Bé 3 tuổi bị nghiền nát bàn tay trong máy xay thịt
Bệnh nhi được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng thương tâm: cánh tay phải vẫn còn kẹt cứng vào ổ cối máy xay thịt.
Hôm nay (6.10), theo thông tin của Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi V.Đ.G.P (ngụ Bình Phước) nhập viện trong tình trạng cánh tay phải vẫn còn kẹt cứng vào ổ cối máy xay thịt và chảy máu.
Theo lời người nhà thì trong khi vui chơi, bé vô tình đưa tay vào máy xay thịt đang hoạt động làm bàn tay bé bị cuốn vào ổ cối xay của máy. Mặc dù người nhà phát hiện và tắt máy kịp thời nhưng cả bàn tay của bé vẫn bị kẹt vào trong máy không rút ra được. Mặt khác, do bé quá nhỏ nên cả cánh tay đến khuỷu tay của bé cũng gần như lọt vào trong máy.
Sau khi hội chẩn khẩn cấp, các bác sĩ đã quyết định tháo rời máy, mổ cấp cứu để cứu bàn tay bé. Khi tay bé được “giải thoát”, may mắn là từ cổ tay đến cánh tay bé còn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, phần bàn tay bé đã nát nhừ và đứt rời hoàn toàn cả 5 ngón tay, không cách nào cứu vãn được.
Video đang HOT
Do đó, các bác sĩ đã cắt lọc hết phần mô chết, cố gắng có thể bảo tồn càng nhiều càng tốt mô mềm bàn tay của bé vì bé còn quá nhỏ, quá trình phát triển còn lâu dài, đồng thời tạo hình làm một mỏm cụt cho bàn tay bé.
Hiện tại, bàn tay của bé đã ổn định, cử động cổ tay tốt và có thể xuất viện.
Theo bác sĩ Trương Anh Mậu, Khoa Ngoại Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ em từ 3 – 6 tuổi thường rất hiếu động và tò mò. Vì vậy, các tai nạn sinh hoạt tưởng như không thể nhưng vẫn có thể xảy ra với trẻ và hậu quả để lại đôi khi rất nặng nề. Thời đại công nghiệp, mọi thứ máy móc đều dùng điện, sự cố khi xảy ra đều quá nhanh và lực thường quá mạnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng và chú ý trẻ con trong việc vui chơi, luôn để ý khi bé chơi một mình để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Theo TNO
Cả nước tiêm vét vắc xin sởi cho hơn 96% trẻ
Ngày 29.5, Bộ Y tế cho biết tính đến nay, đã có 96,1% trẻ em trên toàn quốc được tiêm vét vắc xin ngừa sởi.
Theo Bộ Y tế, đã có 96,1% trẻ em trên toàn quốc được tiêm vét vắc xin ngừa bệnh sởi - Ảnh: Nguyên Mi
Trong đó, đã có 9/11 tỉnh, thành phố có số ca mắc sởi cao đang triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi, bao gồm: TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An và Hà Nội. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc và Thanh Hóa sẽ tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 - 10 tuổi trong tháng 6.
Trước thắc mắc của nhiều phóng viên về độ chính xác của con số tỉ lệ trẻ đã được tiêm ngừa sởi quá cao, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế nói: "Tỉ lệ tiêm vắc xin sởi trên được tổng hợp, thống kê từ các trạm y tế phường xã trên cả nước hằng ngày nên hoàn toàn chính xác".
Bên cạnh đó, trước thông tin nhiều vắc xin "cháy hàng" trong mùa dịch, theo Bộ Y tế đó chỉ là vắc xin dịch vụ. Do đối với vắc xin dịch vụ, mỗi cơ sở y tế tổ chức tiêm tự dự trù nhu cầu trong năm (thường dựa vào nhu cầu, lượng vắc xin đã được tiêm của năm trước) mà định số lượng nhập về. Thế nên, khi có biến động (như năm nay có dịch lan rộng) thì nhu cầu tăng mạnh hơn so với dự trù, lượng nhập mới không đủ. Vì vậy, vắc xin dịch vụ mới thiếu ở vài nơi, trong một vài thời điểm.
Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định: "Vắc xin trong Chương trình tiêm chủng quốc gia đối với 12 bệnh dịch thì đảm bảo lúc nào cũng có đủ".
Bên cạnh đó, ông Bắc cho biết, trong tháng 5.2014, Bộ Y tế đã nhập 1,5 triệu liều vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 và sẽ tiếp tục nhập thêm 1 triệu liều nữa trong tháng 7. Số vắc xin nhập về sẽ được kiểm định, sau đó sẽ tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Ông Bắc đề nghị phụ huynh có con nhỏ hãy đến trạm y tế phường, xã nơi mình cư trú để có thông tin chính xác và tiêm chủng theo chương trình quốc gia.
Theo ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, tiêm chủng phải tiêm trước mùa dịch và đúng ngày đúng tháng theo lịch tiêm chủng, chứ có dịch rồi mới đi tiêm thì không hiệu quả.
Theo báo cáo tình hình dịch sởi của Bộ Y tế, tính đến ngày 28.5, cả nước ghi nhận thêm 33 trường hợp mắc sởi. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 4.920 trường hợp mắc sởi trong số 25.166 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 63/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 145 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi. Bộ Y tế nhận định, bệnh sởi đang chững lại.
Theo TNO
Ga Sài Gòn giảm giá vé cho học sinh đi thi, nhập học Sáng 23.5, Ga Sài Gòn thông báo giảm 10% giá vé tàu trên tất cả các đoàn tàu khách cho học sinh và thân nhân cùng đi thi và nhập học trong mùa tuyển sinh năm nay. Học sinh đi thi, nhập học cùng thân nhân chỉ cần xuất trình CMND kèm giấy báo thi/giấy báo nhập học là được giảm giá vé...