Bé 3 tuổi suýt chết vì uống nước rửa vàng
Mở chai nước uống, bé Linh không biết bố mẹ đã dùng chai này chứa hóa chất rửa vàng. Tai nạn khiến bé nhập viện trong tình trạng ngưng thở.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận vài chục trường hợp trẻ uống nhầm hóa chất. Ảnh: Cao Lâm.
Tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, nạn nhân hôn mê sâu, co gồng, tím tái toàn thân, mạch nhanh và yếu.
Người nhà cho biết, tại nạn xảy ra khoảng 45 phút trước khi nhập viện, bé uống nhầm khoảng 20ml nước rửa vàng được cha mẹ đựng trong chai nước ngọt.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã lập tức rửa dạ dày, bơm than hoạt, truyền dịch, thở máy, chống co giật và chuyển TP HCM để được điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhi vẫn nguy kịch, mãi đến khi bé được cho dùng thuốc đối kháng đặc hiệu, tình trạng sức khỏe của bé mới cải thiện. Hiện bệnh nhân đã tự thở lại, tỉnh táo và đã được xuất viện cuối tuần qua.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, dung dịch dùng rửa vàng là một hợp chất gồm: axít sunfuric, đồng sunfat, cyanua kali, trong đó cyanua kali là một hóa chất cực độc gây ngạt. Trường hợp ngộ độc nặng nếu không được điều trị bằng chất đối kháng đặc hiệu ngay thường sẽ tử vong.
Ngộ độc hóa chất do ăn hay uống nhầm là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc ở trẻ, đặc biệt ở những trẻ dưới 6 tuổi là lứa tuổi hay tò mò, thích khám phá.
Ở lứa tuổi này trẻ có xu hướng cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng, ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho dù mùi vị ra sao, nhất là những thứ có vẻ hấp dẫn, nhiều màu sắc. Do vậy các bậc phụ huynh cần chú ý đề phòng khi trong gia đình có trẻ em để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
“Đối với các hóa chất dùng trong gia đình nên để xa tầm với của trẻ, tốt nhất là cất trong tủ có khóa, khi sử dụng phải thật thận trọng giữ trẻ tránh xa vùng có hóa chất và đem cất ngay sau khi sử dụng xong”, bác sĩ Mai Ph ương, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ nói.
Theo VNE
Uống rượu ít giúp giảm nguy cơ yếu xương
Các nhà nghiên cứu Mỹ nói rằng phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh uống khoảng hai ly rượu mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị yếu xương, theo hãng tin UPI.
Nhóm chuyên gia tại Trường Y Đại học Boston cho biết cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 40 phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh với độ tuổi bình quân 56.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét những tác nhân liên quan đến chứng loãng xương ở những phụ nữ uống rượu. Họ được kiểm tra sau khi uống khoảng hai ly rượu mỗi ngày trong một thời gian, sau khi họ ngừng uống một thời gian và rồi bắt đầu uống lại.
Uống rượu hạn chế loãng xương - Ảnh: AFP
Tình trạng yếu xương ở phụ nữ mãn kinh là hậu quả của sự mất cân bằng giữa sự hủy xương bình thường và tạo xương mới, một quá trình diễn ra ở cả đàn ông lẫn phụ nữ được gọi là quá trình luân chuyển xương.
Sau khi mãn kinh, việc hủy xương cũ ở phụ nữ vẫn tiếp diễn nhưng việc hình thành xương mới lại không sánh kịp, dẫn đến một sự suy giảm mật độ xương, các nhà nghiên cứu nói. Tại sao tình trạng này xảy ra cho đến nay vẫn là điều bí ẩn đối với các chuyên gia y khoa.
Cuộc nghiên cứu cho thấy việc kiêng rượu dẫn đến sự gia tăng các biểu thị tố luân chuyển xương (báo hiệu nguy cơ mắc chứng loãng xương tăng cao), trong khi việc uống rượu trở lại làm giảm những biểu thị tố này.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Menopause.
Theo VNE
Uống rượu bia bao nhiêu là vừa? Nhiều công trình nghiên cứu y học đã khẳng định nếu uống rượu bia mức độ vừa phải, không lạm dụng, sẽ có lợi nhờ các thành phần sẵn có trong rượu bia giúp tiêu hóa tốt, phòng ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu uống quá mức trung bình sẽ có hại cho sức khỏe. Vì vậy, cần hiểu rõ số...