Bé 2 tuổi tử vong vì trạm y tế… không bóng người?
Bé trai 2 tuổi bị bệnh, người nhà đưa vào Trạm Y tế xã. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đến, cơ sở y tế này không một bóng người.
Nạn nhân tử vong là bé trai Hoàng Văn Trường Phi (2 tuổi), con của vợ chồng anh Hoàng Văn Hùng (34 tuổi), chị Nguyễn Thị Cảnh (30 tuổi, ngụ tại thôn Thái Xá 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Ông Hoàng Văn Nhân (60 tuổi), ông nội của nạn nhân cho biết, sáng 27/2, sức khỏe của cháu Phi vẫn bình thường, cháu vui đùa và ăn hết một bát cháo. Đến 10h30, ông Nhân nấu nước tắm cho cháu. Một lúc sau, Phi có những biểu hiện lạ như mệt mỏi, da xanh tái, khó thở.
Lúc này, ông Nhân gọi người hàng xóm chở cháu Phi đến trạm y tế xã cấp cứu. Đến nơi, khoảng 11h nhưng trạm đã đóng cửa, ông đẩy cổng để vào phía bên trong khu vực. Tuy nhiên, nhân viên tại đây đều vắng bóng.
Hỏi người xung quanh không ai biết, ông mới nhờ một người gần đó gọi cán bộ trạm về cấp cứu cho cháu Phi. Khoảng 30 phút sau thì chị Phạm Thị Trâm (37 tuổi) y sĩ, là người phụ trách kíp trực của Trạm y tế xã mới có mặt tại cơ quan.
Trạm Y tế xã Mỹ Lộc, nơi xảy ra sự việc y sĩ bỏ trực. Ảnh: Báo Lao Động
Ngay sau đó, chị Trâm đã đưa cháu Phi vào phòng bệnh, tiêm cho nạn nhân một lọ thuốc nhưng đã quá muộn. Nạn nhân tử vong ngay sau đó.
“Nếu Trạm y tế xã phân công người trực, kịp thời cấp cứu, chữa trị cho cháu tôi thì cháu đã không tử vong”, ông Nhân nói.
Gia đình cháu Phi bức xúc cho rằng, sự vắng mặt ê kíp trực tại trạm y tế xã dẫn đến cái chết của cháu bé nên đã yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân.
Chị Phạm Thị Trâm, y sĩ, là người phụ trách kíp trực của Trạm y tế xã Mỹ Lộc ngày 27/2 cho biết, sáng cùng ngày, chị đến cơ quan để trực nhưng gần trưa, chị có đóng cửa cơ quan để đi ăn cơm và lúc gia đình cháu Phi đưa nạn nhân đến cấp cứu thì chị không hay biết. Lúc chị có mặt thì tim của nạn nhân đã ngưng thở, hai mắt giãn to. “Biết là đã quá muộn nhưng ngay sau đó tôi có tiến hành cấp cứu, tiêm cho cháu Phi một lọ thuốc Adrenalin”, chị Trâm nói.
Video đang HOT
Cũng theo chị Trâm thì nạn nhân đã tử vong trước lúc được đưa tới Trạm y tế xã và việc chị vắng kíp trực vào đúng giờ “G” là sự cố đáng tiếc, không mong muốn.
Liều thuốc mà Y sĩ Trâm tiêm “an ủi” cho cháu Phi khi đã quá muộn. Ảnh: Báo Lao Động
Bác sĩ Nguyễn Thế Nghĩa, Trạm trưởng Trạm y tế xã Mỹ Lộc cho rằng vì là ngày thứ 7 và trên địa bàn xã có chương trình tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em nên nhân lực của cơ quan bị phân tán, kíp trực bị thiếu người.
“Sự việc xảy ra là một sự cố đáng tiếc. Tôi đã giải thích, chia sẽ cùng gia đình nạn nhân. Còn về nguyên nhân tử vong thì có thể là do thời tiết quá lạnh, thể lực yếu nên nạn nhân bị ngừng tim đột ngột – ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng thừa nhận vì đặc thù ngành y tế cấp xã và nhiều yếu tố liên quan nên có thực trạng kíp trực của đơn vị đã không thực hiện tốt trong thời gian qua. “Điều này tại cuộc họp HĐND xã, tôi đã nhận khuyết điểm”.
Về vấn đề này, chiều 28/2, ông Trần Chí Quang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc cho biết, phía xã đã nhận được báo cáo từ Trạm y tế về cái chết thương tâm của cháu Hoàng Văn Phi (2 tuổi). Sáng cùng ngày, đại diện UBND xã, Trạm y tế và gia đình nạn nhân có buổi làm việc, tường trình lại sự việc.
Tú Nhi (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ông Vũ Đức Đam động viên y, bác sĩ ở tuyến cơ sở
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các bác sĩ, điều dưỡng cần rèn giũa về trình độ chuyên môn để làm nghề, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Thăm Trạm Y tế xã Cẩm Yên và Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa sáng 27/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi lời chúc mừng tới các cán bộ, y, bác sĩ nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) và mong muốn từng cán bộ y tế tiếp tục nỗ lực phấn đấu, xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Phó Thủ tướng trò chuyện, lắng nghe chia sẻ, tâm tư của các y, bác sĩ làm việc tại Trạm Y tế xã Cẩm Yên
Phó Thủ tướng đã trò chuyện, lắng nghe chia sẻ, tâm tư của các y, bác sĩ đang làm việc tại Trạm Y tế xã Cẩm Yên, đồng thời đánh giá cao những cố gắng và các kết quả đã đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân địa phương.
Với diện tích hơn 1.700 ha, 6 thôn, bản, 829 hộ dân với trên 3.960 nhân khẩu, Trạm Y tế xã Cẩm Yên đã có nhiều cố gắng và đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đáng chú ý, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở Cẩm Yên đạt trên 87%. Ngoài công tác khám chữa bệnh, điều trị nội trú cho người dân địa phương, Trạm Y tế xã còn tham gia khám sức khỏe cho học sinh của các trường trên địa bàn, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện khám lồng ghép liên chuyên khoa cho người cao tuổi, thực hiện các chương trình y tế dự phòng, tiêm chủng...
Theo Phó Thủ tướng, với nhân lực 2 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 nữ hộ sinh và 1 điều dưỡng, Trạm Y tế xã Cẩm Yên có nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân địa phương.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, y tế cơ sở có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là cần chú trọng đến công tác phòng bệnh, phòng chống dịch, dân số, sức khỏe sinh sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương...
Vì vậy, ngành Y tế Thanh Hóa cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ y tế cơ sở học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt tạo điều kiện cho cán bộ y, bác sĩ tại đây được học thêm về đông y, tiến tới đông - tây y kết hợp tại y tế cơ sở để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy, Phó Thủ tướng đã thăm hỏi, trò chuyện với các bệnh nhân, gặp gỡ với các y, bác sĩ đang làm việc tại đây.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy cho biết, năm 2015, Bệnh viện đã khám và điều trị khoảng 80.000 bệnh nhân; số giường bệnh được giao theo kế hoạch là 130 giường nhưng số giường bệnh thực tế lên đến 441 giường. Với việc thực hiện thành công nhiều kỹ thuật được chyển giao từ tuyến trên như phẫu thuật nội soi ổ bụng, thay thủy tinh thể bằng phương pháp mổ Phaco... Bệnh viện đã đáp ứng yêu cầu điều trị không chỉ cho nhân dân địa phương mà cả ở các địa phương lân cận. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến của Bệnh viện chỉ còn khoảng 10%.
Đánh giá cao những cố gắng, kết quả đã đạt được của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, để bảo đảm chăm sóc tốt sức khỏe người dân, trước hết, công tác y tế dự phòng phải thật tốt. Phòng bệnh, chống dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ngay từ những việc cụ thể như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tập huấn giúp người dân thay đổi hành vi, thói quen không có lợi cho sức khỏe. Tiếp đến là ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân ở bất kỳ cơ sở y tế nào chứ không nhất thiết phải theo tuyến. Với những mục tiêu như vậy thì việc tăng cường năng lực cho y tế cơ sở là rất quan trọng.
"Bình thường một bệnh viện huyện chỉ hơn 100 giường nhưng ở đây uy tín tốt, người dân đến khám chữa bệnh đông thì phải tạo điều kiện, cơ chế cho bệnh viện phát triển, mở rộng cơ sở vật chất, tăng cường nhân lực, không chỉ bác sĩ mà nhất là điều dưỡng viên".
Phó Thủ tướng ân cần thăm hỏi một bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy
Phó Thủ tướng chia sẻ: Tôi vừa xuống Trạm Y tế xã Cẩm Yên, trạm có 2 bác sĩ nhưng công việc ở đây khá đơn giản. Mà trong nghề y, nếu không làm thường xuyên thì dù có học giỏi đến đâu, tay nghề cũng kém đi. Do đó, cần có cơ chế để đội ngũ y, bác sĩ ở đây được bổ sung kiến thức, có cơ hội thực hành tại các cơ sở y tế tuyến trên như huyện, tỉnh.
Ngược lại, tới đây, khi tiến hành sáp nhập Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện, bên cạnh công tác y tế dự phòng, điều trị thì y tế tuyến huyện phải có trách nhiệm đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân lực y tế xã cũng như có chế độ luân phiên đưa bác sĩ tuyến trên về khám chữa bệnh cho người dân tại xã, đặc biệt là những nơi chưa có bác sĩ.
Tất cả các bác sĩ, điều dưỡng là &'tài sản chung' rất quý của đất nước, do đó, mỗi người đều phải được tạo điều kiện, cơ hội học hành, rèn giũa về trình độ chuyên môn để làm nghề, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ý huyện Cẩm Thủy nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung cần quan tâm, có kế hoạch cụ thể để nhanh chóng mở rộng độ phủ, nâng cao tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân, tin học hóa trong quản lý, giám định, thanh toán bảo hiểm y tế... nhằm bảo đảm nguồn lực bền vững cho công tác y tế./.
Theo Đình Nam
Theo_VOV
Phó chủ tịch xã đột tử tại công sở ngày giáp Tết Đang trong giờ làm việc, đồng nghiệp bất ngờ phát hiện ông Sỹ nằm bất động dưới sàn nhà trong phòng làm việc. Ngay sau đó, mọi người đưa đi cấp cứu nhưng vị Phó chủ tịch này đã tử vong trước đó. Tin nhanh từ ông Trần Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết,...