Bé 3 tuổi lơ lửng trên ‘chuồng cọp’ tầng 2
Ngủ dậy thấy không có người, cậu bé 3 tuổi ra ban công chơi và không may lọt ra ngoài lưới sắt “ chuồng cọp”, đầu bị mắc kẹt bên trong.
Người dân bắc thang giải cứu cháu bé. Ảnh chụp từ clip.
Khoảng 8h sáng nay, đang ngồi trong văn phòng, nhân viên ngân hàng ở đối diện khu tập thể cũ trên phố Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội) hét toáng lên khi nhìn thấy một cậu bé đang treo cả người lơ lửng trên “chuồng cọp” tầng 2.
Người dân vội vàng lấy thang trèo lên đỡ cháu bé và dùng kìm cộng lực, máy cắt sắt để giải cứu nạn nhân. Chừng 20 phút sau, bé trai được đưa xuống đất an toàn trong tràng pháo tay của những người chứng kiến. Được người thân bế, cậu bé mếu máo khóc.
Những người hàng xóm cho hay, khi xảy ra sự cố, bố mẹ cháu bé đã đi làm, chỉ còn bà ở nhà. Thấy cháu ngủ, bà khóa cửa đi chợ. “Tỉnh dậy thấy không có người, cậu bé chạy ra ban công chơi thì bị lọt người ra ngoài”, chỉ tay về phía “chuồng cọp” có mắt lưới sắt rộng 20×30 cm, một người dân nói.
Video đang HOT
“Chuồng cọp” – nơi cháu bé bị mắc kẹt. Ảnh: Lê Hiếu.
Khu tập thể 5 tầng nằm sát mặt phố Tôn Thất Tùng. Các ngôi nhà xung quanh đều cơi nới ban công thành “chuồng cọp” để tăng diện tích sử dụng. Riêng căn nhà xảy ra sự cố, khoảng không gian cơi nới dài khoảng 2 m, tính từ cửa sổ.
Sự cố hy hữu xảy ra vào giờ cao điểm buổi sáng trên con phố đông đúc khiến hàng trăm người dừng xe theo dõi.
Theo VNExpress
Các lãnh đạo của TP. Hà Nội có dám ở chung cư cao tầng?
"Công tác phòng, chống cháy, nổ chưa được đảm bảo trong khi nhà cao tầng mọc lên như nấm thế này thì liệu các lãnh đạo TP. HN có dám ở nhà cao tầng?".
Người dân ở chung cư cao tầng đang rất lo lắng về an toàn cháy nổ.
Theo một thống kê mới được đưa ra, hiện TP. Hà Nội có tới 500 tòa nhà cao trên 10 tầng. Tuy nhiên hàng loạt những vụ cháy, nổ xảy ra vừa qua lại bộc lộ ra những hạn chế trong việc đảm bảo phòng, chống cháy, nổ... và giải thoát khi gặp sự cố tại các tòa nhà cao tầng. Đồng thời cũng khiến cho người dân sống trong các tòa nhà này không khỏi lo lắng về sự an toàn cháy nổ.
Hiện trường vụ cháy tòa nhà 33 tầng của EVN xảy ra vào chiều ngày 15.12. (Ảnh: Nam Phong)
Còn nhớ hơn 1 năm trước đây vào tối ngày 10/3/2010, chung cư JSC 18 tầng ở phố Lê Văn Lương mới đưa vào sử dụng bốc cháy nghi ngút. 20 phút sau khi xảy ra cháy, 6 xe cứu hỏa được điều đến hiện trường, cảnh sát phải mang mặt nạ ôxy, dùng xe thang 72m để tiếp cận các tầng cao giải cứu người mắc kẹt đang đứng ở ban công vẫy khăn cầu cứu. Tuy nhiên do phương tiện thiếu nên có gia đình ở tầng 18 phải bện quần áo thành dây buộc con thả xuống lan can tầng 17 nhờ giúp đỡ.
Một tiếng sau, ngọn lửa được khống chế, hơn 40 người được giải cứu tuy nhiên, do bị ngạt khói nặng nên chị Vương Lan Phương (34 tuổi) và con trai Lưu Gia Minh (10 tuổi) ở tầng 18 đã tử vong tại bệnh viện.
Vụ cháy mới đây ở công trường xây dựng tổ hợp Keangnam cũng tiếp tục đặt ra nhiều quan ngại về công tác và việc trang bị các thiết bị phòng, chống cháy nổ, giải cứu người bị mắc kẹt ở tòa nhà cao nhất Việt Nam. Chiều 27/8/2011, tầng 7 công trường xây dựng tổ hợp Keangnam (đường Phạm Hùng, Hà Nội) - tòa nhà cao nhất Việt Nam bỗng bốc khói đen nghi ngút khiến hàng trăm công nhân hoảng hốt, giao thông xung quanh cao ốc tắc nghẽn.
Tòa nhà 7 tầng này được thiết kế để ôtô cho tòa tháp thương mại 70 tầng. Hai xe cứu hỏa, một xe téc và hàng chục cảnh sát được huy động. Cảnh sát đã dùng xe thang tiếp cận tầng 7, phun nước dập tắt đám cháy nhưng một trong hai giàn làm lạnh đặt trên nóc tòa nhà bị thiêu rụi, thiệt hại ước tính 30.000 USD.
Mới đây nhất, vụ cháy ở tòa nhà 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam vào chiều 15/12 trên phố Cửa Bắc đang trong giai đoạn hoàn thiện lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn cháy nổ ở các tòa nhà cao tầng. Khói bốc lên từ tầng hầm, sau đó theo cầu thang bộ, hệ thống ống kỹ thuật, ống rác... bao trùm toàn bộ tòa nhà. Lúc đó tòa nhà có khoảng 40 công nhân đang làm việc rải rác tại các tầng.
Khoảng 600 người gồm cảnh sát phòng cháy chữa cháy, bộ đội đặc công của Bộ tư lệnh Thủ đô được huy động đến hiện trường khống chế đám cháy và giải cứu nạn nhân. Tuy nhiên do thiếu phương tiện cứu hộ hiện đại, không có đèn chiếu sáng nên lực lượng chức năng phải đi cầu thang bộ, dùng ròng rọc giải cứu nạn nhân. Năm tiếng sau vụ cháy, 40 công nhân bị mắc kẹt mới được giải cứu, trong đó 24 người phải nhập viện trong tình trạng bị ngạt khói.
Cần sự vào cuộc mạnh hơn nữa của cơ quan chức năng.
Liên tiếp các vụ cháy nhà cao tầng xảy ra, tuy nhiên phải đến sau khi các vụ cháy xảy ra tại tòa nhà 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với những yếu kém, hạn chế trong việc phòng chống cháy, nổ tại các tòa nhà này cũng như việc giải cứu nạn nhân mới trở lên thật "nóng" và khiến Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phải triệu tập cuộc họp khẩn với các sở, ngành.
Trong cuộc họp này người đứng đầu UBND TP. Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc điều tra, làm rõ nguyên nhân và tăng cường công tác kiểm tra, phòng cháy ở các tòa nhà cao tầng. Đồng thời với đó là việc tăng cường mua sắm trang thiết bị chữa cháy chuyên dụng, hiện đại cho lực lượng PCCC.
Vụ cháy tòa tháp EVN đã cho thấy nhiều hạn chế trong công tác phòng chống cháy nổ ở các nhà cao tầng cũng như việc thiếu các thiết bị giải cứu, chữa cháy đáp ứng được yêu cầu (Ảnh: Nam Phong).
Sự chỉ đạo của lãnh đạo cao nhất của UBND TP. HN đã rõ ràng tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà siêu cao tầng. Từ đó dẫn đến thực tế là những quy trình, các thiết bị phục vụ phòng chống cháy còn bị buông lỏng, yếu kém và sơ hở. Theo một con số thống kê cách đây chưa lâu, có đến 2/3 số nhà cao tầng (từ 10 tầng trở lên) không có hệ thống chống cháy tự động bằng nước và bằng bột...
Một số nơi như họng rác trong các chung cư là nơi để có nguy cơ xảy ra cháy, nhưng chưa có nơi nào trang bị cho nó hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy. Ở nhiều nơi dân chưa được hướng dẫn sử dụng vận hành các thiết bị chống cháy... Những công việc ấy không phải chỉ khoán trắng cho chính quyền sở tại, Ban quản lý khu dân cư hay ban dân phòng.
Trong khi chưa có được sự chỉ đạo sát sao, với những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng trong công tác phòng, chống cháy, nổ ở các tòa nhà cao tầng thì giải pháp tối ưu, quan trọng nhất khi xảy ra cháy nổ, ngoài việc sử dụng các trang thiết bị tự ứng cứu, người dân phải bình tĩnh, tự tìm cách cứu mình. Nhưng về lâu dài, thì giải pháp tốt nhất là cần phải có những quy định, tiêu chuẩn cụ thể và đặc biệt có sự quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra sát sao hơn nữa của lãnh đạo TP. Hà Nội trong công tác phòng, chống cháy nổ ở các nhà cao tầng.
Từ những thông tin liên tiếp về các vụ cháy, nổ nhà cao tầng tại thủ đô Hà Nội trong thời gian qua mà một độc giả của báo điện tử GDVN đã đặt ra câu hỏi: "Công tác, thiết bị phòng, chống cháy nổ, giải cứu các nạn nhân khi gặp sự cố còn chưa được thực sự đảm bảo, trong khi những khối nhà cao tầng, chung cư, văn phòng lại mọc lên như nấm như thế thì an toàn của người dân sống ở đó sẽ ra sao đây. Và là người đứng đầu chính quyền thành phố, không hiểu sau khi chứng kiến những vấn đề còn tồn tại như thế này, liệu các lãnh đạo của TP. Hà Nội có dám ở nhà chung cư cao tầng?".
Theo Giáo Dục VN
Vụ nhà 6 tầng sập: 100 dân gặp 'họa' Tính đến nay là 25 ngày kể từ ngày ngôi nhà số 49 Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) bị sập khiến khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng cũng bị "vạ lây". Trong suốt quãng thời gian này, toàn bộ 19 hộ dân với khoảng 100 người đang sinh sống trong khu tập thể bỗng dưng gặp họa khi phải bỏ nhà bỏ...