Bé 3 tuổi suýt chết vì chẩn đoán nhầm viêm họng
Mảnh xương chỉ dài 2cm nhưng gây tụ dịch mủ trong họng, đâm vào ống động mạch đốt sống cổ của bệnh nhi.
Nhiều lần đi khám trước đó, bé được chẩn đoán viêm họng.
Sáng 11/1, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết đã cứu sống bé trai bị áp xe thành sau họng, thực quản, nhiễm trùng huyết do hóc xương cá.
Theo đó, bé H.M.H. (3 tuổi, ở Đồng Tháp) được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng sốt cao, sưng đau cổ, quấy khóc, chảy nước bọt nhiều, thành sau cổ phù nề. Trẻ không ăn uống được.
Kết quả siêu âm phát hiện vùng cổ bé có tụ mủ, dịch mủ lan ra thành sau họng. Đáng ngại hơn, một dị vật đâm vào trong ống động mạch đốt sống cổ của bệnh nhi. Ngay lập tức ê-kíp trực bật báo động đỏ toàn viện.
Mảnh xương 2cm khiến bé trai đối mặt với nguy cơ tử vong.
Chị T.L (30 tuổi, mẹ bé H.) cho biết, trước đó bé H. ăn cơm với cá kho. Khi bé than đau cổ và ho sặc sụa, chị đã đưa con đến bệnh viện ở địa phương. “Bác sĩ nói mảnh xương đã xuống dạ dày, bé chỉ bị đau họng do tổn thương nên cho về. 2 ngày sau, con vẫn đau nên vào bệnh viện tiếp. Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm họng.
Bé không ăn uống được gì, đến khi con mệt lả, khó thở, sưng họng, bệnh viện mới chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1″, chị L. nói.
Theo bác sĩ CK2 Nguyễn Tuấn Như, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, ổ áp xe quá lớn, có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Mảnh xương có thể đâm thủng động mạch gây chảy máu khó cầm, nguy cơ tử vong rất cao.
Bước vào ca phẫu thuật, bác sĩ nội soi phát hiện ổ áp xe bám ở vách quá mỏng, gần động mạch, nếu không khéo léo, máu sẽ chảy xối xả không kịp trở tay. Sau đó, bé được mở nội khí quản. May mắn, ê-kíp đã khéo léo lấy ra mảnh xương cá dài 2cm.
Hiện tại, bệnh nhi đang được theo dõi phòng ngừa nhiễm khuẩn, tụ mủ, nuôi ăn bằng ống trong thời gian chờ vết thương lành.
Bác sĩ CK1 Dương Minh Toàn, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ thêm, 1 tháng trước, bệnh viện cũng tiếp nhận một bé hóc xương tương tự. “Chẩn đoán hình ảnh xác định vị trí rồi nhưng khi mở ra thì xương “chạy” đi chỗ khác, bắt buộc bệnh nhi phải mổ đến lần 3 mới tìm thấy xương”.
Bác sĩ khuyến cáo, khi gặp tình huống này, gia đình không tìm cách móc dị vật ra ngoài, vô tình đẩy sâu mảnh xương vào trong. Bố mẹ cũng không nên vuốt cổ, cho trẻ nuốt cơm nguội … sẽ làm mất thời gian, gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
Cách chữa viêm họng từ A-Z an toàn hiệu quả
Viêm họng là bệnh lý rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi, khi mắc bệnh cổ họng sẽ xuất hiện cảm giác đau rát, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Vì vậy, chữa viêm họng sao cho an toàn, hiệu quả là vấn đề đáng lưu tâm.
Bài viết có tham khảo và sử dụng lại một số thông tin tư vấn của DS Nguyễn Thu Giang - Dược sĩ Lâm sàng - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã đăng tải trước đây trên Báo Sức khỏe & Đời sống.
Ở mọi lứa tuổi, mọi người thường dễ mắc các trường hợp viêm họng như: Viêm họng cấp, viêm họng hạt, viêm họng mãn tính... Tuy nhiên, người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ thường là các đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng hơn cả.
Khi gặp các triệu chứng bị viêm họng, tình trạng niêm mạc hầu họng bị sưng viêm do virus, vi khuẩn hoặc do kích ứng, dị ứng do phấn hoa, khói thuốc, môi trường ô nhiễm. Bệnh lý này điển hình bởi tình trạng cổ họng đau, sưng nóng, khó nuốt kèm theo sốt, khàn tiếng, mệt mỏi và ho có đờm.
Hầu như viêm họng không quá nguy hiểm đối với mọi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị viêm họng nặng, viêm họng hạt hay viêm họng mãn tính nếu không được chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, rất dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.
1. Chữa viêm họng bằng thuốc Tây y
Video đang HOT
Khi bị viêm họng người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị kê đơn hoặc không kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm... để chấm dứt tình trạng đau nhức do bệnh viêm họng gây ra.
1.1. Chữa viêm họng bằng thuốc kháng sinh
Thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn, tụ cầu và phế cầu khuẩn gây ra. Khi sử dụng thuốc, giúp tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, tránh trường hợp bệnh gây biến chứng về sau. Thuốc kháng sinh chữa viêm họng thường được sử dụng dưới dạng thuốc dung dịch hỗn hợp dạng tiêm hoặc viên. Các loại kháng sinh bao gồm:
Nhóm thuốc Beta-lactamin:
Nhóm thuốc bao gồm Amoxicillin, Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone. Nhóm thuốc Macrolid: Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid chữa viêm họng chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 - cấu trúc mạch 14 nguyên tử Cacbon: Erythromycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Clarithromycin, Dirithromycin. Nhóm 2 - cấu trúc 15 nguyên tử cacbon: Azithromycin. Nhóm 3 - cấu trúc 16 nguyên tử carbon: Spiramycin, Josamycin.
1.2. Chữa viêm họng bằng thuốc hạ sốt, giảm đau
Được dùng để giảm đau và hạ sốt do bệnh viêm họng gây ra, đồng thời thuốc còn giúp cải thiện triệu chứng khó nuốt, đau, rát họng. Hai loại thuốc chính đó là Aspirin và Paracetamol.
Điều trị viêm họng bằng thuốc.
1.3. Nhóm thuốc kháng viêm NSAID
Thuốc được sử dụng để làm giảm triệu chứng nóng, đỏ và sưng tấy ở vòm họng. Ngoài ra, nhóm thuốc kháng viêm NSAID còn được dùng để giảm đau và giảm viêm khi bị viêm họng. Hai loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm NSAID được sử dụng phổ biến là Diclofenac và Ibuprofen.
1.4. Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid
Được sử dụng trong trường hợp viêm họng chuyển sang mức độ nặng. Các loại thuốc Dexamthason, Prednisolone và Betamethasone... là những loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm Corticosteroid.
2. Chữa viêm họng bằng thuốc Đông y
Trong Đông y, viêm họng được chia thành nhiều thể: Thể phong nhiệt, thể phong hàn, thể phế vị nhiệt thịnh. Nguyên nhân hình thành bệnh thường liên quan đến chứng hỏa viêm, khí hư, đàm uất và khí huyết ngưng trệ. Các chứng này càng kéo dài, càng tích tụ độc tố gây tổn thương phế âm, thận âm và tỳ vị.
Thảo dược trị viêm họng được cho là lựa chọn an toàn, không tác dụng phụ.
Tùy vào mức độ và thể bệnh mà các triệu chứng biểu hiện như sưng đau rát họng, ho, đờm, sung huyết, nổi hạt, hạch có thể biểu hiện khác nhau. Với những nguyên nhân khác nhau, người bệnh sẽ được sử dụng các bài thuốc chữa viêm họng khác nhau.
Nhờ sử dụng 100% thảo dược tự nhiên nên thuốc khá an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của thuốc Đông y thường chậm và còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Do đó để đạt hiệu quả trị bệnh, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài.
3. Chữa viêm họng tại nhà
Cách chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian có thể giảm nhẹ cơn đau cùng với một số triệu chứng đi kèm. Bên cạnh sử dụng các loại thuốc, áp dụng chữa các bệnh viêm họng bằng mẹo dân gian giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển dai dẳng, mãn tính.
Súc miệng với nước muối:
Đây là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau ở cổ họng, phòng ngừa viêm họng tái phát. Nước muối ấm có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Biện pháp này còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng.
Súc miệng bằng nước muối ấm còn có hiệu quả giảm đau trong trường hợp viêm amindan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản.
Gừng tươi:
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho và chỉ thống (giảm đau). Hiệu quả chữa viêm họng của gừng cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV - chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Bên cạnh đó, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Rễ cam thảo:
Theo nghiên cứu, axit Glycyrrhizic trong rễ cam thảo có tác dụng kích thích sản sinh dịch tiết ở phế quản. Từ đó làm giảm độ đặc quánh và giúp loại bỏ đờm một cách dễ dàng thông qua phản xạ ho.
Axit Glycyrrhizic cũng đã được chứng minh có khả năng ức chế virus, nấm và một số loại vi khuẩn gây viêm nhiễm thường gặp. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, có thể dùng rễ cam thảo để giảm nhẹ một số triệu chứng hô hấp thường gặp.
Trà bạc hà:
Đây là cách giảm đau họng khá hiệu quả và dễ thực hiện. Tinh dầu Menthol trong bạc hà có tác dụng làm mát niêm mạc họng, từ đó làm dịu cảm giác đau rát và ngứa ngáy.
Bạc hà giúp giảm tình trạng khó chịu, mang lại thoải mái và thư giãn khi sử dụng.
Ngoài ra, bạc hà còn chứa axit Rosmarinic có khả năng chống dị ứng và ngăn chặn hiện tượng phế quản co thắt quá mức. Tinh dầu thơm đặc trưng của bạc hà còn giúp giảm tình trạng khó chịu, mang lại thoải mái và thư giãn khi sử dụng.
Củ cải trắng:
Theo y học cổ truyền, củ cải có tác dụng tiêu thũng, thúc đẩy quá trình lưu thông khí ở phổi và hóa đờm. Do đó, củ cải trắng được sử dụng để giảm đau họng, ngứa ngáy, ho khan và ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản kéo dài.
Tắc (quả quất) chưng đường phèn:
Đây là mẹo trị đau họng công hiệu được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tắc có vị chua, tính ấm, tác dụng giải cảm, nhuận phế và tiêu đờm, được sử dụng để giảm ho có đờm và khàn tiếng. Ngoài ra, vitamin C trong quả tắc còn giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ hoạt động tiêu diệt virus, vi khuẩn của hệ miễn dịch.
Không chỉ có tác dụng tăng hương vị món ăn, đường phèn có có công dụng thanh nhiệt và nhuận phế. Kết hợp tắc và đường phèn có thể giảm cảm giác ngứa, đau rát cổ họng và ho do các bệnh đường hô hấp gây ra.
Lê hấp táo tàu (táo đỏ):
Lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế. Trong khi đó, táo đỏ có tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch. Cách giảm đau họng bằng lê hấp táo tàu không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Mật ong:
Với đặc tính tiêu viêm, long đờm và giảm ho, mật ong có khả năng giảm nhanh tình trạng ho khan, ho có đờm, ngứa và đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, chất Defensin - 1 có trong mật ong còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng da và niêm mạc đường hô hấp. Chính vì vậy, áp dụng các mẹo chữa viêm họng từ mật ong có thể giảm các triệu chứng do viêm họng gây ra như: Cổ họng sưng nóng, đau rát, ngứa, ho khan, ho có đờm...
Lá húng quế:
Lá húng quế vị cay, mùi thơm dịu, có công dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, lương huyết, kích thích sự hấp thu. Quả vị cay ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, trừ màng mộng, sáng mắt. Toàn thân húng quế được sử dụng để chữa ho, viêm họng, nghẹt mũi, nhức đầu, đầy bụng, khó tiêu, long đờm, lợi sữa...
Húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.
Quả la hán:
Có thể sử dụng vị thuốc này để điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: Bệnh viêm họng, ho phế nhiệt; ho gà; đàm hỏa nội kết; chữa đàm hỏa ho; huyết táo; viêm phế quản cấp hay mạn; viêm Amidan.
Trong quả la hán có các hoạt chất như vitamin C, mangan, kẽm, sắt, niken, đường glucose,... có công dụng kháng khuẩn, giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển ở vòm hầu họng. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan và các bệnh hô hấp khác.
Hoa hồng bạch kết hợp với đường phèn:
Trong hoa hồng có các hoạt chất như: Vitamin B, vitamin K, vitamin C, các tinh dầu, canxi, đường, kali... Nhờ có những thành phần này, mà hoa hồng bạch có khả năng điều trị một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, bỏng da, viêm họng, dưỡng da....
Khi dùng hoa hồng bạch kết hợp với đường phèn có thể ăn cả phần cánh hoa để tăng thêm hiệu quả cho bài thuốc. Mỗi ngày có thể dùng 1 - 2 lần bài thuốc này. Sau vài ngày áp dụng, tình trạng bệnh viêm họng sẽ có những sự biến chuyển rõ rệt.
4. Chữa viêm họng bằng thuốc ngậm
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và diệt khuẩn tại chỗ. Thuốc thường chứa thành phần kháng sinh, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.
Một số thuốc chữa viêm họng dạng ngậm được sử dụng phổ biến như:
Viên ngậm Eugica Candy; Viên ngậm trị đau họng và ho Bảo Thanh; Thuốc ngậm viêm họng Dorithricin; Thuốc ngậm trị viêm họng Prospan.
5. Chữa viêm họng bằng dung dịch súc họng - miệng
Tương tự như thuốc ngậm, các loại dung dịch này có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ. Ngoài ra chúng còn mang lại hiệu quả làm sạch niêm mạc họng, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn, loại bỏ giả mạc ở họng, làm giảm ho.
Một số loại thuốc súc họng được dùng là: Dung dịch Betadine (chứa povidone-iodine); nước muối sinh lý; nước súc miệng Listerine; dung dịch Giva...
6. Chữa viêm họng tại các cơ sở y tế
Trong trường hợp bị viêm họng nặng hay có biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đến thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên sâu và uy tín về Tai Mũi Họng để được các bác sĩ, chuyên gia ra y tế đưa ra những phác đồ chữa viêm họng hiệu quả nhất.
Người bị viêm họng có thể khám, chữa viêm họng tại bệnh viện uy tín như: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Hà Đông...
5 bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh Cảm lạnh, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm họng, thanh quản... là một số bệnh trẻ em dễ mắc khi chuyển mùa lạnh. Dưới đây là 5 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh: Cảm lạnh thông thường Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu...