Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức.
Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không, môi có hồng không, có phản ứng khi lay gọi kích thích đau không. Nếu không thì vẫn phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Trong trường hợp vì một lý do gì đó không thể thổi ngạt thì động tác ấn tim 100-120 lần/phút cũng có thể có hiệu quả trong việc hồi sinh hô hấp tuần hoàn cho trẻ.
Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói. Bên cạnh đó, cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân bằng chăn hay một tấm khăn khô. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước
Bé trai 5 tháng tuổi tím tái phải cấp cứu do cha mẹ kiêng mùng 1 Tết không vào viện khám
Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, Khoa Cấp cứu Bệnh viện thành phố (TP) Thủ Đức (TP HCM) tiếp nhận trường hợp 1 bé trai 5 tháng tuổi trong tình trạng tím tái.
Mẹ của bé cho biết, trước ngày nhập viện, bé ói khoảng 10 lần/ngày nhưng vẫn chơi đùa bình thường, hôm đó lại là mùng 1 Tết Nguyên đán nên gia đình kiêng không đưa bé vào viện khám. Sau đó, bé giảm ói nhưng lại tiêu chảy nhiều nước tràn tã.
Mùng 2 Tết thấy bé hơi lừ đừ, đi tìm các phòng khám tư nhưng không có phòng khám mở cửa, gia đình quyết định đợi ngoài Tết mới cho bé tới viện.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày, thấy bé lừ đừ nhiều, tím tái toàn thân nên đã nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu tại Bệnh viện TP Thủ Đức.
Các bác sĩ nhanh chóng xác định cháu bị sốc giảm thể tích do tiêu chảy, ói, xử trí bù dịch cấp cứu, sau đó bé ổn nên được chuyển lên Khoa Nhi để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Tại Khoa Nhi, bé vẫn còn tiêu chảy nhiều tràn tã, nên phải tiếp tục bù dịch đường tĩnh mạch kết hợp với bù dịch đường uống. Qua tìm hiểu được biết, do mẹ bé lo lắng khi uống nước/sữa bé sẽ ói và tiêu chảy nhiều hơn, nên tại nhà đã hạn chế cho uống.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc bé nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc do mất nước.
Song song với điều trị cho bé, các bác sĩ của khoa cũng hỗ trợ tư vấn về tâm lý và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé tiêu chảy. Sau nhập viện 1 ngày, bé khỏe và được xuất viện.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh khi con bị ói nhiều lần trong ngày, nên cho ăn uống chậm lại bằng thìa nhưng vẫn phải cho trẻ ăn uống để tránh tình trạng nặng do mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải.
Nếu trẻ vẫn còn ói nhiều sau khi đã cho ăn chậm lại, nên cho đi khám bác sĩ ngay chứ không nên chần chừ.
Bệnh viện vẫn luôn trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần và các dịp lễ tết. Thêm vào đó, không nên có tâm lý ngại bệnh viện vào dịp tết khi con ốm.
TP.HCM: Bé 6 tháng tuổi xuất huyết não nghi bị bạo hành Bé 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, xuất huyết não sau một tuần được gia đình gửi cho một bảo mẫu ở cùng chung cư. Ngày 13/1, thông tin với VTC News, chị P.T.N.A. (SN 1991, ngụ tại chung cư L.T., quận Bình Tân, TPHCM) cho biết vừa trình báo công an về nghi vấn...