Bé 3 tuổi nôn ra giun, bác sĩ tròn mắt gắp thêm gần 0,5kg giun trong bụng
Bé trai ở Thái Nguyên thường xuyên đau bụng quặn từng cơn, siêu âm bác sĩ phát hiện nhiều búi giun chèn kín lòng ruột non, đại tràng gây tắc.
Các bác sĩ khoa Ngoại nhi, BV TƯ Thái Nguyên vừa điều trị cho bé trai Dương Chí V., 3 tuổi, trú tại huỵen Võ Nhai, Thái Nguyên bị tắc ruột do giun.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, bụng chướng, đau bụng quặn cơn, siêu âm có nhiều búi giun trong lòng ruột nên được chỉ định dùng thuốc tẩy giun.
Sau uống thuốc, bé V. nôn ra giun, bụng chướng tăng dần và tiếp tục đau. Khi chụp X-quang ổ bụng, bác sĩ kết luận trẻ bị tắc ruột do giun, chỉ định phẫu thuật gắp giun.
Khi mở ra, giun chiếm hầu hết lòng ruột non, đại tràng, cách góc hồi manh tràng 10cm, đặc biệt có nhiều búi lớn gây tắc lòng ruột. Số giun gắp ra có khối lượng hơn 400g.
Sau mổ, bệnh nhi được nuôi dưỡng tĩnh mạch, sử dụng kháng sinh, chăm sóc tích cực, hiện tình trạng sức khoẻ đã ổn định.
Bác sĩ mổ gắp giun cho bệnh nhi
Trường hợp của bé V. tuy hi hữu nhưng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng thiếu kiến thức trong chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho trẻ em, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi…
Các bằng chứng cho thấy, trứng giun có thể tồn tại trong nhiều tháng. Khi nhiễm giun sẽ gây nhiều tác hại như thiếu máu, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, gây bệnh gan mật, phổi, tắc ruột, nhiều trường hợp nặng còn có thể tử vong.
Video đang HOT
Với giun đũa, các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là đau quặn bụng, cơn đau tăng dần, khám thấy bụng căng, nôn ra giun…
Trường hợp bị tắc ruột do giun kéo dài có thể trở lên phức tạp với lồng ruột, xoắn ruột, xuất huyết hoặc hoại tử ruột, thậm chí là thủng ruột. Khi có dấu hiệu hoại tử ruột bắt buộc là cắt bỏ đoạn ruột hoại tử.
Để tránh những trường hợp nhiễm giun nguy hiểm, cách đơn giản nhất là cha mẹ nên tẩy giun định kỳ cho con từ 1-2 năm/lần.
Để tránh nhiễm giun, chan mẹ cần tẩy giun cho trẻ theo định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để đảm bảo sức khỏe cho các trẻ vì nhiễm giun ở trẻ em là không thể tránh khỏi do trẻ hay nghịch đất cát, mút tay, cần cho trẻ dùng đồ ăn, thức uống đã được nấu chín, đun sôi, chăm sóc vệ sinh thân thể tốt.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Mấy chú ý khi dùng thuốc sốt cho trẻ em
Người lớn hay dùng thuốc sốt cho trẻ nhưng vì chưa thật biết rõ nên dễ mắc các thiếu sót không những làm cho hiệu quả kém mà có khi còn gây tai biến nguy hiểm.
Sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm khuẩn, nhiễm virút, tổn thương), là phản ứng có lợi, nhưng khi sốt cao gây co giật lại nguy hiểm. Thuốc sốt có cơ chế ức chế trung tâm điều nhiệt làm giảm sốt, không cho sốt tiến triển đến mức cao. Trường hợp sốt không cao lắm, không nhất thiết phải dùng thuốc mà có thể chỉ cần chườm mát. Trường hợp sốt cao, nhất thiết phải dùng thuốc song thuốc sốt chỉ hạ một phần mà không thể làm hết hẳn sốt. Muốn hết hẳn sốt phải tìm và dùng các thuốc chữa nguyên nhân gây sốt.
Sai lầm trong chọn lựa thuốc
Sai lầm nguy hiểm nhất là dùng aspirin không đúng độ tuổi, không đúng lúc.
- Aspitin là yếu tố thúc đẩy gây ra hội chứng Reye
Hội chứng Reye (phát hiện năm 1963) là một bệnh lý não hiếm gặp chủ yếu ở trẻ em với đặc điểm là phù não và suy gan nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu cho thấy: trẻ nhiễm virút cúm (đặc biệt là influenza typB), nhiễm thủy đậu, nhiễm virút gây viêm đường hô hấp mà dùng aspirin thường bị hội chứng Reye. Do đó aspirin được xem như là một yếu tố thúc đẩy hội chứng Reye. Trẻ dưới 16 tuổi (có nước quy định dưới 18 tuổi) nhiễm virút không được dùng aspirin. Nếu không biết mà dùng aspirin thì khi có một trong các triệu chứng của hội chứng Reye (như nói trên) phải chuyển ngay đến phòng cấp cứu. Cấp cứu kịp thời sẽ có hy vọng qua khỏi và ít để lại di chứng.
- Aspirin làm nặng thêm các bệnh xuất huyết
Aspirin ngăn ngừa sự tập kết tiểu cầu (một yếu tố gây đông máu) gây ra tình trạng xuất huyết, đặc biệt, trong sốt xuất huyết, sẽ càng khiến bệnh nhân xuất huyết nặng hơn không cầm được, nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không biết mà dùng aspirin kéo dài hay dùng cho trẻ bị xuất huyết khi thấy trẻ có phân đen hoặc nôn ra máu màu đỏ hay sậm phải đưa trẻ ngay đến phòng cấp cứu. Sớm hy vọng thoát khỏi nguy hiểm về tính mạng.
- Aspirin có thể gây dị ứng với trẻ
Một số ít trẻ nhỏ có thể bị dị ứng khi dùng aspirin, nếu không chữa trị kịp thời dị ứng chuyển sang nặng. Người lớn cũng có thể bị dị ứng aspirin nhưng ở trẻ em tần suất xảy ra nhiều hơn và mức độ thường nặng hơn. Do đó quy định trẻ dưới 12 tuổi không được dùng aspirin.
- Aspirin có nhiều tác hại khác với trẻ
Trẻ nhỏ có độ axít sinh lý ở dạ dày thấp chỉ khi ở trên 20 - 30 tháng tuổi mới có độ axít sinh lý như người lớn. Cho trẻ dưới độ tuổi này dùng aspirin vì có tính axít nên aspirin làm thay đối độ axít sinh lý của dạ dày, gây nóng rát dạ dày. Nếu dùng lâu dài sẽ gây viêm loét xuất huyết đường tiêu hóa, nặng hơn nữa có thể làm thủng dạ dày.
Trẻ dùng lâu dài aspirin sẽ bị các triệu chứng buồn nôn, ù tai, điếc, lú lẫn.
- Trường hợp đặc biệt dùng aspirin cho trẻ phải thế nào?
Một số trường hợp đặc biệt trẻ bị các bệnh viêm khớp tuổi thiếu niên, Kawasaki, viêm mạch máu, cơ tim giãn nở thầy thuốc có thể chỉ định dùng aspirin với sự cân nhắc cẩn thận về liều lượng và theo dõi sát sao. Người nhà phải khai rõ cơ địa và bệnh tật mà trẻ đã mắc trước đó và tuân thủ điều trị. Khi trẻ đang được chỉ định đặc biệt dùng aspirin mà thấy trẻ bị nhiễm siêu vi kịp thời đưa trẻ khám lại để xử lý (thầy thuốc có thể tạm thời cho ngừng dùng aspirin).
Thiếu sót hay gặp khi dùng thuốc sốt và cách khắc phục
Những sai lầm hay gặp khi dùng paracetamol hạ sốt cho trẻ là:
- Dùng tăng liều: chưa thấy hạ sốt cứ tăng liều, khi tái sốt dùng liều cao hơn lần trước: thuốc hạ sốt chỉ dùng trong 3 - 4 ngày, thậm chí chỉ 1 ngày đã có hiệu quả. Nếu không hạ sốt phải tìm nguyên nhân và dùng thuốc chữa nguyên nhân. Nếu trẻ tái sốt, phải xem lại nguyên nhân đã tìm, thay đổi thuốc chữa nguyên nhân nếu cần, chứ không nên tăng mãi liều thuốc hạ sốt.
- Dùng trùng lặp: thuốc hạ sốt có nhiều biệt dược đơn và biệt dược kép phối hợp với các loại thuốc khác. Thí dụ paracetamol có biệt dược đơn paramol (uống) và có cả biệt dược kép algotropyl (nhét hậu môn) gồm có parcetamol và phenobarbital. Nếu mới dùng paramol thấy chưa hạ sốt lại dùng tiếp hay dùng thêm algotropyl tức là đã vô ý dùng tăng liều paracetamol lên gần gấp đôi. Để tránh sự trùng lặp không nên nôn nóng mà cần kiên nhẫn chờ kết quả. Khi muốn dùng thêm thuốc phải hỏi thầy thuốc, khi mua một biệt dược mới phải hỏi dược sĩ biệt dược có chất nào trùng với biệt dược cũ đang dùng không.
Paracetamol là thuốc ít dộc, có thể dùng cho cả trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Sở dĩ như vậy là khi vào cơ thể paracetamol được chất glutathion ở gan chuyển hóa thành chất không độc. Khi dùng quá liều hay hay dùng liều cao và/hoặc kéo dài gan không sản xuất đủ chất glutathion để làm nhiệm vụ chuyển hóa paracetamol thành chất không độc; lúc đó paracetamol sẽ làm tổn thương gan, hủy hoại tế bào gan không hồi phục ,có thể dẫn tới tử vong
- Phân liều sai và dùng gộp: trẻ em thường dùng paracetamol với liều nhỏ hơn người lớn nhiều lần, nhất là trẻ dưới một tuổi. Ví dụ trẻ em 3 tháng tuổi một lần chỉ dùng 40 mg, mỗi ngày dùng 4 lần. Trên thị trường hiện rất hiếm loại paracetamol có hàm lượng nhỏ (100mg) mà thường chỉ có loại hàm lượng lớn (300mg), điều này gây khó khăn cho việc chia liều. Có người không cẩn thận trong việc chia liều, dùng gộp các lần dùng, dẫn đến dùng tăng liều. Để khắc phục, với trẻ em dưới 5 tuổi nên cho dùng biệt dược dạng bột hòa tan trong nước, biệt dược này dễ chia liều và dễ uống
- Không khẩn trương khi trẻ co giật: Vì bệnh tật hay vì dùng thuốc không đúng trẻ sẽ bị sốt cao dữ dội, gây co giật. Trước tình thế này có bà mẹ lúng túng, cứ để cơn co giật tiếp diễn. Co giật sẽ dẫn đến tổn thương não, để lại di chứng. Lúc này đúng ra phải gấp rút chuyển trẻ đến phòng cấp cứu. Tại đó thầy thuốc sẽ cho thuốc chống co giât ngay sẽ tránh được tai biến trên.
Khi trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, bị sốt tốt nhất nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất (bệnh viện hay trạm y tế, vì trạm y tế hiện đã có bác sĩ ). Xem xét tình trạng sốt và khám xét thêm các triệu chứng khác, thầy thuốc sẽ có cách điều trị sốt và nguyên nhân gây sốt thích hợp. Nếu chưa thể đưa ngay đến thầy thuốc, có thể cho trẻ uống một lần paracetamol rồi đưa đến thầy thuốc. Phải hỏi người bán thuốc (dược sĩ) hay tra cứu ở tờ giới thiệu thuốc để biết liều paracetamol cần dùng. Tránh coi thường, cứ điều trị trẻ sốt tại nhà.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Bầy giun lớn làm tắc ruột bé trai 3 tuổi Bệnh nhi ở Thái Nguyên mệt mỏi, trướng bụng, đau quặn từng cơn, bác sĩ phát hiện nhiều búi giun trong lòng ruột. Bé được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên khám hôm 5/3. Các bác sĩ siêu âm thấy có nhiều giun trong lòng ruột bệnh nhi. Sau khi dùng thuốc tẩy giun, bé nôn ra...